Đầu tư công: Cần đảm bảo nguyên tắc ưu tiên các dự án quan trọng
GRDP 2019 vùng Trung du và Miền núi phía Bắc ước đạt 8,5% | |
Phải “mạnh tay” thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công | |
Thủ tướng điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn |
Trong xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025 cần lưu ý lựa chọn các dự án ưu tiên, trọng điểm. |
Về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công 7 tháng đầu năm và ước thực hiện 2019 của 14 tỉnh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Bộ KH&ĐT cho biết, số vốn kế hoạch 2019 đã được giao là 55.768 tỷ đồng, bằng 95,8% so với số vốn đã được Quốc hội thông qua.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giải ngân toàn vùng đến 30/7/2019 là 22,853 tỷ đồng, đạt 43,47%, cao hơn mức bình quân chung cả nước 36,16%. Có 3 địa phương giải ngân trên 60% kế hoạch đã giao là Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên.
Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT cũng lưu ý, nguồn ODA giải ngân thấp, mới đạt 8,38% (thấp hơn tỷ lệ chung cả nước 11,78%). Tính đến 30/7/2019, theo báo cáo của Bộ Tài chính có 4/14 tỉnh có tỷ lệ giải ngân vốn ODA bằng 0%, có 6 địa phương giải ngân dưới 20% kế hoạch. Nguồn trái phiếu Chính phủ cũng giải ngân thấp, mới đạt 1,12%, hầu hết các tỉnh chưa giải ngân.
Đối với vùng Tây Nguyên, tổng số vốn đầu tư từ ngân sách theo kế hoạch năm 2019 đã được Quốc hội thông qua là 13.187 tỷ đồng. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng số vốn giải ngân của Vùng là 4.811 tỷ đồng, đạt 40,8%, cao hơn bình quân chung cả nước là 36,16%. Tuy nhiên, một số nguồn vốn có tỷ lệ giải ngân thấp là ODA chỉ đạt 3,31% kế hoạch, CTMTQG 23,4% kế hoạch.
Nguyên nhân giải ngân thấp, Bộ KH&ĐT cho biết, thứ nhất, còn tâm lý chủ quan của một số địa phương về việc được chủ động kéo dài thời hạn giải ngân vốn đầu tư công trong 2 năm. Thứ hai, nhiều địa phương chưa phân cấp triệt để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) trên địa bàn cấp xã.
Thứ ba, nhiều dự án đầu tư nguồn vốn ODA kế hoạch 2019 gặp vướng mắc liên quan đến ký kết, gia hạn các hiệp định và thỏa thuận vay lại vốn ODA, thuế nhập khẩu, kiểm soát chi tại Kho bạc nhà nước, thủ tục ghi thu - ghi chi với Bộ Tài chính, thực hiện kế hoạch đấu thầu mua sắm tập trung.
Cũng theo Bộ KH&ĐT, giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ chậm do một số địa phương đang tập trung giải ngân số vốn được phép kéo dài thủ tục từ năm 2018
Bên cạnh đó, năng lực một số chủ đầu tư còn hạn chế, chưa nắm bắt kịp thời, đầy đủ các thủ tục đầu tư trong đầu tư xây dựng cơ bản, chậm trễ trong công tác chuẩn bị hồ sơ mời thầu, đấu thầu; chưa sâu sát, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các đơn vị tư vấn, các nhà thầu thi công kịp thời...
Liên quan đến vấn đề này, theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Đức Trung, việc cân đối nguồn lực trong các kế hoạch phát triển giai đoạn 2016-2020 còn nhiều khó khăn, do đây là giai đoạn đầu tiên làm kế hoạch đầu tư công trung hạn nên chúng ta chưa hình dung được đầy đủ về khả năng cân đối nguồn.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung lưu ý, trong bối cảnh ngân sách còn nhiều khó khăn như hiện nay, trong xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025 cần lưu ý lựa chọn các dự án ưu tiên, trọng điểm, có khả năng tạo động lực cho tăng trưởng của địa phương và của toàn vùng.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng nhấn mạnh, các địa phương cần nghiên cứu kỹ về nguyên tắc, tiêu chí sử dụng ngân sách nhà nước, đảm bảo nguyên tắc ưu tiên các dự án quan trọng, lý do là thực tế hiện nay cho thấy vẫn còn nhiều sự mất cân đối trong sử dụng ngân sách.
Cũng theo Thứ trưởng, quan điểm xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 cơ bản sẽ căn cứ vào nội dung của Luật Đầu tư công sửa đổi với nhiều điểm mới, đã sửa đổi, tháo gỡ và đơn giản hoá trong thực hiện kế hoạch đầu tư công. Đây sẽ là căn cứ để kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 khả thi cao hơn giai đoạn trước.
Tin liên quan
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Trong chặng "nước rút" giải ngân vốn đầu tư công
09:41 | 12/11/2024 Tài chính
Còn 3 tháng để phấn đấu hoàn thành mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công
22:53 | 09/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics