Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng Giải pháp kho ngoại quan tối ưu chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững |
PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu. |
Việt Nam đang trở thành mắt xích quan trọng
Phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Tác động của chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu tới kinh tế Việt Nam” do Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức vào ngày 25/12/2024, Phó Hiệu trưởng PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu đã nêu rõ, Việt Nam hiện đang nổi lên như một trung tâm sản xuất và lắp ráp lớn.
Điều này có được nhờ vào các lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, chi phí lao động cạnh tranh và chính sách thu hút đầu tư hiệu quả.
Hơn nữa, trong thời gian qua, các biến động địa chính trị, đại dịch Covid-19, cùng những thay đổi trong chiến lược của các tập đoàn đa quốc gia đã làm thay đổi cấu trúc và dòng chảy của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Phân tích sâu hơn về vấn đề này, theo PGS.TS. Tạ Văn Lợi, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, chuỗi cung ứng mới do Mỹ và EU làm chủ dịch chuyển sang các quốc gia có mức tăng trưởng cao và ít bị lệ thuộc vào Trung Quốc.
Từ đó tạo ra các chuỗi cung ứng toàn cầu mới về bán dẫn, thiết bị và hàng công nghệ cao nhằm hạn chế sự sao chép công nghệ của Trung Quốc.
Ngoài ra, còn một số chuỗi cung ứng của các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ… với mong muốn phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu mới.
Các đại biểu tham gia hội thảo. |
Định vị Việt Nam trong bối cảnh này, theo PGS.TS. Tạ Văn Lợi, chuỗi giá trị toàn cầu cho thấy Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong việc gia công, chế biến nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và xuất khẩu đi các nước phát triển Mỹ, EU và Nhật Bản.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cuộc khủng hoảng trên thế giới còn tiếp tục. Giá dầu làm tăng chi phí và tác nhân gây lạm phát quy mô toàn cầu, kéo theo hàng loạt giá vật tư kim loại quý hiếm và hàng tiêu dùng tăng theo… cùng nhiều thách thức khác đến từ chính sách tiền tệ, bảo hộ thương mại.
Phân tích cụ thể hơn về khó khăn nội tại, theo TS. Nguyễn Quốc Việt, Viện trưởng Viện VEPR, nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong đó, phần lớn các ngành của Việt Nam đang nằm ở phần hạ nguồn, khi nhập khẩu đầu vào để gia công, lắp ráp của nước ta có giá trị gia tăng thấp, tính lan toả công nghệ còn yếu.
Ngoài ra, các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa đủ khả năng cung cấp cho các nhà sản xuất FDI….
Phải gia tăng liên kết, tạo điều kiện cho sản xuất nội địa
Vì thế, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tìm phương thức để tận dụng cơ hội từ xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống, cũng như giảm thiểu rủi ro trước các biến động quốc tế.
Về vấn đề này, PGS.TS. Tạ Văn Lợi cho rằng, Việt Nam cần dự báo và có thể tích lũy dự trữ nguyên nhiên vật liệu cần thiết cho sự tái khởi động chuỗi mới khi dịch chuyển.
Trong đó cần tránh lệ thuộc vào một số ít quốc gia đang nắm giữ nguồn cung của thế giới. Đồng thời nên dịch chuyển dần sản xuất và chuỗi cung ứng sang các quốc gia tương tự nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp toàn cầu.
Việt Nam cũng cần thay thế dần các chuỗi cung ứng dài bằng các nguồn cung ứng ngắn, gia tăng liên kết khu vực và vùng và tạo điều kiện cho sản xuất nội địa phát triển đặc biệt là các hàng hóa cơ bản và thiết yếu.
Với nền nông nghiệp nhiều tiềm năng, Việt Nam cần vươn lên làm chủ các chuỗi hàng nông, lâm sản vật… Thậm chí, PGS.TS. Tạ Văn Lợi còn khuyến nghị nên kết hợp với trình độ gia công thực phẩm của Trung Quốc, từ đó xúc tiến xuất khẩu khắp thế giới.
Bên cạnh đó là cần đẩy nhanh xu thế tiêu dùng xanh, giảm thiểu phát thải và lệ thuộc vào nguyên, nhiên liệu hóa thạch. Các doanh nghiệp cần phát triển các loại công nghệ mới hướng tới tiêu dùng xanh, kinh tế tuần hoàn theo chuẩn của châu Âu và một số tổ chức quốc tế.
Tương tự, theo TS. Nguyễn Quốc Việt, các cơ quan quản lý cần xây dựng chính sách đồng bộ và tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp FDI.
Trong đó có cơ chế, chính sách hỗ trợ về lãi suất, tài chính, tiếp cận các nguồn lực đầu tư để nâng cấp các doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
TS. Việt cũng khuyến nghị về xây dựng quy hoạch tổng thể ngành, vùng, địa phương, trên cơ sở đó, rà soát lại việc sử dụng nguồn vốn FDI hiện tại để có kế hoạch điều chỉnh, cơ cấu lại hợp lý.
Trong đó nên ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược, tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu, cũng như ưu tiên doanh nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tin liên quan
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
21:52 | 26/12/2024 Tài chính
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
16:24 | 26/12/2024 Kinh tế
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
06:55 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics