Doanh nghiệp trước cơ hội mới trong xuất khẩu xanh, bền vững
Công bố các doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2024: Vươn mình trong kỷ nguyên xanh Chủ động nguồn hàng đón cơ hội trong xuất khẩu xanh Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ |
Bà Lý Kim Chi |
Xin bà cho biết, đâu là yếu tố quyết định để một doanh nghiệp thành công trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất xanh, bền vững?
Hiện nay, đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, chuyển đổi xanh đã trở thành điều kiện tất yếu. Nếu không thực hiện chuyển đổi xanh, hàng hóa của doanh nghiệp sẽ khó có thể lưu thông trên thị trường quốc tế trong tương lai.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, có nhiều yếu tố để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh, nhưng yếu tố quan trọng nhất là tầm nhìn chiến lược dài hạn, và điều này phải được quyết định từ ban lãnh đạo doanh nghiệp. Tầm nhìn này sẽ là cơ sở để triển khai các chương trình chuyển đổi xanh.
Yếu tố tiếp theo là đầu tư vào công nghệ và đổi mới thiết bị. Chuyển đổi xanh liên quan đến việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, giúp giảm thiểu tác động môi trường. Thêm vào đó, việc phát triển chuỗi cung ứng bền vững cũng rất quan trọng, vì không có chuỗi cung ứng bền vững, doanh nghiệp sẽ khó thực hiện được chuyển đổi xanh.
Một ví dụ cụ thể là Vinamilk, với chuỗi cung ứng bền vững từ chăn nuôi bò sữa đến sản xuất các sản phẩm xanh. Các doanh nghiệp chế biến khác cũng cần xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, kết hợp với các vùng nguyên liệu địa phương để đảm bảo chất lượng và xuất xứ của sản phẩm cuối cùng.
Ngoài ra, việc có một đội ngũ nhân lực thích ứng với chuyển đổi xanh là yếu tố không thể thiếu. Doanh nghiệp cần xây dựng một văn hóa xanh, nơi tất cả nhân viên đều hiểu và thực hiện mô hình sản xuất xanh.
Cuối cùng, cải tiến liên tục các điều kiện thực hiện là rất quan trọng. Doanh nghiệp cần kiểm tra và cải tiến kịp thời để đảm bảo quá trình chuyển đổi xanh được duy trì và phát triển hiệu quả.
Với những ngành hàng xuất khẩu đặc trưng của Việt Nam như nông sản, thực phẩm,… theo bà doanh nghiệp cần lưu ý gì để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh mà vẫn giữ vững lợi thế cạnh tranh?
Trong nhiều năm qua, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam chủ yếu dựa vào giá nhân công rẻ, điều này đã giúp các ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc và chế biến nông sản phát triển mạnh.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, để phát triển bền vững và tận dụng lợi thế công nghệ xanh, chúng ta cần ứng dụng công nghệ số để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Chẳng hạn, thay vì sử dụng phương pháp tưới nước thủ công như trước đây, chúng ta có thể áp dụng công nghệ tưới thông minh, tiết kiệm nước và điều phối hợp lý.
Ngoài ra, trong các ngành nông sản, chúng ta cũng cần ứng dụng công nghệ xanh mới, như sử dụng phân bón hữu cơ và áp dụng các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Đơn cử, trong sản xuất lúa, việc sử dụng công nghệ xanh không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên mà còn đảm bảo sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, giúp Việt Nam thích nghi và đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
Ngành Lương thực, thực phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế TPHCM, chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Các sản phẩm lương thực - thực phẩm của TPHCM đã chinh phục nhiều thị trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản.
Những thách thức nào mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện chuyển đổi sản xuất theo hướng xuất khẩu xanh, bền vững, thưa bà?
Chuyển đổi xanh mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức lớn. Thách thức đầu tiên mà doanh nghiệp phải đối mặt là chi phí đầu tư.
Để thực hiện chuyển đổi xanh, doanh nghiệp cần phải cải tiến thiết bị, máy móc, và thực hiện nhiều thay đổi khác, và chi phí này không phải là nhỏ. Các doanh nghiệp lớn đã thành công trong việc chuyển đổi xanh, nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ lại gặp khó khăn vì chi phí đầu tư còn hạn chế.
Thách thức thứ hai là hạ tầng chưa đồng bộ. Để chuyển đổi xanh, doanh nghiệp cần ứng dụng năng lượng tái tạo và xử lý nước thải, nhưng hiện nay, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu sự đồng bộ.
Cuối cùng, vấn đề pháp lý cũng là một thách thức lớn. Hiện nay, khung pháp lý về doanh nghiệp xanh còn thiếu rõ ràng và đồng bộ.
Mặc dù nhà nước đã bắt đầu cung cấp hướng dẫn, nhưng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn chưa tiếp cận được thông tin về quy định này và không biết phải bắt đầu từ đâu. Doanh nghiệp cần có sự hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí để trở thành doanh nghiệp xanh, điều này vẫn là một thách thức lớn.
Mặc dù đối mặt không ít thách thức từ thị trường toàn cầu, nhưng các xu hướng tiêu dùng mới như thực phẩm xanh, sản phẩm thay thế, hay yêu cầu cao về truy xuất nguồn gốc… đã đặt ra một lộ trình phát triển mới đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm nói riêng.
Đơn cử như các mặt hàng thực phẩm của doanh nghiệp TPHCM, không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn đang vươn xa ra thế giới, chinh phục các thị trường quốc tế khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản. Góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của TPHCM, nhất là khi nhóm ngành thực phẩm hiện chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản xuất công nghiệp ở TPHCM.
Điều này cho thấy, để tận dụng lộ trình phát triển đầy tiềm năng trên thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam cần chủ động thay đổi cách thức vận hành, linh hoạt thích ứng với xu hướng mới của thị trường và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh của mình.
Ngoài ra, Chính phủ và hệ thống Ngân hàng cần xây dựng một chương trình tín dụng xanh quy mô lớn và rộng khắp, để việc tiếp cận vốn trở nên phổ biến, giống như hiện nay doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh tế. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có điều kiện thụ hưởng chính sách, từ đó xây dựng kế hoạch và triển khai chuyển đổi xanh một cách thực chất.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
10:48 | 27/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
21:52 | 26/12/2024 Tài chính
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
IPPG và CEO Lê Hồng Thủy Tiên: Tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh
13:43 | 27/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
20:29 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
16:25 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan chung tay xây dựng thêm 3 ngôi nhà mơ ước
09:17 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Generali Việt Nam được vinh danh Top 10 sản phẩm dịch vụ tin dùng năm 2024
07:49 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp tại cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài
14:26 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”
11:01 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
10:18 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ
08:30 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thẻ tín dụng quốc tế SHB được vinh danh “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”
13:41 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
10:25 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ động dự báo, xây dựng kịch bản cho mục tiêu điều hành giá năm 2025
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách đạt kỷ lục mới với hơn 70.000 tỷ đồng
Tặng Huân chương Chiến công cho 1 tập thể và 10 cá nhân thuộc ngành Hải quan
Tạm giữ xe ô tô chở đầy xe đạp điện vi phạm
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics