Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Phải lên án việc dạy thêm, học thêm trực tuyến
Hà Nội: Học sinh các cấp tiếp tục học trực tuyến | |
Đồng ý với đề xuất hỗ trợ vay vốn mua máy tính học trực tuyến | |
TPHCM còn khoảng 40.000 học sinh khó khăn trong triển khai học trực tuyến |
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: VGP |
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 11/11/2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhận được nhiều chất vấn của các đại biểu Quốc hội về vấn đề dạy học trực tuyến, học qua truyền hình cho học sinh lớp 1, 2; giải pháp chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm trực tuyến trong mùa dịch; bảo đảm sức khỏe, tâm lý cho học sinh, giáo viên…
Về vấn đề dạy thêm, học thêm, đại biểu Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu) cho biết, mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiêm cấm dạy thêm, học thêm trong mùa dịch nhưng gần đây đã xuất hiện tình trạng dạy thêm, học thêm trực tuyến, thậm chí có tình trạng học sinh bị ép học thêm trực tuyến.
“Cử tri bức xúc kiến nghị Bộ cần tiến hành thanh tra việc dạy thêm, học thêm trực tuyến, quan điểm của Bộ trưởng như thế nào?", đại biểu Nguyễn Huy Thái chất vấn.
Người đứng đầu ngành Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: “Bình thường đã cần ngăn việc dạy thêm, học thêm. Đối với học trực tuyến, học sinh căng thẳng hơn, dạy thêm giờ, thêm nội dung là việc phải lên án”.
Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên đã quy định số giờ được dạy cho các cấp, các lớp.
"Nếu các trường thấy học sinh đi học quá giờ theo quy định, đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương kiểm tra, thanh tra học trực tuyến xem có hiện tượng này hay không. Chúng tôi cũng sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra để có đầy đủ căn cứ, cần phải tích cực ngăn chặn việc này", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.
Trả lời chất vấn của đại biểu Hoàng Văn Liên (đoàn Long An) về việc trẻ em lớp 1 học trực tuyến chưa đạt hiệu quả như mong muốn, làm khó khăn nhiều mặt cho các bậc phụ huynh, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết: Trong việc chuyển trạng thái của ngành giáo dục để ứng phó dịch bệnh, Bộ chủ trương riêng đối tượng học sinh lớp 1 và lớp 2 sẽ học chủ yếu trên truyền hình.
Các trường có đầy đủ điều kiện và được đồng ý của giáo viên mới dạy trực tuyến.
Trong vòng hơn 2 tháng vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam đã xây dựng được 166 bài giảng, hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu các bài giảng của lớp 1 và lớp 2. Theo thống kê, mỗi môn học có hàng triệu lượt học sinh vào học.
Đây là một giải pháp trong rất nhiều giải pháp, cũng sẽ khó có một giải pháp nào thỏa mãn được tất cả các yêu cầu. Do đó, phải chọn giải pháp tối ưu hơn cả.
Đối với học sinh lớp 1, dạy trên truyền hình là một lựa chọn được đông đảo phụ huynh và dư luận xã hội ủng hộ. Đồng thời, nếu như học sinh lớp 1-2 học trên truyền hình khi quay trở lại trường, việc củng cố kiến thức và kiểm tra, đánh giá cũng sẽ thuận tiện.
“Còn những học sinh phải tiếp tục học trên truyền hình cũng sẽ phải có phương pháp kiểm tra, đánh giá một cách phù hợp. Bộ đã có hướng dẫn cho việc này”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng ngày 11/11/2021. Ảnh: VGP |
Tham gia chất vấn, đại biểu Trần Văn Tuấn (đoàn Bắc Giang) đặt vấn đề, do đại dịch Covid-19 mà nhiều thời điểm, nhiều nơi đã phải chuyển việc dạy và học sang hình thức trực tuyến. Từ đó, việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng cho học sinh, sinh viên có nhiều khó khăn, thậm chí có biểu hiện xem nhẹ.
“Vậy quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào? Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục Đào tạo có giải pháp gì để khắc phục tình trạng trên, nhất là trong tình huống dịch bệnh còn có thể phức tạp, kéo dài?”, đại biểu tỉnh Bắc Giang nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, dạy học trực tuyến trong thời gian vừa qua cũng tác động ảnh hưởng đến việc trang bị các kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng chỉ được hình thành thông qua các tương tác trực trực tiếp, trực quan và tiếp xúc.
Ngành nhận thấy đây là một điểm mà dạy học trực tuyến khó có thể thay thế được cho dạy học trực tiếp. “Nếu dịch kéo dài và tiếp tục phải dạy học trực tuyến, việc đầu tiên là cần phải củng cố, tăng cường là hạ tầng về công nghệ thông tin, về trang thiết bị. Các bài giảng trên truyền hình sẽ cần phải được tiếp tục”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.
Một việc rất quan trọng khác là phải tăng cường hỗ trợ về mặt tâm lý, tư vấn, sức khỏe để tránh sự căng thẳng của học sinh. Bộ cũng đang tiến hành chuẩn bị các văn bản hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ cho phù hợp với tình hình dạy học trực tuyến kéo dài.
Còn khi học sinh quay trở lại được trường, một trong những việc cần đặc biệt tăng cường là trang bị các cái kỹ năng mềm. Đương nhiên, cần sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc hỗ trợ trang bị các kỹ năng.
Tin liên quan
Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch kênh Giáo dục ASEAN
09:31 | 17/03/2022 Sự kiện - Vấn đề
Phải tạo môi trường giáo dục tốt hơn, tránh bạo lực học đường
20:45 | 02/04/2019 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK