"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
Sửa 5 Luật tháo gỡ nhiều nút thắt về đầu tư Chống lãng phí, để mỗi quyết định đầu tư đều hiệu quả và minh bạch Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình |
Các đại biểu Quốc hội tham dự thảo luận tổ tại phiên làm việc ngày 30/10/2024. Ảnh: Quốc hội |
Chậm rót vốn vì vướng quy hoạch
Ngày 30/10/2024, Quốc hội tiến hành thảo luận tổ về dự án “1 luật sửa 4 luật” liên quan đến đầu tư, quy hoạch…
Chia sẻ từ thực tế của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, theo đại biểu Huỳnh Thành Chung (đoàn Bình Phước), việc đơn giản hóa quy trình lập quy hoạch, hay bổ sung quy định về điều chỉnh quy hoạch theo thủ tục rút gọn trong những trường hợp cấp bách... là rất cần thiết.
Dự thảo Luật đã bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt theo hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm nhằm đơn giản hoá thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược. |
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần có quy định về điều chỉnh quy hoạch cục bộ, bởi một dự án bất động sản có thể mất 3-5 năm mới làm xong thủ tục pháp lý là bình thường, nhưng đến lúc này thì thực tế có thể có thay đổi trong khi quy hoạch chi tiết không được thay đổi là không hợp lý.
Hơn nữa tại khu công nghiệp tỉnh, nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư hàng chục triệu USD nhưng yêu cầu phải có điện, nên khu công nghiệp muốn bổ sung trạm biến áp, kéo đường dây điện... nhưng không được vì không có trong quy hoạch sử dụng đất.
Do đó, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước cho rằng nếu đơn giản hoá các thủ tục về đầu tư, quy hoạch thì sẽ "rất mừng" vì giảm bớt được thời gian đưa dự án sớm vào khai thác.
"Chỉ mấy mét vuông xây trạm biến áp thôi nhưng ách tắc mấy năm nay không cơ quan nào giải quyết. Chúng tôi đề nghị được thuê đất nhưng cũng được trả lời là không được cho phép thuê", đại biểu Huỳnh Thành Chung. |
Cũng liên quan đến đầu tư, đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng, việc phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư đặc biệt cho Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế là một hướng đi hợp lý.
Qua đó giúp rút ngắn quy trình, giảm tải cho các cấp cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, quy định này cần phải đi kèm với các tiêu chí cụ thể về năng lực và nguồn lực của từng Ban Quản lý để đảm bảo khả năng thực hiện nhiệm vụ.
Cùng với đó, các đại biểu cho rằng, cần bổ sung các chế tài rõ ràng về trách nhiệm của Ban Quản lý đối với các dự án có quy mô và tính chất phức tạp, nhằm đảm bảo tính minh bạch và tránh tình trạng buông lỏng quản lý.
Đơn giản hoá thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai
Trước khi tiến hành thảo luận tổ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng đã trình bày Tờ trình về dự án Luật.
Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình. Ảnh: Quốc hội |
Trong đó, liên quan đến sửa đổi Luật Đầu tư, Bộ trưởng Bộ KHĐT cho hay, dự án Luật đã phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ cho UBND cấp tỉnh đối với một số dự án theo quy định.
Cùng với đó đã quy định việc thành lập Quỹ Hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác.
Đặc biệt, dự thảo “1 luật sửa 4 luật” cho phép tiếp tục áp dụng loại hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) thanh toán bằng tiền và thanh toán bằng quỹ đất theo hướng đổi mới toàn diện cách thức thực hiện và thanh toán cho nhà đầu tư, khắc phục tối đa các bất cập trong việc thực hiện loại hợp đồng này. Nhưng theo Ủy ban Kinh tế, để bảo đảm tính khả thi của quy định về loại hợp đồng BT, đề nghị quy định theo hướng giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết đối với cơ chế, trình tự, thủ tục của loại hợp đồng BT theo nguyên tắc đổi mới, phát huy lợi thế của loại hợp đồng BT, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. |
Điều này để thu hút nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp đối với một số ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
Cũng theo tờ trình của Chính phủ, đối với Luật Đầu tư theo phương thức PPP, dự thảo luật đã xóa bỏ hạn chế về lĩnh vực đầu tư và không quy định mức vốn tối thiểu đối với các dự án này nhằm khuyến khích thực hiện dự án PPP trong tất cả lĩnh vực phù hợp với nhu cầu và điều kiện thu hút đầu tư cụ thể của từng bộ, ngành, địa phương.
Nhưng theo cơ quan thẩm tra, việc mở rộng lĩnh vực đầu tư PPP và hạ mức quy mô tối thiểu hoặc bãi bỏ quy định về hạn mức quy mô tối thiểu có thể góp phần tạo điều kiện, gia tăng sự tham gia của khu vực tư nhân vào thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.
Về Luật Đấu thầu, dự thảo Luật cho phép phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi dự án được phê duyệt hoặc ký hợp đồng với nhà thầu trước khi điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài được ký kết nhằm góp phần tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, gói thầu.
Về nội dung này, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ xem xét quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu để có quy định phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên, tránh để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo
Ngoài ra, dự án Luật còn sửa đổi quy định về áp dụng mua sắm trực tiếp đối với việc mua thuốc để bán lẻ tại cơ sở bán lẻ thuốc nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ thuốc tại nhà thuốc bệnh viện, đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đáp ứng chất lượng và yêu cầu phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Tuy nhiên, theo các đại biểu Quốc hội, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch và tránh tình trạng lợi dụng chính sách mua sắm trực tiếp nhiều lần.
Tin liên quan
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Lương nhà giáo nên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
20:16 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics