Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics
Phục hồi trong khó khăn
Có thể nói năm 2023 là một năm đầy thử thách đối ngành Logistics – huyết mạch của nền kinh tế, trong đó có ngành Logistics của Việt Nam.
Lạm phát toàn cầu duy trì ở mức cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm mạnh tại nhiều thị trường lớn, khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ và châu Âu, cũng như căng thẳng địa chính trị leo thang ở nhiều khu vực như Nga - Ukraine và Biển Đông đã làm suy yếu động lực tăng trưởng.
Đặc biệt, kinh tế Trung Quốc – một trong những trung tâm sản xuất và thương mại lớn nhất thế giới phục hồi chậm chạp hậu Covid-19 đã gây ảnh hưởng đáng kể đến chuỗi cung ứng.
Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp Logistics 9 tháng đầu năm 2023-2024 |
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 chỉ đạt 3,3%, tiếp tục giảm so với năm 2022.
Trong bối cảnh đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt khoảng 5,05%, thấp hơn so với mục tiêu 6,5% đề ra. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm 2022.
Với vai trò kết nối giữa sản xuất, thương mại và tiêu dùng, ngành logistics Việt Nam đã chịu tác động trực tiếp từ các yếu tố trên khi xuất nhập khẩu giảm sút, nhu cầu vận tải và các dịch vụ hậu cần như kho bãi, bốc dỡ và giao nhận hàng hóa ít đi.
Để tồn tại, nhiều doanh nghiệp Logistics phải giảm giá cước vận chuyển trong khi chi phí nhiên liệu và nhân công tăng cao.
Theo khảo sát của Vietnam Report, trong năm 2023, phần lớn các doanh nghiệp Logistics đều ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm. Đáng chú ý, trong số 66,7% số doanh nghiệp suy giảm lợi nhuận, có tới 40,0% số doanh nghiệp cho biết có mức sụt giảm đáng kể.
Tuy nhiên, bước sang năm 2024, nhờ xuất khẩu tăng trưởng và các yếu tố hỗ trợ từ Chính phủ cũng như sự cải thiện về chuỗi cung ứng toàn cầu, các chỉ số của ngành Logistics Việt Nam đã có những cải thiện rõ rệt.
Theo khảo sát của Vietnam Report, nếu như năm 2023, có 33,3% doanh nghiệp được hỏi giảm đáng kể doanh thu thì năm 2024, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 11,8% trong khi số kinh doanh khởi sắc tăng 52,9%, đồng thời, số doanh nghiệp Logistics bị áp lực chi phí chỉ còn 17,6%.
Bên cạnh đó, có tới 82,3% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận tăng, trong đó có 58,8% tăng lên đáng kể, và số giảm đã giảm từ 66,7% xuống còn 5,9%.
Bất ổn vẫn còn
Với kết quả đạt được trong năm 2024, cộng đồng doanh nghiệp Logistics tiếp tục lạc quan về triển vọng năm 2025 khi có 64,7% doanh nghiệp nhận định tình hình sẽ khả quan hơn một chút và 17,6% đánh giá rất khả quan, chỉ có 5,9% dự báo khó khăn hơn rất nhiều.
Top 5 khó khăn doanh nghiệp Logistics đang phải đối mặt |
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, 5 khó khăn lớn nhất trong năm 2024 do các doanh nghiệp chỉ ra gồm: bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới (82,4%), cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành (76,5%), kinh tế thế giới tăng trưởng chậm (58,8%), rào cản pháp lý và thủ tục hành chính (45,3%), lao động không đáp ứng được về số lượng/chất lượng (35,3%) vẫn là thách thức lớn trong năm 2025.
Trong đó, các xung đột địa chính trị như chiến tranh Nga-Ukraine, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, hay chính sách bảo hộ kinh tế từ các nền kinh tế lớn,… vẫn đang là trở ngại lớn nhất và chưa có dấu hiệu được cải thiện.
Bên cạnh đó, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Logistics là rào cản lớn thứ hai. Hiện Việt Nam có hơn 30.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực Logistics, trong đó, doanh nghiệp trong nước chiếm 89%, còn 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Tuy nhiên, 70-80% thị phần Logistics trong nước lại do các công ty nước ngoài nắm giữ, còn lại phần nhỏ chia cho do các doanh nghiệp trong nước.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng Logistics.
Để cải thiện năng lực, theo các chuyên gia, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp Logistics cần ưu tiên tối ưu chi phí vận hành, nâng cao năng suất, phát triển nhân lực và đa dạng hóa thị trường.
Trong dài hạn, các doanh nghiệp cần có định hướng thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh thực hành ESG, phát triển bền vững, logistics xanh.
Đặc biệt, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp không thể thiếu sự đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ và Nhà nước về đầu tư hạ tầng giao thông, viễn thông và công nghệ thông tin; có thêm những chính sách thúc đẩy ngành dịch vụ logistic phát triển; đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục hải quan; cắt giảm các khoản phí, lệ phí sử dụng hạ tầng; nâng cao năng lực cho các cụm cảng hàng không, cảng biển, và cửa khẩu biên giới.
Với những gì đã đạt được, kỳ vọng năm 2025, ngành Logistics Việt Nam không chỉ khắc phục các bất cập hiện tại mà còn hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm Logistics hàng đầu khu vực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong giai đoạn hội nhập sâu rộng.
Tin liên quan
Hải quan Hòn Gai giúp doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật
20:59 | 03/12/2024 Hải quan
Doanh nghiệp Việt Nam thích ứng trước yêu cầu của EU về lao động
13:15 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghệ Australia khám phá tiềm năng số hóa tại Việt Nam
16:09 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp đề xuất tuyến vận chuyển không người lái qua cửa khẩu Tân Thanh-Pò Chài
11:06 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn Masan: Xây dựng nền tảng tiêu dùng – bán lẻ đặt người tiêu dùng làm trọng tâm
09:36 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam
09:36 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kỳ vọng những thương vụ M&A xuyên biên giới
08:05 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Người trẻ nỗ lực làm ngày cày đêm để tết có thêm gói bánh thùng trà
14:06 | 03/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hiệu quả từ giảm phát thải và phát triển bền vững của doanh nghiệp gỗ
10:08 | 03/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm
09:36 | 03/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam chiêu mộ thêm các nhân tài công nghệ
18:43 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính thức phát động chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024
14:18 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng
13:44 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB và Ngân Lượng hợp tác kiến tạo tương lai thanh toán số
10:10 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Masan tích cực thực hiện nhiều phát kiến phục vụ người tiêu dùng
09:13 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt khó khăn tiếp cận tài chính xanh
13:29 | 01/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tạm giữ 1.200 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Chủ động nguồn hàng đón cơ hội trong xuất khẩu xanh
Bắt giữ đối tượng vận chuyển gần 69 kg pháo hoa qua cửa khẩu Mộc Bài
Công ty TNHH Vĩnh Thắng bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan
Chuyển Công an điều tra vụ kinh doanh hàng giả nhãn hiệu
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia