Áp lực kiểm soát lạm phát
Giá cả nhiều loại hàng hóa tăng cao đang đè nặng "túi tiền" của người dân. Ảnh: T.D |
Giá cả có xu hướng tăng
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo lạm phát năm 2022 của Việt Nam tăng 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát 4% đặt ra. Ngân hàng Standard Chartered dự báo lạm phát năm 2022 của Việt Nam vượt mục tiêu 4% Quốc hội đề ra và có thể lên 5,5% trong năm 2023. Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) dự báo, nếu giá dầu bình quân năm 2022 ở mức 80 USD/thùng thì lạm phát năm 2022 của Việt Nam có thể đạt mức 4,5%. Tuy nhiên, nếu giá dầu duy trì trên ngưỡng 100 USD/thùng thì lạm phát có thể tăng lên mức 5,1%. |
Theo Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước, tăng 2,48% so với tháng 12/2021 và tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, chỉ có 1 nhóm hàng giảm giá.
Có thể dễ dàng nhận thấy, việc giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới; giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng tăng lên. Theo quan sát của phóng viên Tạp chí Hải quan, hiện mặt bằng giá cả các mặt hàng cơ bản như lương thực thực phẩm, giá dịch vụ... đang tăng mạnh. Tại một nhà hàng trên quận Hoàng Mai (Hà Nội), ngay từ giữa tháng 5 đã treo biển thông báo tăng giá khoảng 20% trên mỗi món ăn. Theo chia sẻ của anh Vũ Việt (chủ nhà hàng), dù biết việc tăng giá sẽ có nguy cơ mất một lượng khách nhưng trong tình hình giá rau, thịt cũng như các mặt hàng gia vị, mắm muối đều tăng, nếu không bán tăng giá món ăn thì sẽ không tránh khỏi lỗ.
Còn về phía người tiêu dùng, việc hầu hết các mặt hàng đều đang tăng giá đang trở thành nỗi ám ảnh. Chị Thuý Ngọc (Cầu Giấy, Hà Nội) là một công chức nhà nước có mức thu nhập trung bình mỗi tháng dưới 10 triệu đồng. Theo chia sẻ của chị, với mức lương này, nếu như trước đây vun vén chi tiêu thì vẫn có thể đủ tiền sinh hoạt cơ bản như chợ búa, điện nước cho 1 gia đình 4 người. Tuy nhiên, 2-3 tháng trở lại đây, quỹ chi tiêu của gia đình chị đang trở nên "quá tải" do giá cả leo thang.
"Thực tế này khiến gia đình tôi phải tìm cách cắt giảm chi tiêu, tìm thêm việc làm "tay trái" để có thêm thu nhập", chị Ngọc than thở.
Tập trung vào giải pháp căn cốt
Tại báo cáo cập nhật kinh tế Vĩ mô Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) mới công bố, WB cho rằng, giá tiêu dùng và sản xuất tăng đặt ra yêu cầu cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả trong nước vì lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tiêu dùng trong nước và tăng trưởng kinh tế. Giá nhập khẩu cao hơn cùng với giá hàng hóa trung gian và giá sản xuất tăng liên tục trong 3 quý gần đây có thể làm tăng giá tiêu dùng, đặc biệt là giá lương thực, thực phẩm. Trong ngắn hạn, cần có các biện pháp can thiệp chính sách có mục tiêu để loại bỏ tác động của giá cả tăng đối với người dân, đặc biệt là đối với những nhóm dễ bị tổn thương nhất. Chính sách giảm thuế đối với xăng dầu được các cấp có thẩm quyền ban hành gần đây là một biện pháp trong ngắn hạn như vậy. Trong trung hạn, WB khuyến nghị Việt Nam xây dựng hệ thống đảm bảo xã hội có mục tiêu, hiệu quả và có khả năng ứng phó tốt hơn giúp tăng cường khả năng chống chịu với các cú sốc bên ngoài như cú sốc tăng giá hàng hóa thế giới hiện nay. |
CPI tăng đang tạo ra mối lo về kiểm soát lạm phát. Theo chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại phiên chất vấn các vấn đề về tài chính ngày 8/6 tại hội trường Kỳ họp thứ 3, Quốc hội XV, hiện lạm phát ở Mỹ đang ở mức 8,3%, lạm phát ở châu Âu ở mức 8%, Singapore là 5,4%, Hàn Quốc là 4,8%, Thái Lan cũng đã là 4,6%... Trong khi đó, chỉ số lạm phát ở nước ta hiện đang là 2,25% (mục tiêu Quốc hội đề ra cho cả năm 2022 là dưới 4%). Dù đây là một con số khá khả quan trong bối cảnh hiện nay nhưng cũng sẽ có nhiều thách thức, khó khăn trong việc đảm bảo mục tiêu đã đề ra.
Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2022 do nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thực hiện vừa công bố mới đây đã dự báo, lạm phát của Việt Nam năm 2022 dự kiến nằm trong khoảng 4 - 4,5%. VEPR dẫn một loạt yếu tố tác động mạnh từ chuỗi cung ứng như thiếu hụt nguồn cung, tổng cầu tăng đột biến; thiếu hụt lao động; giá xăng dầu, giá điện dự báo tăng do nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng trong thời gian tới; giá lương thực tăng theo giá thế giới do đứt gãy chuỗi cung ứng; nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng và tăng lương tối thiểu vùng...
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho rằng, các chính sách giảm thuế, phí, lệ phí... đã giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá. Đặc biệt, chính sách tỷ giá linh hoạt, giữ đồng VND tương đối ổn định một lần nữa giúp giảm áp lực nhập khẩu lạm phát.
Hơn nữa, bàn về lạm phát, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, ngoài những yếu tố khách quan đang tác động tiêu cực lên công tác kiểm soát lạm phát thì một điều khá may mắn là nước ta đã tự chủ được mặt hàng lương thực, thực phẩm - mặt hàng chiếm tới 40% tổng lượng hàng hóa. Bộ trưởng nhận định, đây chính là thời điểm vàng để nước ta bứt phá phát triển về sản xuất tiêu dùng trong nước. Nếu chúng ta lợi dụng hay tận dụng được cơ hội này để kiến tạo, phát triển thì chắc chắn chúng ta sẽ bật lên bởi vì các nước bây giờ áp lực lạm phát rất cao.
Nhiều chuyên gia khuyến nghị, để kiểm soát lạm phát, điều quan trọng nhất là chính sách tiền tệ cần duy trì trạng thái “thích ứng” với hiện trạng của nền kinh tế, tiếp tục cân bằng giữa lạm phát và rủi ro tài chính với hỗ trợ phục hồi kinh tế, khơi thông sự luân chuyển của dòng vốn. Ngoài ra, phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán nhưng cần công khai minh bạch thông tin và giao dịch, đẩy mạnh sự chuyên nghiệp của các chủ thể tham gia thị trường. Đồng thời, cần quản lý thật tốt kỳ vọng lạm phát, chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp dự phòng và hành động nhanh chóng, nhất quán nếu rủi ro lạm phát kỳ vọng tăng dần; truyền thông rõ kịch bản, lộ trình, điều kiện hành động cho công chúng, đảm bảo không quên mục tiêu duy trì ổn định giá cả và bảo vệ uy tín chính sách của Ngân hàng Nhà nước.
Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung; tiếp tục theo dõi sát tình hình kinh tế và lạm phát thế giới, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược, trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tổng hợp, phân tích, dự báo, xây dựng trước các kịch bản, phương án ứng phó đối với từng mặt hàng trong trường hợp các hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao để điều hành sản xuất trong nước, cân đối và điều hành cung cầu, bình ổn giá phù hợp.
Một giải pháp quan trọng khác cũng được Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ ra đó là thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển và đảm bảo được an sinh xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế, đột phá vào cơ sở hạ tầng và chuyển đổi số. Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, cốt lõi của nền kinh tế không hẳn chỉ có chính sách tài khóa và tiền tệ mà cơ bản các chính sách đấy phải hướng đến doanh nghiệp và người dân. Người dân và doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có thu nhập, GDP tăng lên, nộp ngân sách tăng lên, giải quyết được việc làm và cuộc sống tốt lên thì sẽ giúp giữ vững được chính sách tài khóa tiền tệ, kể cả chính sách về thị trường chứng khoán.
"Cho nên, phải chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất về thủ tục hành chính cũng như các hạ tầng chuyển đổi số và các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho doanh nghiệp, người dân để sản xuất, kinh doanh một cách có hiệu quả. Đây mới là giải pháp căn cốt để chống lạm phát một cách tốt nhất", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Ngay khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, các quốc gia thực hiện chính sách tài khóa nghịch chu kỳ với các gói kích thích kinh tế và chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm phục hồi, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo năm 2019 - năm trước đại dịch. Năm 2021 được đánh giá thành công trong phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới nhưng lạm phát tăng cao. Nhiều quốc gia thận trọng trong việc điều chỉnh chính sách do lo ngại ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế. Tuy vậy, khủng hoảng Nga - Ukraine cùng với các đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhằm vào Nga đã làm đứt gãy nguồn cung, gây nên lạm phát chuỗi cung ứng, đẩy kinh tế Mỹ và các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu suy giảm với lạm phát tăng cao kỷ lục. Còn tại Việt Nam, căn cứ vào các yếu tố tác động từ lạm phát chuỗi cung ứng; thiếu hụt nguồn cung; tổng cầu tăng đột biến; thiếu hụt lao động và dự kiến tăng lương tối thiểu vùng cũng như giá xăng dầu; giá điện dự báo tăng do nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng trong thời gian tới; giá lương thực tăng theo giá lương thực thế giới… do đứt gãy chuỗi cung ứng và nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng, lạm phát của Việt Nam năm 2022 dự kiến nằm trong khoảng 4 - 4,5%. Với độ trễ của gói phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và dự báo năm 2023 lạm phát vẫn ở mức cao so với lạm phát mục tiêu của các nền kinh tế là đối tác quan trọng của kinh tế Việt Nam, dự báo lạm phát năm 2023 của Việt Nam khoảng 5 - 5,5%, lạm phát cả giai đoạn 2021-2025 khoảng 4% - đạt mục tiêu kế hoạch đề ra trong kiểm soát lạm phát cả thời kỳ kế hoạch 5 năm. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: Để kiềm chế lạm phát, thông thường có hai công cụ là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Nhưng trong bối cảnh vừa phải xoa dịu cơn bão giá mà không cản trở đà phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, cần có hướng xử lý hài hòa các công cụ này. Để làm được điều đó, cơ quan điều hành tiếp tục nâng cao hiệu quả trong phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ trong điều hành cung tiền, lãi suất, trung hòa lượng tiền vào-ra, điều tiết giá cả. Cùng với đó, nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, các gói kích cầu và cung, từ đó nắn dòng tiền vào những lĩnh vực có triển vọng phục hồi mạnh và tính lan tỏa cao, góp phần tăng vòng quay tiền trong nền kinh tế thực, phục hồi kinh tế tốt hơn, từ đó giảm áp lực lạm phát. |
Tin liên quan
Giảm dần áp lực từ giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý
09:12 | 17/08/2024 Tài chính
Thứ trưởng Bùi Văn Khắng làm việc với đoàn chuyên gia IMF
18:32 | 30/07/2024 Tài chính
Công điện của Thủ tướng thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III/2024
09:30 | 22/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cú hích mới cho hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam – Ba Lan
16:42 | 28/11/2024 Kinh tế
8 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
14:32 | 28/11/2024 Xuất nhập khẩu
Phát triển nuôi biển, hướng đến xuất khẩu 1,8-2 tỷ USD
11:49 | 28/11/2024 Kinh tế
Chờ “bom tấn” trong thương vụ M&A
09:46 | 28/11/2024 Kinh tế
Không để ách tắc, thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% năm 2024
09:35 | 28/11/2024 Kinh tế
Nông nghiệp tuần hoàn mang đến “mùa vàng” cho ngành hóa chất nông nghiệp
09:32 | 28/11/2024 Kinh tế
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định, hợp lý
09:06 | 28/11/2024 Kinh tế
CEAP- thách thức mới cho 7 ngành sản xuất xuất khẩu của Việt Nam
23:02 | 27/11/2024 Kinh tế
Giá nhà đất biến động mạnh có nguyên nhân do phương pháp định giá, giới đầu cơ "thổi giá"
21:30 | 27/11/2024 Kinh tế
Sản xuất bền vững, đón đầu chu kỳ tăng giá của thị trường hồ tiêu
13:15 | 27/11/2024 Kinh tế
Ưu tiên giải quyết cho các dự án nhà ở thương mại vừa túi tiền
13:06 | 27/11/2024 Kinh tế
Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh sản phẩm sơmi rơmoóc từ Việt Nam
10:37 | 27/11/2024 Kinh tế
Khởi công dự án logistics phục vụ hàng xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
10:35 | 27/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 2 tân Bộ trưởng
Nghị định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Phải đảm bảo tạo môi trường pháp lý rõ ràng và minh bạch
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 96 phát hành ngày 29/11/2024
ĐHĐCĐ bất thường Eximbank miễn nhiệm 3 nhân sự cấp cao, chốt chuyển trụ sở ra Hà Nội
Cải cách quản lý tài chính công của Việt Nam có bước tiến toàn diện
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics