Facebook Twitter youtube Tiktok

100% gỗ nhập khẩu phải có chứng chỉ để tránh kiện phòng vệ thương mại?

(HQ Online) - Viforest đề nghị trong tương lai, Việt Nam cần hướng tới mục tiêu 100% gỗ nhập khẩu phải có chứng chỉ giống như một số thị trường nhập khẩu thế giới yêu cầu Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải đảm bảo 100% là gỗ rừng trồng hoặc từ nguồn gỗ có chứng chỉ.
Không kiểm soát tốt tính hợp pháp gỗ nhập khẩu: Xuất khẩu gỗ chịu rủi ro
Cuối quý 2 trình Thủ tướng Bộ tiêu chí nhập khẩu gỗ hợp pháp
Đảm bảo tính hợp pháp gỗ nhập khẩu là vấn đề sống còn của ngành gỗ
100% gỗ nhập khẩu phải có chứng chỉ để tránh kiện phòng vệ thương mại?
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Bất cập trong kiểm soát nhập khẩu gỗ

Theo Nghị định 102/2020-NĐ-CP (Nghị định 102) ngày 1/9/2020 quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (Nghị định 102), gỗ nhập khẩu vào Việt Nam được coi là rủi ro nếu loài gỗ nằm trong Phụ lục của Công ước CITES, hoặc gỗ nằm trong nhóm IA, IIA thuộc Danh mục các loài thực vật, động vật nguyên cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, hoặc gỗ lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại các quốc gia khai thác.

Nghị định 102 quy định gỗ rủi ro và gỗ được nhập khẩu từ các quốc gia không thuộc vùng địa lý tích cực thì người nhập khẩu (chủ gỗ nhập khẩu) cần hoàn thành Bản kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu (Mẫu số 3, Nghị định 102). Đây là yêu cầu thông tin bổ sung nhằm kiểm soát và giảm rủi ro về nhập khẩu gỗ bất hợp pháp.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), qua khảo sát nắm bắt thông tin tại một số các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ châu Phi trong thời gian gần đây cho thấy việc thực hiện Nghị định 102 đang gặp phải một số khó khăn, do chưa quy định cần phải yêu cầu nộp bổ sung giấy tờ cụ thể nào ở phần C và D nêu tại phụ lục 3 (bao gồm 4 hợp phần thông tin chính mà nhà nhập khẩu cần bổ sung-PV).

Việt Nam là thị trường cung cấp sản phẩm gỗ lớn cho thế giới, kim ngạch xuất khẩu chắc chắn sẽ đạt 15 tỷ USD trong năm 2021, trong đó kim ngạch từ thị trường Hoa Kỳ chiếm trên 50% trong tổng kim ngạch của cả ngành.

Trong khâu xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt đã và đang cam kết tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu như: Quy định EUTR 995, Luật Lacey của Hoa Kỳ; Luật đảm bảo gỗ hợp pháp của Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản,….

Khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường này, các doanh nghiệp của Việt Nam cam kết và cung cấp đầy đủ các bằng chứng về nguồn gốc gỗ sử dụng làm đồ gỗ xuất khẩu.

“Kiểm soát hiệu quả tính hợp pháp của gỗ rủi ro nhập khẩu có vai trò sống còn với ngành gỗ Việt Nam. Không có lý do gì để nguồn gỗ rủi ro với nhiều bất ổn có nguồn gốc từ nhập khẩu luồn sâu vào thị trường nội địa”, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest nhấn mạnh.

Hướng tới 100% gỗ nhập khẩu có chứng chỉ

Để giảm rủi ro trong khâu gỗ nguyên liệu nhập khẩu, giúp ngành gỗ tránh được các vụ điều tra của các thị thường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, trong văn bản mới đây gửi Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Viforest đề nghị 2 bộ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu nghiêm chỉnh chấp hành việc hoàn thiện thông tin trong phần C và D theo Mẫu 3 của Nghị định 102.

Ngoài ra, cần cung cấp/khai báo bổ sung tại phần C những loại giấy tờ gồm: Bản photo giấy phép khai thác của đơn vị khai thác, hoặc chứng nhận được phép khai thác lô rừng được cấp cho đơn vị chủ rừng; bản photo Giấy chứng nhận đăng ký là cơ sở chế biến gỗ (nếu là gỗ xẻ); bản photo Visa xuất khẩu (Giấy phép được phép xuất khẩu).

Bên cạnh đó, yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu bổ sung tài liệu, chứng từ giải trình nguồn gốc gỗ theo thông tin “quốc gia nơi khai thác” (mục 12 của phụ lục 3) chứ không theo hướng quốc gia xuất khẩu.

Bởi trong thực tế có thể xảy ra trường hợp nhà xuất khẩu có địa chỉ tại vùng địa lý tích cực, nhưng nhà xuất khẩu này lại kinh doanh gỗ ở vùng địa lý không tích cực, khi làm thủ tục khai báo hải quan, trên tờ khai ghi xuất khẩu vùng địa lý tích cực, điều này dẫn tới tình trạng có thể bị lợi dụng.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, đa phần các đơn vị nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đều yêu cầu sử dụng gỗ từ rừng trồng hoặc gỗ có chứng chỉ.

“Vì vậy, đề nghị trong tương lai, Việt Nam cần hướng tới mục tiêu 100% gỗ nhập khẩu phải có chứng chỉ giống như một số thị trường nhập khẩu thế giới yêu cầu chúng ta xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải đảm bảo 100% là gỗ rừng trồng hoặctừ nguồn gỗ có chứng chỉ”, ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.

Từ góc độ cơ quan Hải quan, ông Đào Duy Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, ngay từ khi Nghị định 102 có hiệu lực, trong thời gian đầu triển khai là đầu tháng 11/2020, cơ quan Hải quan đã tiếp nhận một số vướng mắc của doanh nghiệp.

Ngay sau đó, Tổng cục Hải quan đã có buổi làm việc với Viforest cùng với Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, đặc biệt là những vướng mắc liên quan đến xác định vùng địa lý tích cực, danh sách các quốc gia được xác định là vùng địa lý tích cực và các vấn đề khác liên quan đến việc kê khai trên các bản kê gỗ như bản kê số 01, 02, 03.

Trong thời gian tới, ngoài cùng các bộ ngành tích cực trong chống gian lận thương mại liên quan đến lợi dụng nguồn gốc xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu gỗ đi các nước, cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục đưa ra một số giải pháp để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, đặc biệt là trong xuất khẩu lâm sản nói riêng.

Phụ lục 3 của Nghị định 102 bao gồm 4 hợp phần thông tin chính mà nhà nhập khẩu cần bổ sung, gồm: Phần A là thông tin chung về lô hàng; phần B là mức độ rủi ro của lô hàng nhập khẩu. Phần này quy định rõ nếu gỗ thuộc các loài rủi ro và/hoặc từ vùng địa lý không tích cực, nhà nhập khẩu cần phải bổ sung tài liệu và thông tin. Nếu gỗ nhập khẩu là gỗ rủi ro, nhà nhập khẩu cần hoàn thành phần C.

Phần C là tài liệu bổ sung, bao gồm: Chứng chỉ tự nguyện hoặc chứng chỉ quốc gia được Việt Nam công nhận, hoặc Giấy phép hoặc tài liệu chứng minh gỗ được khai thác hợp pháp (hay còn gọi là giấy phép khai thác), hoặc Tài liệu thay thế khác.

Cuối cùng phần D là các biện pháp bổ sung của chủ gỗ nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro liên quan đến tính hợp pháp của gỗ theo quy định pháp luật của quốc gia nơi khai thác.

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Loạt nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp bật tăng trong tháng 8

Loạt nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp bật tăng trong tháng 8

(HQ Online) - Gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, rau quả, gạo, hạt điều… là những nhóm hàng xuất khẩu chủ trong lĩnh vực nông nghiệp có kết quả tăng ấn tượng trong tháng 8.
Xuất khẩu máy vi tính, điện thoại mang về hơn 10 tỷ USD trong tháng 8

Xuất khẩu máy vi tính, điện thoại mang về hơn 10 tỷ USD trong tháng 8

(HQ Online) - 10,43 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu đạt được trong tháng 8 của 2 nhóm hàng: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện.
Công ty TNHH Kỹ nghệ gỗ Hoa Nét được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên

Công ty TNHH Kỹ nghệ gỗ Hoa Nét được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên

(HQ Online) - Công ty TNHH Kỹ nghệ gỗ Hoa Nét (KCN Mỹ Phước 3, thị xã Bến Cát, Bình Dương) vừa được Tổng cục Hải quan gia hạn áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên.
Điểm danh 7 nhóm hàng xuất khẩu chục “tỷ đô”

Điểm danh 7 nhóm hàng xuất khẩu chục “tỷ đô”

(HQ Online) - Đến 15/11, có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chính đều tăng cao

Xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chính đều tăng cao

(HQ Online) - Trong tháng 11/2023, XK thủy sản tăng 6% so với tháng 11/2022, đạt gần 840 triệu USD. Trong đó, các sản phẩm XK chính đều tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại Việt Nam - UAE đạt gần 4 tỷ USD

Thương mại Việt Nam - UAE đạt gần 4 tỷ USD

(HQ Online) - Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) là đối tác thương mại lớn của Việt Nam ở khu vực Trung Đông.
10 tháng chi hơn 4 tỷ USD nhập sắt thép từ Trung Quốc

10 tháng chi hơn 4 tỷ USD nhập sắt thép từ Trung Quốc

(HQ Online) - Riêng thị trường Trung Quốc chiếm tới 60% tổng lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
11 tháng năm 2023: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 587,68 tỷ USD

11 tháng năm 2023: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 587,68 tỷ USD

(HQ Online) - Tính từ ngày 1/11 đến hết ngày 15/11/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 29,42 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Đến hết ngày 15/11/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 587,68 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng khá

Xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng khá

(HQ Online) - Trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu nói chung nhiều ảm đảm, nhưng hoạt động giao thương giữa Việt Nam với Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều khởi sắc, nhất là xuất khẩu hàng hóa của nước ta.
Khai phá thị trường xuất khẩu tiềm năng từ khu vực Á-Âu

Khai phá thị trường xuất khẩu tiềm năng từ khu vực Á-Âu

(HQ Online) - Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội để tận dụng những dư địa hợp tác với các nước trong khu vực Á-Âu. Tuy nhiên, để cụ thể hóa những cơ hội này, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn thì việc nắm bắt thông tin thị trường, cập nhật chính sách của khu vực cũng như tối ưu hóa các giải pháp marketing, thanh toán, vận tải cần được doanh nghiệp hết sức chú trọng.
Hà Lan - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu

Hà Lan - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu

(HQ Online) - Hà Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu và cũng là đối tác nước ta có thặng dư lớn.
Xuất khẩu máy vi tính đã tăng trưởng dương

Xuất khẩu máy vi tính đã tăng trưởng dương

(HQ Online) - Sau thời gian dài bị sụt giảm, đến trung tuần tháng 11, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã tăng trưởng dương.
Khó khăn của ngành thủy sản dự báo sẽ kéo dài sang năm 2024

Khó khăn của ngành thủy sản dự báo sẽ kéo dài sang năm 2024

(HQ Online) - Bức tranh xuất khẩu của ngành thuỷ sản năm 2023 mặc dù khởi sắc nhưng còn nhiều khó khăn. Những khó khăn này dự kiến kéo dài từ nay đến cuối năm và sang cả năm 2024.
Nhật Bản - đối tác thương mại “chục tỷ đô” của Việt Nam

Nhật Bản - đối tác thương mại “chục tỷ đô” của Việt Nam

(HQ Online) - Nhiều năm qua, Nhật Bản là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch song phương đạt hàng chục tỷ USD/năm.
Lô yến sào đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc qua cảng Cát Lái

Lô yến sào đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc qua cảng Cát Lái

(HQ Online) - Tối 24/11, lô tổ yến đầu tiên đã được Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa xuất khẩu sang Trung Quốc qua cảng Cát Lái TPHCM.
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 giảm hơn 5 tỷ USD

Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 giảm hơn 5 tỷ USD

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11 (1-15/11) đạt 29,43 tỷ USD, giảm 14,7% (tương ứng giảm 5,09 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2023.
Xem thêm
cty-toan-phat
hd-bank

Tin mới

Khơi thông dòng vốn xanh vào ngành nông nghiệp, hướng tới Net Zero

Khơi thông dòng vốn xanh vào ngành nông nghiệp, hướng tới Net Zero

Sự hợp tác giữa doanh nghiệp và ngân hàng trong việc triển khai các giải pháp và dịch vụ tài chính dựa trên các yếu tố môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp (ESG) được kỳ vọng sẽ góp phần khơi thông dòng vốn xanh vào lĩnh vực doanh nghiệp.
Nhức nhối thuốc lá lậu

Nhức nhối thuốc lá lậu

Thuốc lá lậu làm thất thu hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước mỗi năm và số tiền này vẫn tiếp tục tăng lên nếu thuốc lá nhập lậu không được kiểm soát.
Kiểm soát lạm phát kỳ vọng

Kiểm soát lạm phát kỳ vọng

Mặc dù kiểm soát lạm phát dự kiến đạt được những mục tiêu đề ra nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ các bộ, ngành liên quan, nhất là vai trò điều hành giá của Bộ Tài chính, tuy nhiên, kiểm soát lạm phát kỳ vọng lại là vấn đề luôn được cảnh báo khi th
Hải quan An Giang nỗ lực thu ngân sách đạt chỉ tiêu kế hoạch

Hải quan An Giang nỗ lực thu ngân sách đạt chỉ tiêu kế hoạch

Chủ động triển khai các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) của doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu, Cục Hải quan An Giang chuẩn bị về đích chỉ tiêu thu nộp ngân sách nhà nước.
Kỳ vọng những thay đổi về thị trường BĐS

Kỳ vọng những thay đổi về thị trường BĐS

Quốc hội vừa chính thức thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Theo các chuyên gia và nhà đầu tư bất động sản (BĐS) Luật sửa đổi đã có nhiều điểm mới đáng chú ý. Trong đó có các điểm mới như: chủ đầu tư dự án bắt buộc sử dụng hợp đồng kinh doan
LONGFORM: Tăng lương tối thiểu vùng năm 2024: Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

LONGFORM: Tăng lương tối thiểu vùng năm 2024: Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Từ năm 2014 đến nay, lương tối thiểu (LTT) vùng trải qua 8 lần điều chỉnh với các mức tăng: 15,2% năm 2014, 14,2% năm 2015, 12,4% năm 2016, 7,3% năm 2017, 6,5% năm 2018, 5,3% năm 2019, 5,5% năm 2020 đến tháng 6/2022, 6% từ tháng 7 năm 2022 đến nay. Tuy nh
MEGASTORY: Hành trình chống gian lận hóa đơn điện tử: Cuộc chiến không khoan nhượng

MEGASTORY: Hành trình chống gian lận hóa đơn điện tử: Cuộc chiến không khoan nhượng

Triển khai thực hiện hoá đơn điện tử (HĐĐT) là một đột phá lớn của ngành Tài chính trong công cuộc đổi mới quản lý thuế nói chung và cải cách hành chính thuế nói riêng. Việc ra đời HĐĐT đã thổi một luồng sinh khí mới vào bức tranh quản lý tài chính.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK Đặng Sơn Tùng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK Đặng Sơn Tùng

Sáng ngày 15/11/2023, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường đã trao Quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Sơn Tùng giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK.
Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum Nguyễn Văn Đông

Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum Nguyễn Văn Đông

Ngày 9/11, tại trụ sở Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum, Tổng cục Hải quan tổ chức lễ công bố quyết định số 2623/QĐ-TCHQ về việc điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Đông, Cục trưởng Cục Hải quan Bình Định giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai –
Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Đắk Lắk Trần Hải Sơn

Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Đắk Lắk Trần Hải Sơn

Chiều 8/11, tại trụ sở Cục Hải quan Đắk Lắk, Tổng cục Hải quan tổ chức lễ công bố quyết định số 2626/QĐ-TCHQ về việc điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Trần Hải Sơn, Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan Đắk Lắk kể từ ngày 10
Phiên bản di động