Đảm bảo tính hợp pháp gỗ nhập khẩu là vấn đề sống còn của ngành gỗ
Kiểm soát chặt gỗ nhập khẩu: “Át chủ bài” phát triển ngành gỗ | |
Thúc đẩy tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp trong ngành cao su |
Việt Nam đặt ra mục tiêu hết 2021 kim ngạch xuất khẩu toàn ngành lâm nghiệp đạt trên 14 tỷ USD và 20 tỷ USD năm 2025. Ảnh: N.Thanh. |
Nhập khẩu 40-50% gỗ nhiệt đới
Việt Nam hiện đã trở thành công xưởng sản xuất đồ gỗ trên thế giới, là quốc gia đứng thứ 2 ở châu Á và thứ 5 trên giới về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ. Kim ngạch xuất khẩu đang trên đà mở rộng, đặc biệt tại Mỹ.
Việt Nam đặt ra mục tiêu hết năm 2021 kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt trên 14 tỷ USD và 20 tỷ USD năm 2025. Một số chuyên gia ngành lâm nghiệp đánh giá, với tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu như hiện nay, các mục tiêu này của ngành hoàn toàn có thể thực hiện.
Theo báo cáo “Việt Nam nhập khẩu gỗ nhiệt đới và ý nghĩa cho việc thực hiện Nghị định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp VNTLAS” vừa được công bố tại hội thảo “Kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhiệt đới nhập khẩu” diễn ra chiều nay 20/4, tại Hà Nội, ngành gỗ Việt Nam mở rộng trong bối cảnh nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Hiện, Chính phủ đang thực hiện lệnh đóng cửa rừng tự nhiên. Nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước chủ yếu là nguồn rừng trồng. Tuy nhiên, 60-70% lượng gỗ keo rừng trồng là gỗ nhỏ, được đưa vào nguyên liệu đầu vào sản xuất dăm, viên nén và một số loại ván. Phần nguyên liệu còn lại là gỗ lớn, được đưa vào chế biến các mặt hàng đồ gỗ như đồ gỗ văn phòng, phòng ngủ chủ yếu để phục vụ xuất khẩu.
Nguồn cung trong nước không đủ cung cấp cho chế biến. Điều này dẫn đến kết quả là gỗ nhập khẩu hiện đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành gỗ.
Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 4-5 triệu m3 gỗ quy tròn. Lượng nhập khẩu ngày càng có xu hướng tăng. Gỗ nhiệt đới, hay còn gọi là gỗ rừng tự nhiên, có nguồn gốc nhập khẩu hiện trở thành một hợp phần quan trọng của ngành gỗ.
Lượng nhập từ nguồn này chiếm khoảng 40-50% trong tổng lượng gỗ nhập vào Việt Nam từ tất cả các nguồn. Nguồn cung và các loài gỗ đa dạng với trên dưới 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và gần 200 loài được nhập khẩu mỗi năm.
Cần biện pháp đồng bộ từ Chính phủ và doanh nghiệp
Chính phủ Việt Nam cam kết loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung ứng. Cam kết này thể hiện qua Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA/FLEGT được Chính phủ Việt Nam và EU ký kết năm 2019.
Hiệp định nêu rõ các yêu cầu về tính pháp lý của các mặt hàng gỗ xuất khẩu giống như các yêu cầu đối với các mặt hàng tiêu thụ nội địa. Để triển khai các cam kết trong hiệp định, Việt Nam đã ban hành Nghị định 102/2020-NĐ-CP vào tháng 9/2020 quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (hay còn gọi là Nghị định VNTLAS).
Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá, kiểm soát gỗ nhập khẩu là một trong những nội dung trọng tâm của Nghị định 102.
Theo Nghị định, gỗ rủi ro là gỗ được nhập khẩu từ các vùng địa lý không tích cực, và là các loài rủi ro. Nghị định quy định khi nhập khẩu gỗ rủi ro vào Việt Nam các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải bổ sung giấy tờ để minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 2-2,5 triệu m3 gỗ quy tròn là gỗ nhiệt đới. Theo tiêu chí phân loại gỗ nhập khẩu của Nghị định 102, đây là nguồn gỗ rủi ro cao. Thói quen sử dụng gỗ tự nhiên, gỗ thịt, đặc biệt là các loài gỗ quý vẫn còn tồn tại tương đối phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, thói quen này đang gây ra những tổn hại về mặt môi trường và cho cả ngành gỗ.
Ông Lập dẫn chứng, Chính phủ Mỹ đang thực hiện điều tra ngành gỗ của Việt Nam dựa trên cáo buộc Việt Nam nhập khẩu gỗ nhiệt đới bất hợp pháp sử dụng cho tiêu dùng nội địa, một phần được đưa vào xuất khẩu. Chính phủ Mỹ hiện chưa đưa ra kết luận cuối cùng về điều tra này.
Tuy nhiên, thị trường Mỹ hiện tại chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Nếu Chính phủ Mỹ ra lệnh trừng phạt ngành gỗ của Việt Nam, toàn ngành sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mục tiêu xuất khẩu mà Chính phủ đề ra chắc chắn không thể đạt được.
“Đảm bảo tính hợp pháp của gỗ rủi ro nhập khẩu là vấn đề sống còn của ngành. Điều này liên quan trực tiếp tới việc thực hiện hiệu quả Nghị định 102 về kiểm soát gỗ rủi ro nhập khẩu”, ông Đỗ Xuân Lập nói.
Theo ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends, để tăng tính hiệu quả trong việc thực hiện Nghị định 102, Chính phủ và cộng đồng ngành gỗ cần tiến hành các biện pháp đồng bộ.
Các biện pháp này bao gồm Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ nguồn rủi ro bổ sung các bằng chứng minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu và thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Bên cạnh đó, Chính phủ và các hiệp hội gỗ thiết lập các kênh kết nối với các quốc gia cung gỗ cho Việt Nam, nhằm tìm hiểu các thông tin về chuỗi cung bao gồm các quy định cụ thể trong các khâu của chuỗi và các rủi ro trong chuỗi.
“Ngoài ra, Chính phủ và cộng đồng ngành gỗ Việt Nam cần thực hiện các chương trình truyền thông với mục đích thay đổi nhận thức, thói quen tiêu dùng tại thị trường nội địa theo định hướng giảm sử dụng gỗ rừng tự nhiên, khuyến khích sử dụng gỗ rừng trồng trong nước”, ông Tô Xuân Phúc nói.
Tin liên quan
Ngành gỗ tận dụng cơ hội trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
07:45 | 10/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Ngành gỗ đối mặt nhiều biến số tại các thị trường trọng điểm
09:45 | 14/08/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics