Cuối quý 2 trình Thủ tướng Bộ tiêu chí nhập khẩu gỗ hợp pháp
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. |
Việt Nam hiện NK lượng lớn gỗ nhiệt đới hàng năm, song việc kiểm soát tính hợp pháp của gỗ NK còn nhiều bất cập. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này sẽ tác động như thế nào tới XK của toàn ngành, thưa ông?
Chính phủ Việt Nam đã ra Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (Nghị định VNTLAS). Nghị định này đã nêu rõ tính hợp pháp của gỗ yêu cầu cả 2 thị trường là thị trường XK và thị trường nội địa. Tuy nhiên, Nghị định mới được thực thi, chưa được hoàn thiện, đặc biệt là rào cản về gỗ NK. Gỗ XK của Việt Nam nói chung tuân thủ rất tốt vấn đề gỗ hợp pháp. 100% XK gỗ của các DN Việt Nam hiện nay đều là gỗ hợp pháp vì thực hiện theo các tiêu chuẩn của nước NK. Bởi vậy, không có lý do gì Việt Nam lại hạ thấp tiêu chuẩn NK gỗ vào Việt Nam.
Thế giới cũng như rất nhiều tổ chức xã hội của các nước trên thế giới đã đưa ra ý kiến về vấn đề thị trường nội địa Việt Nam đang có sử dụng gỗ bất hợp pháp. Nếu không làm tốt vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả ngành gỗ. Ngành gỗ có thể sẽ phải đối mặt với vấn đề tranh chấp thương mại, áp thuế. Khi đó, sản xuất sẽ đình đốn, phát triển của DN bị gián đoạn, thậm chí việc thực hiện mục tiêu XK của Chính phủ cũng bị ảnh hưởng.
Ông Đào Duy Tám, Trưởng phòng Giám quản 1, Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính): Cơ quan Hải quan nhanh chóng phối hợp, tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp ngành gỗ
Ngay từ khi Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (Nghị định VNTLAS) có hiệu lực, trong thời gian đầu triển khai là đầu tháng 11/2020, cơ quan Hải quan đã tiếp nhận một số vướng mắc của DN. Ngay sau đó, Tổng cục Hải quan đã có buổi làm việc với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cùng với Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho DN, đặc biệt là những vướng mắc liên quan đến xác định vùng địa lý tích cực, danh sách các quốc gia được xác định là vùng địa lý tích cực và các vấn đề khác liên quan đến việc kê khai trên các bản kê gỗ như bản kê số 01, 02, 03. Trong thời gian tới, ngoài cùng các bộ ngành tích cực trong chống gian lận thương mại liên quan đến lợi dụng nguồn gốc xuất xứ của Việt Nam để XK gỗ đi các nước, cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục đưa ra một số giải pháp để tạo thuận lợi cho các DN XK nói chung, đặc biệt là trong XK lâm sản nói riêng. Cụ thể, trong XK lâm sản khi thực hiện Nghị định 102/2020/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan sẽ có một số kiến nghị với Tổng cục Lâm nghiệp trong kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; phối hợp với Bộ NN&PTNT trong nghiên cứu, triển khai tiếp hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống một cửa quốc gia trong việc cung cấp các thông tin hỗ trợ DN cũng như tạo điều kiện cho các DN nộp hồ sơ điện tử trên hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia và gửi đến tất cả các cơ quan quản lý nhà nước khác. Khi giải quyết các thủ tục hành chính không yêu cầu DN phải nộp các hồ sơ giấy. Những quy định như vậy nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc của DN với cơ quan quản lý nhà nước. |
Xin ông cho biết, thời gian qua, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã có những động thái thiết thực như thế nào góp phần nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo tính hợp pháp trong NK gỗ nhiệt đới vào Việt Nam?
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã làm rất nhiều việc như gửi công văn cho các nước có vùng địa lý rủi ro cao, đặc biệt là của châu Phi nói chung và quốc gia có lượng gỗ nhiệt đới XK lớn nhất vào Việt Nam là Cameroon. Hiệp hội đã gửi công văn yêu cầu tới Hiệp hội Gỗ Cameroon, Bộ Nông nghiệp Cameroon. Họ đã đưa ra tiêu chí thế nào là gỗ XK hợp pháp vào các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiệp hội cũng đã có làm việc với phía Lào, Campuchia, đồng thời dựa trên tình hình thực tế NK gỗ của Việt Nam, sắp tới Hiệp hội sẽ gửi trình lên Chính phủ Bộ tiêu chí để thực hiện NK gỗ vào Việt Nam chỉ là gỗ hợp pháp.
Tuy nhiên, đây chỉ là một góc độ nhỏ trong các giải pháp để thực hiện phát triển bền vững ngành gỗ. Để thực hiện phát triển gỗ bền vững còn nhiều vấn đề lớn có tính chất dài lâu. Đó là văn hóa trong vấn đề sử dụng sản phẩm gỗ của người dân Việt Nam; bên cạnh đó, vấn đề chi tiêu công của Chính phủ cũng phải đảm bảo là gỗ rừng trồng. Các sản phẩm gỗ XK của Việt Nam phải tuân thủ là gỗ rừng trồng có chứng chỉ…
Ông có thể chia sẻ rõ hơn về nội dung cũng như lộ trình xây dựng Bộ tiêu chí để thực hiện NK gỗ vào Việt Nam chỉ là gỗ hợp pháp mà Hiệp hội dự định trình Chính phủ thời gian tới?
Bộ tiêu chí của Hiệp hội sẽ đưa ra trình Chính phủ và các cơ quan ban ngành trọng tâm dựa trên những tiêu chuẩn gỗ hợp pháp của châu Phi, Cameroon, của Lào, Campuchia. Họ đưa ra bộ tiêu chuẩn, mình dựa vào đó cộng với một phần bộ tiêu chí gỗ XK để xây dựng bộ tiêu chí gỗ NK. Mức độ cao nhất của một bộ tiêu chí gỗ NK hiện nay là bắt buộc gỗ phải có chứng chỉ. Đó là tốt nhất, còn trên thực tế có thể phải triển khai từng bước, hoặc mặt hàng nào, gỗ nào, vùng nào phải có chứng chỉ.
Về lộ trình, sớm nhất cuối quý 2/2021 và muộn nhất là đầu quý 3/2021 hiệp hội sẽ trình bộ tiêu chí này tới Thủ tướng.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tăng nguồn lực cho đấu tranh phòng, chống ma túy
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK