Mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm 2025 của ngành gỗ Việt đang bị đe dọa
Sắt thép Việt rộng cửa vào Malaysia Xuất khẩu tăng, nhưng còn nhiều nỗi lo Cà phê Việt giữ lợi thế giữa xoáy chuyển toàn cầu |
![]() |
Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 15,89 tỷ USD Ảnh: IT |
Theo thống kê, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 15,89 tỷ USD. Với kết quả này, ngành gỗ và lâm sản Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD vào năm 2025. Đến ngày 15/5/2025, con số này đã đạt 6 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2024. Về thị trường, Hoa Kỳ hiện là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 55% thị phần. Việt Nam cũng đạt thặng dư thương mại hơn 100 tỷ USD với Mỹ trong năm 2024.
Tuy nhiên, ngành gỗ dán Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC). Đơn đề nghị điều tra đã được DOC tiếp nhận đối với sản phẩm gỗ dán cứng và trang trí nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia.
Hơn 130 doanh nghiệp Việt Nam nằm trong danh sách bị cáo buộc, bao gồm các công ty lớn như Công ty TNHH MTV Gỗ Khang Đạt, Công ty TNHH Triệu Thái Sơn, và Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thái Hoàng. Các sản phẩm bị điều tra chủ yếu thuộc nhóm mã HS 4412 và 9403.
Thời kỳ điều tra CBPG và CTC là năm 2024, trong khi thời kỳ điều tra thiệt hại là giai đoạn 2022-2024. Theo số liệu của nguyên đơn dẫn từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC), kim ngạch xuất khẩu gỗ dán từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng 401 triệu USD năm 2022, giảm xuống 186 triệu USD năm 2023, sau đó tăng trở lại 244 triệu USD năm 2024. Việt Nam đứng thứ 2 sau Indonesia trong nhóm các nước bị điều tra.
Biên độ phá giá bị cáo buộc đối với Việt Nam dao động từ 112,33% - 133,72%, đây là mức thấp nhất trong số 3 nước bị điều tra. DOC có thể sử dụng Indonesia làm quốc gia thay thế để tính toán biên độ, do coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường. ITC có 45 ngày để đưa ra kết luận sơ bộ về thiệt hại; nếu ITC kết luận không có thiệt hại, vụ việc sẽ chấm dứt.
Dù vậy, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm 2025. Hiện tại, thuế suất đối với đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 0%. Nếu bị áp mức thuế 25%, sản phẩm gỗ dán Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh với sản phẩm từ Trung Quốc và các nước khác.
Ảnh hưởng đã bắt đầu xuất hiện khi nhiều doanh nghiệp chỉ nhận được đơn hàng ngắn hạn thay vì ký kết cả năm như trước. Ngoài thị trường Hoa Kỳ, nhiều thị trường lớn khác như Liên minh châu Âu (EU) cũng đang siết chặt quy định nhập khẩu, ví dụ qua Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).
Để đối phó với tình hình này, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cùng các doanh nghiệp đang chuẩn bị tham gia các cuộc điều trần nếu phía Hoa Kỳ yêu cầu. Mục tiêu là chứng minh mối quan hệ thương mại song phương trong ngành gỗ mang tính bổ trợ, không gây hại cho sản xuất nội địa của Hoa Kỳ. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Việt Nam cũng đã tích cực làm việc với các cơ quan chính phủ Hòa Kỳ để tháo gỡ vướng mắc.
Các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp cần tìm lối ra bằng cách mở rộng thị trường, đặc biệt hướng đến các khu vực mới nổi và tiềm năng như Trung Đông, nhằm giảm sự phụ thuộc và tăng khả năng chống chịu trước rủi ro từ các thị trường lớn. Bên cạnh đó, ngành gỗ cần hướng tới việc toàn bộ sản phẩm gỗ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu phải có nguồn gốc hợp pháp, đạt chứng chỉ rừng bền vững và hơn 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ phải đạt trình độ công nghệ tiên tiến.
Tin liên quan

Ngành gỗ Việt Nam: tìm hướng đi mới để tồn tại
09:45 | 11/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

5 tháng đầu năm: Gỗ Việt khởi sắc trở lại
21:29 | 06/06/2025 Xu hướng

Mỹ chuẩn bị điều tra kép gỗ dán Việt Nam
16:09 | 28/05/2025 Cần biết

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”
19:00 | 14/07/2025 Xu hướng

Đề xuất bổ sung quy hoạch cảng cạn tại cửa khẩu Đồng Đăng
15:40 | 14/07/2025 Xu hướng

Ngành gỗ Việt đang định vị lại mình trên bản đồ xuất khẩu
15:38 | 14/07/2025 Xu hướng

Sức ép lớn đặt doanh nghiệp xuất khẩu sữa sang Trung Quốc vào thế khó
13:45 | 14/07/2025 Xu hướng

10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất trong tháng 6/2025
08:16 | 14/07/2025 Xu hướng

Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào
19:25 | 12/07/2025 Xu hướng

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần
19:22 | 12/07/2025 Xu hướng

Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng
16:39 | 12/07/2025 Xu hướng

Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới
16:37 | 12/07/2025 Xu hướng

Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản
09:20 | 11/07/2025 Xu hướng

Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc
21:14 | 10/07/2025 Xu hướng

Chế biến sâu- hướng đi không thể đảo ngược của doanh nghiệp ngành cá tra
16:03 | 10/07/2025 Xu hướng

Sự phục hồi của ngành rau quả Việt Nam đến từ đâu?
11:41 | 10/07/2025 Xu hướng
Tin mới

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ cán đích nửa triệu tỷ đồng

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ thuế: giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics