Ngành gỗ Việt Nam: tìm hướng đi mới để tồn tại
5 tháng đầu năm: Gỗ Việt khởi sắc trở lại Ngành đồ gỗ xuất khẩu mở rộng biên độ kinh doanh trong khó khăn Ngành gỗ tận dụng cơ hội trước thay đổi của thị trường xuất khẩu |
![]() |
Cấp mã số cho vùng trồng rừng sẽ giúp kiểm soát được nguồn gốc gỗ |
Phụ thuộc quá lớn vào một thị trường
Năm 2025 mở ra với bức tranh kinh tế thế giới đầy phức tạp và khó lường. Những biến động trong chuỗi cung ứng, chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu tăng cao, cùng sự thay đổi liên tục trong các chính sách thương mại của nhiều quốc gia, đang tạo ra những tác động không nhỏ đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam.
Chia sẻ về thực trạng thị trường gỗ hiện nay, ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương chỉ rõ một thách thức lớn: Thị trường Hoa Kỳ hiện chiếm tới hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước. Sự tập trung quá mức này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đặc biệt, các chính sách thuế đối ứng từ chính quyền Tổng thống Donald Trump luôn có những diễn biến bất ngờ, khó đoán định. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải nỗ lực tối đa để có những chính sách linh hoạt, chủ động thích ứng nhằm đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh.
Ông Nguyễn Liêm nhấn mạnh, trước những diễn biến khó lường của thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp nói chung và ngành gỗ nói riêng đang nỗ lực triển khai các chính sách linh hoạt, chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, tránh tập trung quá nhiều vào một vài thị trường trọng điểm.
Bên cạnh thách thức từ sự phụ thuộc thị trường, ngành gỗ còn đối mặt với những "rào cản" mới từ các quy định nhập khẩu ngày càng chặt chẽ. Ông Huỳnh Quang Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Hiệp Long, cảnh báo về những tác động không nhỏ đối với ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam từ thị trường Liên minh châu Âu.
Cụ thể, Quy chế sản phẩm không phá rừng (EUDR) sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 31/12/2025. Cùng với đó là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) và Chỉ thị về báo cáo phát triển bền vững của DN (CSRD) liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính, thiết kế sinh thái. Đối với thị trường Nhật Bản, những thay đổi về chính sách giá điện hỗ trợ (FIT) và quy định sử dụng nguyên liệu gỗ có nguồn gốc rõ ràng cũng sẽ tác động đến ngành chế biến viên nén gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Không chỉ khó khăn về thị trường đầu ra, ngành gỗ còn đang phải vật lộn với bài toán nguyên liệu đầu vào và cạnh tranh. Theo ông Huỳnh Quang Thanh, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu hiện đang tăng do nguồn cung bị hạn chế. Ngoài ra, ngành gỗ Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước cung cấp lớn khác như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia – vốn là những nước xuất khẩu gỗ lớn, có lợi thế về công nghệ và chi phí.
Tìm không gian mới và chiến lược định vị lại vị thế
Trước những khó khăn chồng chất, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường mới không còn là lựa chọn mà là yêu cầu sống còn. Tin vui là trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2025 ghi nhận giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh nhất ở thị trường Tây Ban Nha, với mức tăng ấn tượng 64%. Đây được xem là tín hiệu rất khả quan trong định hướng mở rộng thị trường của ngành gỗ.
Theo đánh giá của cộng đồng DN, các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc, châu Phi và Nam Mỹ đang mở ra những không gian xuất khẩu lớn. Đặc biệt, Ấn Độ đang nhận được sự chú ý đặc biệt. Với dân số đông nhất thế giới và nền kinh tế đứng thứ 4 toàn cầu, tiềm năng tiêu thụ hàng hóa tại thị trường này được đánh giá là rất cao.
Để định vị lại vị thế trên thị trường quốc tế, các DN đang thay đổi chiến lược sản xuất. Ông Huỳnh Quang Thanh chia sẻ, DN cần lựa chọn sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao để hợp tác đầu tư, đồng thời cân nhắc lại đối với các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp.
Cùng với đó, việc đánh giá nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo gỗ có chứng chỉ và mã số vùng trồng là cực kỳ quan trọng. Điều này không chỉ giúp đáp ứng yêu cầu thị trường mà còn tránh tình trạng DN gỗ nước ngoài gắn mác hàng Việt để xuất khẩu.
Bên cạnh việc mở rộng thị trường, ngành gỗ đang đặt mục tiêu hướng đến phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thế giới. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 18 tỷ USD trong năm 2025.
Để đạt được mục tiêu này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hỗ trợ nâng cao năng lực tuân thủ và đạt chứng nhận cho các DN gỗ, từ đó tăng cường lợi thế cạnh tranh và mở rộng cơ hội xuất khẩu. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý và thương mại, đồng thời góp phần tăng cường xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gỗ Việt Nam.
Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) nhấn mạnh, bên cạnh việc xây dựng các khu chế biến công nghệ cao, mở rộng thị phần, xúc tiến thương mại tại các thị trường chính và phát triển bán hàng qua thương mại điện tử, ngành gỗ cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào vùng nguyên liệu.
Cụ thể, cần phát triển nhiều hơn những rừng trồng gỗ lớn, rừng được quản lý bền vững và được cấp các chứng chỉ quốc tế như FSC (Hội đồng Quản lý rừng - thúc đẩy quản lý rừng có trách nhiệm) hoặc PEFC (Chương trình Chứng nhận Chứng chỉ Rừng - liên minh toàn cầu về các hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia).
Một bước tiến quan trọng nữa trong việc quản lý nguồn gốc gỗ là việc thí điểm cấp mã số vùng trồng rừng. Ông Trần Quang Bảo thông tin, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm đã phối hợp thực hiện thí điểm tại một số tỉnh phía Bắc và sẽ mở rộng ra toàn quốc.
Nhiệm vụ của mã số này là phát triển chuỗi cung gỗ hợp pháp, đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc gỗ, thích ứng với các yêu cầu quốc tế. Đồng thời, nó còn giúp phát triển phương pháp đo đếm, báo cáo và thẩm định (MRV) để xác định khả năng hấp thụ, lưu trữ carbon của rừng trồng.
Sự đồng hành của các cơ quan nhà nước đóng vai trò thiết yếu trong công cuộc chuyển mình của ngành gỗ. Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, đơn vị sẽ tăng cường cung cấp thông tin thị trường theo thời gian thực và định hướng chiến lược xuất khẩu cho các DN xuất, nhập khẩu tại Bình Dương trong thời gian tới. Các thị trường tiềm năng được chú trọng bao gồm Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Trung Đông, châu Phi và khu vực châu Mỹ Latinh.
Ngành gỗ Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường đầy thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội. Việc chủ động đa dạng hóa thị trường, tập trung vào các sản phẩm giá trị gia tăng cao, đầu tư vào nguồn nguyên liệu bền vững, cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, sẽ là chìa khóa giúp ngành gỗ vượt qua khó khăn hiện tại và khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Tin liên quan

Ngành gỗ Việt đang định vị lại mình trên bản đồ xuất khẩu
15:38 | 14/07/2025 Xu hướng

Mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm 2025 của ngành gỗ Việt đang bị đe dọa
09:46 | 24/06/2025 Xu hướng

5 tháng đầu năm: Gỗ Việt khởi sắc trở lại
21:29 | 06/06/2025 Xu hướng

Phân bón Việt đạt chuẩn cao nhất tại Úc
09:13 | 24/07/2025 Xu hướng

Vietrade và Amazon Global Selling hợp tác đưa hàng hóa thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu
13:45 | 23/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế
09:19 | 23/07/2025 Xu hướng

Cảnh báo đỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt trên thị trường Hoa Kỳ
09:15 | 23/07/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Bão số 3 không làm gián đoạn hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
09:09 | 23/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp có tâm lý dè dặt khi xuất khẩu sang Mỹ
17:32 | 22/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả bật tăng mạnh mẽ
15:26 | 22/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Gạo Việt Nam nâng tầm giá trị từ "ngọc thô" đến "ngọc quý"
18:07 | 21/07/2025 Xu hướng

Chuyển đổi số và phát triển xanh ngành logistics
16:11 | 21/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Xuất khẩu cá tra vượt 1 tỷ USD
11:39 | 21/07/2025 Xu hướng

Giá điều xuất khẩu bật tăng gần 24%
21:55 | 20/07/2025 Xu hướng

Tây Ban Nha, Algeria trở thành điểm sáng mới của cà phê Việt
17:57 | 19/07/2025 Xu hướng

Hơn 100.000 ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam
16:38 | 19/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Bộ Y tế cảnh báo về thuốc giả Theophylline

Tọa đàm trực tuyến: “Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - Giải pháp và lộ trình cho doanh nghiệp Việt”

Tăng cường sản phẩm, hàng hoá mới trên thị trường chứng khoán

Phân bón Việt đạt chuẩn cao nhất tại Úc

Triệt phá đường dây vận chuyển ma túy lớn tại Quảng Trị

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ
15:00 | 22/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII
09:17 | 22/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng
10:43 | 21/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI
07:00 | 18/07/2025 Infographics

Đo lường sự hài lòng của người nộp thuế để nâng cao chất lượng phục vụ

Thành lập Đảng bộ Hải quan khu vực XVI

Hải quan khu vực VI và Hiệp hội DN tỉnh Lạng Sơn phối hợp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Hải quan khu vực XII kiến nghị về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan

Bài 5: Lan toả, xây dựng “văn hoá” tuân thủ pháp luật hải quan

Cần có lộ trình phù hợp thu thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản

Tọa đàm trực tuyến: “Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - Giải pháp và lộ trình cho doanh nghiệp Việt”

Lợi nhuận trước thuế của Vinatex tăng 112% so với cùng kỳ

Lãi suất cho vay tiếp tục giảm, vốn vào sản xuất tăng

Quản trị rủi ro giữ vai trò then chốt tại các công ty chứng khoán

Viettel chủ động ứng trực, bảo đảm thông tin thông suốt khi bão đổ bộ

Doanh nghiệp ngành xây dựng vượt kế hoạch lợi nhuận

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Lào giai đoạn 2025-2030

Bài 3: Đổi mới quy trình khấu trừ và quyết toán, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế

Cách xác định giá đất được trừ để tính thuế GTGT theo quy định mới nhất

Xử lý tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa

Ghi nhãn trên bao bì điều thô nhập khẩu từ châu Phi

Hướng dẫn truyền mã miễn giảm trên hệ thống VNACCS

Hình thành xu hướng mua sắm online thông minh

Tái thiết hành vi tiêu dùng: Hướng tiếp cận mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Doanh nghiệp nhỏ học cách “vượt bão” trên sàn thương mại điện tử

Ngăn hành vi đầu cơ, găm hàng trong và sau mùa mưa bão

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá

Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Khởi công Dự án Khu nhà thương mại liền kề HDB - Palmy Biztown tại Hà Nội

“Sóng” sáp nhập gây “sốt nóng” cục bộ trên thị trường bất động sản

Kinh tế Việt Nam 2025: Tăng trưởng mạnh mẽ, kỳ vọng bứt tốc về đích

Lilama 10, Vinam và SaigonShip bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán

Xử phạt SPX Express 200 triệu đồng do đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng
