Xuất siêu kỷ lục: Âu lo lấn át vui mừng
![]() | Việt Nam xuất siêu gần 12 tỷ USD trong 8 tháng |
![]() | Nông sản xuất siêu 6,2 tỷ USD trong 8 tháng |
![]() | Xuất khẩu hồi phục, Việt Nam xuất siêu 10 tỷ USD |
![]() |
Xuất siêu của Việt Nam từ đầu năm đến nay chủ yếu do nhập khẩu sụt giảm. Ảnh: N.Linh |
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2020 ước đạt trên 336 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 174 tỷ USD, tăng 1,6%; nhập khẩu đạt trên 162 tỷ USD, giảm 2,2%.
Tính chung 8 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,9 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,1 tỷ USD.
Con số 11,9 tỷ USD có thể nói là mức xuất siêu kỷ lục của Việt Nam, vượt qua cả con số xuất siêu 9,9 tỷ USD của cả năm 2019. Trong khi đó, con số xuất siêu 9,9 tỷ USD của năm 2019 đã là mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu của Việt Nam.
Nhìn nhận về con số xuất siêu kỷ lục trong 8 tháng đầu năm nay, TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) phân tích: Nền kinh tế Việt Nam mấy năm gần đây luôn xuất siêu.
Xuất siêu có điều đáng mừng là giúp tăng dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, xuất siêu 8 tháng năm 2020 có điểm đáng phải lo. Đó là xuất siêu không phải do xuất khẩu tăng mà do nhập khẩu giảm nhiều.
“Nhập khẩu của Việt Nam tới 90% là tư liệu sản xuất, nhập khẩu hàng tiêu dùng chỉ chiếm 10%. Giảm nhập khẩu nghĩa là giảm nhập tư liệu sản xuất, đó là điểm đáng lo. Xuất siêu thì mừng nhưng đáng lo nhiều hơn bởi giảm nhập tư liệu sản xuất sẽ gây ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai”, TS. Lê Quốc Phương nhấn mạnh.
Vị này cũng lưu ý thêm, xuất siêu của Việt Nam vẫn dựa vào khu vực doanh nghiệp FDI, còn doanh nghiệp trong nước vẫn nhập siêu lớn, tới hơn 10 tỷ USD.
Trên thực tế, chưa cần đợi tới con số xuất siêu 11,9 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, khi kết thúc 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam đạt mức xuất siêu 6,5 tỷ USD, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng đã phải thốt lên rằng, việc xuất siêu vượt cả các năm trước là tín hiệu không vui, chứng tỏ Việt Nam không nhập được nguyên liệu về.
Từ trước đến nay, nhập khẩu chủ yếu là nhập yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Năm nay, Việt Nam không nhập được nguyên liệu do hai nguyên nhân. Thứ nhất là không có đơn hàng xuất khẩu nên không nhập. Thứ hai là khi có đơn hàng xuất khẩu thì chuỗi cung ứng nguyên vật liệu lại bị đứt gãy nên không nhập được.
Doanh nghiệp mới chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu dự trữ từ trước để xuất khẩu chứ không nhập được cho giai đoạn sau. Thực tế này dẫn tới chuyện Việt Nam chỉ có xuất khẩu mà không có nhập khẩu.
Đáng chú ý, xuất siêu chủ yếu do doanh nghiệp FDI nhờ giữ được đơn hàng, tổ chức được nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Họ cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng mức độ đứt gãy không nhiều như doanh nghiệp Việt Nam.
“Điều này một lần nữa nói lên việc tổ chức các chuỗi cung ứng theo hướng bền vững là đặc biệt quan trọng”, chuyên gia Phạm Tất Thắng nói.
Xung quanh câu chuyện xuất siêu kỷ lục của Việt Nam, chuyên gia kinh tế Trần Toàn Thắng bày tỏ quan điểm, để đánh giá số liệu xuất siêu là tích cực hay không phải nhìn vào 2 con số nữa là tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu.
2 con số này so với cùng kỳ năm trước đều giảm, nhưng mức giảm khác nhau. Có thể nhập siêu 8 tháng năm 2020 là do nhập khẩu giảm quá nhanh, chứ không phải xuất khẩu tăng.
Nếu số liệu nhập khẩu giảm là do lượng máy móc, nguyên vật liệu giảm thì xuất siêu không phải là đáng mừng. Nhập khẩu giảm có thể do doanh nghiệp đang đánh giá thấp khả năng xuất khẩu tiếp. Đó là vấn đề khiến khả năng phục hồi kinh tế càng khó hơn.
“Dù sao, về mặt tài chính, thặng dư thương mại lớn giúp đất nước có thêm ngoại tệ để ổn định tỷ giá”, ông Trần Toàn Thắng nói.
Về xuất khẩu hàng hóa thời gian tới, Bộ Công Thương dự báo, nửa cuối năm, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan hơn so với quý II/2020 sau khi nhiều nước bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và bắt đầu đẩy nhanh quá trình phục hồi, mở cửa.
Bên cạnh đó, xuất khẩu các tháng cuối năm có thể hy vọng từ việc thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) từ ngày 1/8. Nếu dịch bệnh được kiểm soát tại châu Âu, Hiệp định EVFTA đã được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn từ việc giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường này.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng khẳng định, dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Diễn biến tình hình thực tế cho thấy xuất khẩu còn nhiều khó khăn. Mất việc làm, thu nhập giảm khiến nhu cầu của người tiêu dùng cho sản phẩm nhập khẩu khó có thể sớm cải thiện.
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2020 ước tính đạt 26,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước, chủ yếu do Công ty Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới Note 20. Tính chung 8 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng với kim ngạch xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng 15,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 113,31 tỷ USD (chiếm 65,1% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 4,5%. Trong 8 tháng có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 89,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. |
Tin liên quan

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD
15:11 | 06/07/2025 Xu hướng

Nam Á – thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt
20:52 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Đến giữa tháng 6, xuất nhập khẩu đạt hơn 390 tỷ USD
09:18 | 25/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Vietrade và Amazon Global Selling hợp tác đưa hàng hóa thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu
13:45 | 23/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế
09:19 | 23/07/2025 Xu hướng

Cảnh báo đỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt trên thị trường Hoa Kỳ
09:15 | 23/07/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Bão số 3 không làm gián đoạn hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
09:09 | 23/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp có tâm lý dè dặt khi xuất khẩu sang Mỹ
17:32 | 22/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả bật tăng mạnh mẽ
15:26 | 22/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Gạo Việt Nam nâng tầm giá trị từ "ngọc thô" đến "ngọc quý"
18:07 | 21/07/2025 Xu hướng

Chuyển đổi số và phát triển xanh ngành logistics
16:11 | 21/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Xuất khẩu cá tra vượt 1 tỷ USD
11:39 | 21/07/2025 Xu hướng

Giá điều xuất khẩu bật tăng gần 24%
21:55 | 20/07/2025 Xu hướng

Tây Ban Nha, Algeria trở thành điểm sáng mới của cà phê Việt
17:57 | 19/07/2025 Xu hướng

Hơn 100.000 ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam
16:38 | 19/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu tiến sát mốc 500 tỷ USD
15:38 | 18/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Đo lường sự hài lòng của người nộp thuế để nâng cao chất lượng phục vụ

Thành lập Đảng bộ Hải quan khu vực XVI

Hải quan khu vực VI và Hiệp hội DN tỉnh Lạng Sơn phối hợp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Hải quan khu vực XII kiến nghị về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan

Bài 5: Lan toả, xây dựng “văn hoá” tuân thủ pháp luật hải quan

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ
15:00 | 22/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII
09:17 | 22/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng
10:43 | 21/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI
07:00 | 18/07/2025 Infographics

Đo lường sự hài lòng của người nộp thuế để nâng cao chất lượng phục vụ

Thành lập Đảng bộ Hải quan khu vực XVI

Hải quan khu vực VI và Hiệp hội DN tỉnh Lạng Sơn phối hợp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Hải quan khu vực XII kiến nghị về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan

Bài 5: Lan toả, xây dựng “văn hoá” tuân thủ pháp luật hải quan

Cần có lộ trình phù hợp thu thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản

Lợi nhuận trước thuế của Vinatex tăng 112% so với cùng kỳ

Lãi suất cho vay tiếp tục giảm, vốn vào sản xuất tăng

Quản trị rủi ro giữ vai trò then chốt tại các công ty chứng khoán

Viettel chủ động ứng trực, bảo đảm thông tin thông suốt khi bão đổ bộ

Doanh nghiệp ngành xây dựng vượt kế hoạch lợi nhuận

Xuất khẩu cà phê qua sàn thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản Việt

Bài 3: Đổi mới quy trình khấu trừ và quyết toán, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế

Cách xác định giá đất được trừ để tính thuế GTGT theo quy định mới nhất

Xử lý tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa

Ghi nhãn trên bao bì điều thô nhập khẩu từ châu Phi

Hướng dẫn truyền mã miễn giảm trên hệ thống VNACCS

Cơ sở pháp lý đáp ứng Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030

Hình thành xu hướng mua sắm online thông minh

Tái thiết hành vi tiêu dùng: Hướng tiếp cận mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Doanh nghiệp nhỏ học cách “vượt bão” trên sàn thương mại điện tử

Ngăn hành vi đầu cơ, găm hàng trong và sau mùa mưa bão

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá

Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Khởi công Dự án Khu nhà thương mại liền kề HDB - Palmy Biztown tại Hà Nội

“Sóng” sáp nhập gây “sốt nóng” cục bộ trên thị trường bất động sản

Kinh tế Việt Nam 2025: Tăng trưởng mạnh mẽ, kỳ vọng bứt tốc về đích

Lilama 10, Vinam và SaigonShip bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán

Xử phạt SPX Express 200 triệu đồng do đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng
