Kinh tế Việt Nam 2025: Tăng trưởng mạnh mẽ, kỳ vọng bứt tốc về đích
"Điểm mặt" nhiều biến số tác động tăng trưởng kinh tế năm 2025 Kinh tế Việt Nam năm 2025 sẽ tươi sáng hơn Sản xuất công nghiệp kỳ vọng bứt phá vào cuối năm |
Những động lực thúc đẩy tăng trưởng
Theo Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2025 tăng 7,96%, nâng tốc độ tăng trưởng chung 6 tháng lên 7,52%. Kết quả tăng trưởng này có sự đóng góp đồng đều từ cả 3 khu vực: Nông, lâm, thủy sản tăng 3,84%; công nghiệp và xây dựng tăng 8,33%; dịch vụ tăng 8,14%. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng là mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua, được thúc đẩy từ cả phía cung và phía cầu.
![]() |
Từ góc độ sản xuất, nông nghiệp duy trì ổn định nhờ thời tiết thuận lợi, giá cả ổn định và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 7,42%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,21%, đóng góp 0,10 điểm phần trăm.
Công nghiệp, xây dựng là động lực tăng trưởng kinh tế quý II và 6 tháng. Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp tăng 8,07% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,64 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với mức tăng 10,1%, đóng góp 2,55 điểm phần trăm, tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng.
Đáng chú ý, nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao so cùng kỳ năm trước như: Sản xuất xe có động cơ tăng 31,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 17,1%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 17,0%; sản xuất trang phục tăng 15,1%; Sản xuất trang phục, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, sản xuất kim loại, sản xuất xe có động cơ.
Hoạt động xây dựng tăng cao khi đầu tư công tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ, thu hút FDI tăng mạnh, thị trường bất động sản có dấu hiệu cải thiện và những chính sách hỗ trợ phục hồi của Chính phủ. Giá trị tăng thêm hoạt động xây dựng tăng 9,62% (quý II tăng 9,83%), cao nhất trong vòng 15 năm.
Xây dựng tập trung cao vào dự án hạ tầng giao thông trọng điểm (cao tốc, sân bay, cầu lớn), nhà máy điện, cơ sở hạ tầng dân dụng, khu công nghiệp và hạ tầng v.v… (các công trình kỹ thuật dân dụng tăng 12,38%; hoạt động xây dựng chuyên dụng tăng 9,86%).
Các ngành dịch vụ thị trường hỗ trợ chủ yếu cho sản xuất, xuất khẩu và du lịch như vận tải, kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, hành chính và dịch vụ hỗ trợ 6 tháng đầu năm tăng trưởng khá mạnh.
Các ngành dịch vụ có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cũng tăng cao do thực hiện cách mạng trong cải cách bộ máy và quản lý hành chính như: Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc tăng 13,1% (quý II tăng 15,5%), giáo dục đào tạo tăng 10,47% (quý II tăng 11,47%), nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 10,2% (quý II tăng 11,09%).
![]() |
Đầu tư công là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 |
Từ góc độ sử dụng, tăng trưởng kinh tế quý II và 6 tháng được hỗ trợ tích cực từ cả tiêu dùng, tích lũy và xuất nhập khẩu.
Tiêu dùng cuối cùng tăng khá cao trong 5 năm gần đây với sự ổn định của tiêu dùng của hộ gia đình và gia tăng mạnh chi tiêu dùng của nhà nước. Du lịch tiếp tục tăng mạnh cả ở du lịch nội địa và khách quốc tế. Nhiều chương trình kích cầu du lịch được triển khai ở cả cấp quốc gia và địa phương. Trong 6 tháng đầu năm, khách quốc tế đến VN tăng 20,7% so cùng kỳ.
Việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án hạ tầng trọng điểm (điện, đường, cảng...) không chỉ thúc đẩy ngành công nghiệp và xây dựng mà còn thiết lập nền tảng để gia tăng năng lực sản xuất tổng thể của nền kinh tế trong dài hạn. Ngoài ra, dòng vốn FDI tăng mạnh, đặc biệt vào các dự án sản xuất mới trong lĩnh vực công nghệ cao, bán dẫn, AI... đã tạo ra năng lực sản xuất mới, việc làm và cơ hội học hỏi, quản lý cho nền kinh tế.
Hoạt động xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2025 diễn ra rất sôi động. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 219,8 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng này phản ánh nỗ lực tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Điều này cho thấy nhu cầu từ các thị trường quốc tế đối với hàng hóa Việt Nam vẫn khá tốt.
Từ phía địa phương, trong 6 tháng đầu năm, có 10/63 tỉnh đạt mức tăng trưởng ấn tượng trên 10%, bao gồm: Bắc Giang (14,01%); Quảng Ngãi (12,4%); Nam Định (11,84%); Đà Nẵng (11,7%); Hải Dương (11,59%); Hà Nam (11,09%); Hải Phòng (11,04%); Quảng Ninh (11,03%); Phú Thọ (10,33%); Vĩnh Phúc (10,07%).
Nhiều dư địa cho mục tiêu tăng trưởng 8%
Tại kỳ báo cáo kinh tế - xã hội quý I, sau khi có kết quả ước tính quý I và đánh giá các dư địa cho tăng trưởng các quý tiếp theo, Cục Thống kê đã cập nhật kịch bản tăng trưởng mục tiêu 8%. Cụ thể: Quý I tăng 6,93%, quý II tăng 8,19%, 6 tháng đầu năm tăng 7,58%, quý III tăng 8,27%, quý IV tăng 8,46%, cả năm tăng 8%. Như vậy, tính chung 6 tháng đầu năm, kết quả tăng trưởng GDP đạt 7,52% đã xấp xỉ mục tiêu kịch bản tăng trưởng cập nhật ở quý I. Điều này sẽ giảm áp lực lên các quý tiếp theo và là nền tảng tích cực cho tăng trưởng cả năm 2025. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần cho mục tiêu tăng trưởng 8%. Để hiện thực hóa mục tiêu này, 6 tháng cuối năm cần khai thác tối đa các dư địa tăng trưởng, thực hiện đồng bộ, linh hoạt và kịp thời các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế.
Theo Lãnh đạo Cục Thống kê, những dư địa tăng trưởng trong nửa cuối năm khá rõ rệt. Đầu tư công sẽ là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Chính sách và giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công đang được Chính phủ, các bộ ngành, địa phương triển khai quyết liệt hướng tới mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công sẽ tạo dư địa tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm, đặc biệt là các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia như: Các tuyến đường bộ cao tốc, cảng hàng không, các dự án vành đai đô thị lớn, dự án năng lượng.
Khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo sẽ là động lực then chốt, mang vai trò chiến lược. Sự bùng nổ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ mở ra các cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng công nghệ AI trong hoạt động sản xuất để giảm chi phí nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh.
![]() |
Củng cố sức mua của thị trường trong nước thông qua các chính sách phù hợp nhằm kích thích tổng cầu nội địa và tiêu dùng |
Tăng trưởng tín dụng phấn đấu đạt 16%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế trong năm 2025 sẽ tạo ra dư địa rất lớn cho tăng trưởng kinh tế, chủ yếu thông qua việc cung cấp nguồn vốn dồi dào để kích thích sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng toàn xã hội.
Tiêu dùng được hỗ trợ bởi các chính sách giảm thuế GTGT 2% có hiệu lực từ 01/7/2025 đối với nhiều mặt hàng hóa và các chính sách thương mại kích cầu tiêu dùng trong nước. Các khoản hỗ trợ theo Nghị định 178 sẽ góp phần thúc đẩy tiêu dùng, đầu tư, tích lũy tài sản, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Với các dư địa tăng trưởng trên, Cục Thống kê dự báo kịch bản năm 2025 là: 6 tháng cuối năm tăng khoảng 8,42%, cả năm đạt 8% (quý III ước 8,33%, quý IV ước 8,51.
Giải pháp vượt thách thức, bứt phá về đích
Dù nền tảng tăng trưởng đã được củng cố, kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với không ít khó khăn trong 6 tháng cuối năm.
Trước bối cảnh đó, Cục Thống kê đã đưa ra các giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực. Trước hết, tiếp tục duy trì môi trường vĩ mô ổn định, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và người dân. Theo dõi sát diễn biến giá cả thế giới, đặc biệt là giá năng lượng, lương thực để có biện pháp ứng phó kịp thời. Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, đảm bảo kiểm soát lạm phát trong mục tiêu đề ra (dưới 4,5%). Ổn định tỷ giá, đảm bảo thanh khoản hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, phát triển mạnh mẽ Khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Đây là mục tiêu then chốt, cần thực hiện mạnh mẽ theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tăng đầu tư cho R&D trong công nghệ số, sinh học, vật liệu mới, tự động hóa; kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nghề và kỹ năng số đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0;
Thứ ba, thúc đẩy giải ngân và hiệu quả đầu tư công là động lực quan trọng nhất, cần tiếp tục được ưu tiên hàng đầu. Phải quyết liệt tháo gỡ mọi nút thắt về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu xây dựng để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của đất nước. Đảm bảo giải ngân tối đa hướng tới mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công mà Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu.
Thứ tư, kích cầu xuất khẩu và khai thác tối đa lợi thế FTA. Cần tận dụng triệt để các cơ hội từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đã có hiệu lực (EVFTA, CPTPP, RCEP). Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường mới, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu. Tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức hai con số để đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP.
Thứ năm, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, minh bạch hóa chính sách, đơn giản hóa thủ tục hành chính để thu hút và nâng cao chất lượng vốn FDI. Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và chính trị-xã hội, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Ưu tiên thu hút các dự án FDI có công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, thân thiện với môi trường và có khả năng kết nối, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước. Đảm bảo duy trì dòng vốn FDI thực hiện tăng trưởng ổn định, là nguồn lực quan trọng cho phát triển sản xuất, xuất khẩu.
Thứ sáu, củng cố sức mua của thị trường trong nước thông qua các chính sách phù hợp nhằm kích thích tổng cầu nội địa và tiêu dùng. Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại nội địa, khuyến mãi. Đẩy mạnh phục hồi và phát triển ngành du lịch, dịch vụ, khai thác tối đa tiềm năng từ lượng khách quốc tế tăng trưởng mạnh.
Thứ bảy, chủ động ứng phó với biến động kinh tế toàn cầu, nâng cao năng lực phân tích, dự báo các rủi ro từ bên ngoài như xung đột địa chính trị, chính sách thương mại của các nền kinh tế lớn, biến động giá cả hàng hóa. Đồng thời, xây dựng các kịch bản ứng phó, có các giải pháp linh hoạt để giảm thiểu tác động tiêu cực đến xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư. Đa dạng hóa thị trường và đối tác thương mại để giảm thiểu rủi ro tập trung.
Cục Thống kê nhận định, với nền tảng vững chắc từ nửa đầu năm, những dư địa tăng trưởng rõ ràng cùng tinh thần quyết liệt của cả hệ thống, kinh tế Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá ngoạn mục trong nửa cuối năm 2025 và mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 là hoàn toàn khả thi.
Tin liên quan

Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế
09:19 | 23/07/2025 Xu hướng

(Infographics): Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2025
16:34 | 15/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

Khởi công Dự án Khu nhà thương mại liền kề HDB - Palmy Biztown tại Hà Nội
15:09 | 23/07/2025 Nhịp sống thị trường

“Sóng” sáp nhập gây “sốt nóng” cục bộ trên thị trường bất động sản
14:05 | 23/07/2025 Nhịp sống thị trường

Lilama 10, Vinam và SaigonShip bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
10:05 | 23/07/2025 Nhịp sống thị trường

Xử phạt SPX Express 200 triệu đồng do đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng
09:16 | 23/07/2025 Nhịp sống thị trường

Phát hiện một cơ sở kinh doanh hàng trăm loại sản phẩm không rõ nguồn gốc tại Hà Nội
16:00 | 22/07/2025 Nhịp sống thị trường

Ngày 24/7/2025 sẽ diễn ra Tọa đàm trực tuyến “Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - Giải pháp và lộ trình cho doanh nghiệp Việt”
15:25 | 22/07/2025 Nhịp sống thị trường

Đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy 13 sản phẩm mỹ phẩm mang nhãn hiệu Image Skincare
12:01 | 22/07/2025 Nhịp sống thị trường

Bài 2: Niềm tin được củng cố, loạt dự án đổ bộ giải "cơn khát" nguồn cung
08:54 | 21/07/2025 Nhịp sống thị trường

Đã hoàn thành 35.631 căn nhà ở xã hội trong nửa đầu năm
07:46 | 21/07/2025 Nhịp sống thị trường

Thu hồi, tiêu hủy 4 lô sản phẩm Dầu mù u Thái Dương do không đạt tiêu chuẩn chất lượng
17:53 | 19/07/2025 Tiêu dùng

Phấn đấu đưa thị trường carbon vận hành thử nghiệm vào cuối 2025
10:14 | 19/07/2025 Nhịp sống thị trường

Thu hồi kem chống nắng Vitamin C và Sun Cream do bị kết luận là hàng giả
19:21 | 17/07/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hải quan khu vực XII kiến nghị về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan

Bài 5: Lan toả, xây dựng “văn hoá” tuân thủ pháp luật hải quan

Cưỡng chế doanh nghiệp nợ thuế trên 1.800 tỷ đồng

Kiến nghị mở rộng và tăng khung hình phạt đối với hành vi tiếp tay cho hàng giả

Bài 3: Đổi mới quy trình khấu trừ và quyết toán, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ
15:00 | 22/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII
09:17 | 22/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng
10:43 | 21/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI
07:00 | 18/07/2025 Infographics

Hải quan khu vực XII kiến nghị về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan

Bài 5: Lan toả, xây dựng “văn hoá” tuân thủ pháp luật hải quan

Cần có lộ trình phù hợp thu thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản

Hải quan Việt Nam tăng cường hợp tác với Hải quan Trung Quốc

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Bài 4: Sau sáp nhập, Thuế tỉnh Khánh Hòa vận hành thông suốt, đảm bảo hiệu lực hiệu quả

Lợi nhuận trước thuế của Vinatex tăng 112% so với cùng kỳ

Lãi suất cho vay tiếp tục giảm, vốn vào sản xuất tăng

Quản trị rủi ro giữ vai trò then chốt tại các công ty chứng khoán

Viettel chủ động ứng trực, bảo đảm thông tin thông suốt khi bão đổ bộ

Doanh nghiệp ngành xây dựng vượt kế hoạch lợi nhuận

Xuất khẩu cà phê qua sàn thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản Việt

Bài 3: Đổi mới quy trình khấu trừ và quyết toán, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế

Cách xác định giá đất được trừ để tính thuế GTGT theo quy định mới nhất

Xử lý tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa

Ghi nhãn trên bao bì điều thô nhập khẩu từ châu Phi

Hướng dẫn truyền mã miễn giảm trên hệ thống VNACCS

Cơ sở pháp lý đáp ứng Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030

Vietrade và Amazon Global Selling hợp tác đưa hàng hóa thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu

Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Cảnh báo đỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt trên thị trường Hoa Kỳ

Lạng Sơn: Bão số 3 không làm gián đoạn hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp có tâm lý dè dặt khi xuất khẩu sang Mỹ

Xuất khẩu rau quả bật tăng mạnh mẽ

Hình thành xu hướng mua sắm online thông minh

Tái thiết hành vi tiêu dùng: Hướng tiếp cận mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Doanh nghiệp nhỏ học cách “vượt bão” trên sàn thương mại điện tử

Ngăn hành vi đầu cơ, găm hàng trong và sau mùa mưa bão

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá
