Facebook Twitter youtube Tiktok

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá

Trong làn sóng chuyển đổi số toàn cầu, thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển xuất khẩu một cách bền vững. Diễn đàn Ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) và Công nghệ số Việt Nam 2025 (ngày 4 - 6/9/2025) là điểm hẹn quan trọng để kết nối, chia sẻ giải pháp và thúc đẩy hệ sinh thái TMĐT Việt Nam vươn ra thế giới.
Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử Tăng cơ hội hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới Thanh Hóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, bứt tốc cùng AI và thuế số

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá
Nỗ lực thúc đẩy hệ sinh thái TMĐT bền vững tại Việt Nam đang được triển khai thông qua nhiều chương trình hành động cụ thể.

Doanh nghiệp Việt cần làm chủ thương mại điện tử xuyên biên giới

Trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ, TMĐT được xem là một trong những động lực trọng yếu thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Định hướng này được thể hiện trong Quyết định số số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xác định TMĐT là lĩnh vực tiên phong ứng dụng công nghệ số nhằm hiện đại hóa hoạt động sản xuất, mô hình phân phối và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

Trong thực tế hiện nay, TMĐT đang dần trở thành đòn bẩy giúp doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường toàn cầu, tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng quốc tế mà không qua trung gian. Đây được xem là xu hướng tất yếu trong chiến lược xuất khẩu dài hạn.

Bốn lĩnh vực trọng tâm được đưa ra tại Diễn đàn Ứng dụng TMĐT và Công nghệ số Việt Nam 2025, gồm: TMĐT và TMĐT xuyên biên giới; hạ tầng và giải pháp logistics; công nghệ số cho doanh nghiệp; giải pháp tài chính số.

Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đang tích cực triển khai hàng loạt chương trình nhằm phát triển hệ sinh thái này, với trọng tâm là: hoàn thiện chính sách pháp lý; đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME); phát triển hạ tầng số và mở rộng hợp tác quốc tế… Qua đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi về thể chế cho doanh nghiệp; nâng cao năng lực tiếp cận thị trường quốc tế; đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt, logistics thông minh và ứng dụng trí tuệ nhân tạo; tăng cường xuất khẩu thông qua TMĐT xuyên biên giới.

Một trong những hoạt động trọng tâm trong thời gian tới là Diễn đàn Ứng dụng TMĐT và Công nghệ số Việt Nam 2025, diễn ra từ ngày 4 - 6/9/2025 tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ sự kiện Vietnam International Sourcing 2025.

Diễn đàn được kỳ vọng là điểm đến kết nối giữa các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tìm ra giải pháp đột phá cho TMĐT và kinh tế số Việt Nam. Bốn lĩnh vực trọng tâm được đưa ra tại Diễn đàn gồm: TMĐT và TMĐT xuyên biên giới; hạ tầng và giải pháp logistics; công nghệ số cho doanh nghiệp; giải pháp tài chính số.

Sự kiện dự kiến có sự tham gia của hơn 300 đoàn doanh nghiệp quốc tế từ nhiều quốc gia, với mục tiêu thúc đẩy giao thương, nhập khẩu hàng hóa và tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối trực tiếp với đối tác tiềm năng, từ đó mở rộng xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh và từng bước tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá
Diễn đàn Ứng dụng TTMĐT và Công nghệ số Việt Nam 2025 được kỳ vọng là cầu nối quan trọng để định hướng giải pháp đột phá cho TMĐT và kinh tế số Việt Nam.

Hỗ trợ doanh nghiệp vươn xa bằng TMĐT

Theo ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển TMĐT và Công nghệ số (eComDX) thuộc Cục TMĐT và Kinh tế số, TMĐT xuyên biên giới không đơn thuần là việc đưa sản phẩm lên sàn thương mại quốc tế mà là quá trình dài hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải làm chủ chuỗi giá trị số.

“Để TMĐT xuyên biên giới trở thành đòn bẩy tăng trưởng dài hạn, doanh nghiệp Việt cần chủ động hơn trong tư duy tiếp cận trực tiếp thị trường quốc tế, thay vì chỉ dựa vào nền tảng sẵn có”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn còn dừng lại ở bước ban đầu là đăng sản phẩm lên nền tảng TMĐT mà chưa có chiến lược bài bản về quản trị dữ liệu, vận hành chuỗi cung ứng, marketing và dịch vụ hậu mãi cho thị trường quốc tế. Sự thiếu hụt về dữ liệu người tiêu dùng, công cụ đo lường hiệu quả hay kỹ năng vận hành logistics xuyên biên giới đang khiến họ gặp khó trong cạnh tranh.

Từ kinh nghiệm triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, ông Hoàng cho biết, điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi bước vào TMĐT quốc tế là thiếu công cụ quản trị đơn hàng đa thị trường, thiếu dữ liệu phân tích hành vi người tiêu dùng theo từng quốc gia và chưa tối ưu được quy trình logistics quốc tế.

“Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh, doanh nghiệp cần được hỗ trợ xây dựng năng lực nội tại để chủ động điều phối, tối ưu và đo lường hiệu quả TMĐT xuyên biên giới, chứ không chỉ dừng ở mức tham gia,” ông Hoàng chia sẻ.

Hiện tại, eComDX đang phối hợp với nhiều đối tác vận hành TMĐT quốc tế để triển khai thí điểm mô hình xuất khẩu hàng hóa qua TMĐT, nhằm mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường nước ngoài một cách hiệu quả và bền vững.

TMĐT xuyên biên giới không chỉ là hướng đi, mà đang dần trở thành một phần cốt lõi trong chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Để bứt phá trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần tư duy bài bản, làm chủ công nghệ và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ hệ sinh thái TMĐT đang ngày càng hoàn thiện.

Diễn đàn Ứng dụng TMĐT và Công nghệ số 2025 chính là bước đệm quan trọng để doanh nghiệp Việt tự tin bước ra toàn cầu. Không chỉ là nơi chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm, Diễn đàn còn là cơ hội cho các startup công nghệ trong nước gọi vốn từ các quỹ đầu tư quốc tế. Đây là dịp để doanh nghiệp cập nhật xu hướng mới, tìm kiếm giải pháp ứng dụng phù hợp và thiết lập mạng lưới hợp tác chiến lược.

Ngô Kiến

Tin liên quan

Rò rỉ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của nền tảng, sàn thương mại điện tử

Rò rỉ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của nền tảng, sàn thương mại điện tử

Trong 6 tháng đầu năm 2025, hơn 110 triệu bản ghi dữ liệu cá nhân bị mua bán trái phép, hàng chục triệu tài khoản rò rỉ thông tin. Thực trạng này đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm của các nền tảng số, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ và trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng hiện diện sâu rộng.
Đề xuất hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến

Đề xuất hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến

Từ ngày 1/7/2025, sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính, Việt Nam có hơn 3.300 xã phường. Với tiềm năng thị trường nội địa hơn 100 triệu dân và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT), đề xuất hỗ trợ các xã, phường trên cả nước bán nông sản qua kênh trực tuyến đang mở ra hướng đi mới cho ngành Nông nghiệp Việt Nam.
Kiểm soát dòng tiền thương mại điện tử: Bài toán khó cần lời giải mạnh tay

Kiểm soát dòng tiền thương mại điện tử: Bài toán khó cần lời giải mạnh tay

Hơn một thập kỷ qua, thương mại điện tử đã vươn lên trở thành một trụ cột quan trọng của nền kinh tế số Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng 2 con số mỗi năm, hàng triệu giao dịch phát sinh mỗi ngày cho thấy sức lan tỏa mạnh mẽ của TMĐT đến mọi tầng lớp người dân, từ thành thị đến nông thôn. Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ đó là bài toán thất thu thuế – một “điểm nghẽn” nan giải chưa dễ tháo gỡ.
Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Chuyển đổi số được tỉnh Bắc Ninh xác định là giải pháp chiến lược để nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu chi phí sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).
Kinh doanh thương mại điện tử: Không có giấy phép, có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

Kinh doanh thương mại điện tử: Không có giấy phép, có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

Thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ tại Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu hoạt động không có giấy phép, các cá nhân, tổ chức kinh doanh TMĐT có thể bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng, thậm chí bị đình chỉ hoạt động.
OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

Chuyển đổi từ sản xuất thô sang chế biến sâu, kết hợp với đẩy mạnh bán hàng qua sàn thương mại điện tử (TMĐT), nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh ghi nhận tăng trưởng mạnh về doanh thu và sức tiêu thụ, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế địa phương.
TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số

TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số

Công ty TNHH TikiNow Smart Logistics (TikiNow) - đơn vị vận hành dịch vụ giao hàng nhanh thuộc hệ sinh thái Tiki vừa bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) xử phạt 200 triệu đồng vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh. TikiNow bị xác định đã đưa thông tin gây nhầm lẫn về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ nhằm thu hút khách hàng của đơn vị khác.
Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Giai đoạn 2020-2025, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18-25%/năm, dự kiến đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Với nền tảng đó, TMĐT Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, đạt quy mô 30 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa.
Tây Ninh siết chặt hoạt động của “chợ online”

Tây Ninh siết chặt hoạt động của “chợ online”

Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh yêu cầu lực lượng quản lý thị trường chủ động giám sát, theo dõi dấu hiệu vi phạm trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) và tăng cường kiểm tra đột xuất tại kho hàng, xưởng sản xuất, điểm livestream.
Hưng Yên truy quét hàng giả trên không gian số

Hưng Yên truy quét hàng giả trên không gian số

Trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái trên mạng ngày càng gia tăng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên đang áp dụng công nghệ số, AI và big data để truy vết, phát hiện và xử lý gian lận trên thương mại điện tử (TMĐT).
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Hà Nội đã và đang đẩy mạnh kênh tiêu thụ và tăng độ nhận diện sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn không chỉ giúp mở rộng thị trường mà còn tạo áp lực để các chủ thể OCOP cải tiến bao bì, truy xuất nguồn gốc, định vị thương hiệu.
Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử  và kinh doanh trên nền tảng số

Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) và kinh doanh trên nền tảng số đang bùng nổ, mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế, ngành Thuế đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, góp phần bảo đảm công bằng, minh bạch trong thực thi nghĩa vụ với ngân sách của người nộp thuế.
Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg. Theo đó, Bộ Công Thương đặt trọng tâm vào phát triển thương mại điện tử (TMĐT) và chuyển đổi số, với hàng loạt hoạt động từ đào tạo, hỗ trợ kết nối nền tảng số đến mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất địa phương.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Gạo Việt Nam nâng tầm giá trị từ "ngọc thô" đến "ngọc quý"

Gạo Việt Nam nâng tầm giá trị từ "ngọc thô" đến "ngọc quý"

Gạo Việt xuất khẩu tăng về lượng nhưng giảm sâu về giá trị, phản ánh nghịch lý "bán nhiều, thu ít" trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt.
Hải quan khu vực VIII chủ động phòng chống, ứng phó với bão số 3

Hải quan khu vực VIII chủ động phòng chống, ứng phó với bão số 3

Các đơn vị làm việc tại khu vực trụ sở Chi cục Hải quan khu vực VIII kiểm tra, chốt chặt các cửa sổ, cửa ra vào, tất các thiết bị điện, đóng Aptomat trước khi ra về, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản, hồ sơ, tài liệu được giao quản lý.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá

Diễn đàn Ứng dụng TMĐT và Công nghệ số Việt Nam 2025 là điểm hẹn quan trọng để kết nối, chia sẻ giải pháp và thúc đẩy hệ sinh thái TMĐT Việt vươn ra thế giới.
Hải quan khu vực VI tích cực triển khai các giải pháp ứng phó với bão số 3

Hải quan khu vực VI tích cực triển khai các giải pháp ứng phó với bão số 3

Chi cục Hải quan khu vực VI đã thực hiện kiểm tra công tác phòng chống bão tại các đơn vị hải quan cửa khẩu.
Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 15,5 triệu đồng/tháng

Nếu được thông qua áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, thì mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế có thể lên tới 15,5 triệu/tháng.
(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Thuế tỉnh, thành phố để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu
(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

Từ 1/3, Tổng cục Thuế đã được tổ chức lại thành Cục Thuế hiện nay, trong đó khối cơ quan Cục Thuế đã giảm từ 17 đầu mối xuống còn 12 đầu mối
(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

Từ ngày 1/7/2025, ngành Hải quan đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của các Chi cục Hải quan khu vực để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

Từ ngày 1/3/2025, Tổng cục Hải quan được tổ chức lại thành Cục Hải quan, trong đó khối cơ quan Cục có 12 ban và tương đương.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
Phiên bản di động