Hình thành xu hướng mua sắm online thông minh
Nâng tầm giá trị hàng Việt qua thương mại điện tử Mỗi ngày người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng mua sắm online |
![]() |
Trong năm 2024, người Việt đã chi trung bình hơn 873,6 tỷ đồng mỗi tháng để mua sắm online trên 5 sàn TMĐT lớn. Đồ họa: TT |
Thị trường TMĐT Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong năm 2025 nhưng đi kèm với đó là mối lo ngày càng lớn của người tiêu dùng về hàng giả, hàng nhái. Trước thực trạng này, hàng triệu người Việt đang dần trở thành những người tiêu dùng thông thái, chủ động “nâng cấp” kiến thức mua sắm online để tự bảo vệ mình.
Chủ động tìm hiểu thông tin sản phẩm
Theo khảo sát của Metric, trong năm 2024, người Việt đã chi trung bình hơn 873,6 tỷ đồng mỗi tháng để mua sắm online trên 5 sàn TMĐT lớn. Sang năm 2025, ngay trong quý đầu năm, sức mua đã tiếp tục thiết lập kỷ lục mới.
Tuy nhiên, các vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng nhái trên nền tảng số liên tiếp được cơ quan chức năng phát hiện, khiến người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc sản phẩm.
Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi mua sắm trực tuyến là lựa chọn đúng nhà bán hàng. Trên các sàn TMĐT lớn, như: Shopee, Lazada, TikTok Shop..., người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận diện các nhà bán uy tín thông qua các dấu hiệu như: huy hiệu “Mall” cho cửa hàng chính hãng hoặc danh hiệu “Star Shop” đối với các nhà bán có hiệu suất tốt.
Cụ thể, trên TikTok Shop, huy hiệu “Star Shop” được trao cho những cửa hàng có điểm bán hàng cao, tuân thủ quy định và không có hành vi gian lận. Danh hiệu này được xét lại hàng tháng, nên các shop phải duy trì hiệu suất ổn định và tích cực. Việc tái cấp danh hiệu sẽ dựa trên các tiêu chí như xếp hạng cửa hàng, chất lượng dịch vụ và mức độ vi phạm.
Dù lựa chọn shop uy tín, người tiêu dùng vẫn được khuyên không nên bỏ qua bước kiểm tra thông tin sản phẩm từ nhiều nguồn. Do đó, người tiêu dùng cần chủ động truy cập vào trang web chính thức của nhà sản xuất để kiểm tra nguồn gốc, thành phần, hướng dẫn sử dụng.
Đồng thời, việc tham khảo các đánh giá của người mua trước, đặc biệt là những đánh giá có kèm hình ảnh hoặc video sẽ giúp tăng độ tin cậy khi quyết định mua hàng. Không nên bỏ qua các bình luận 1-2 sao. Đây thường là nơi phản ánh trung thực nhất về điểm yếu, lỗi sản phẩm hoặc dịch vụ giao hàng. Nếu có nhiều đánh giá tiêu cực trùng khớp về một vấn đề, người dùng cần cân nhắc kỹ.
Ngoài ra, một nguồn thông tin đáng tham khảo khác là từ các nhà sáng tạo nội dung. Những video đánh giá của họ thường rất chi tiết, có hình ảnh sắc nét, phân tích ưu, nhược điểm rõ ràng. Tuy nhiên, vì mang tính cá nhân, các thông tin này chỉ nên được xem là một phần tham khảo, không nên hoàn toàn tin tưởng.
Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo trên mạng xã hội
Hiện nay, các sàn TMĐT đang ngày càng hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua hàng. Trong đó, có thể kể đến các chính sách như: trả hàng, hoàn tiền, khiếu nại sản phẩm lỗi, giải quyết tranh chấp…
Ví dụ, TikTok Shop cho phép người tiêu dùng yêu cầu hoàn trả trong vòng 10-15 ngày sau khi nhận hàng. Nếu yêu cầu được duyệt, người mua có thể gửi trả lại sản phẩm hoàn toàn miễn phí. Sau khi hàng được người bán nhận lại, tiền sẽ được hoàn về tài khoản người mua.
Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý: một số shop có thể cố tình kéo dài thời gian bằng cách yêu cầu khách nhắn tin riêng để xử lý, khiến người mua trễ thời hạn khiếu nại. Vì vậy, khách hàng cần nắm rõ các mốc thời gian xử lý trả hàng để không bị mất quyền lợi.
Để hỗ trợ người dùng nắm bắt cụ thể quyền lợi, TikTok Shop đã triển khai chiến dịch “An tâm vui sắm”. Chiến dịch này khuyến khích cộng đồng người tiêu dùng chia sẻ các kinh nghiệm mua sắm an toàn, từ đó tạo ra kho kiến thức hữu ích giúp người dùng tự tin hơn khi mua sắm online.
Song song với sự phát triển của TMĐT, các hình thức lừa đảo online cũng ngày càng tinh vi. Một trong những chiêu thức phổ biến là lập trang giả mạo thương hiệu, dụ khách hàng nhắn tin riêng để giao dịch thay vì mua hàng qua sàn chính thống.
Nhiều người vì tin vào lời mời hấp dẫn đã chuyển khoản đặt cọc nhưng sau đó không nhận được hàng, hoặc hàng nhận được không đúng mô tả. Trong những trường hợp này, người mua thường rất khó đòi lại quyền lợi do không có nền tảng nào làm trung gian bảo vệ.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị, người tiêu dùng nên ưu tiên giao dịch qua các nền tảng TMĐT được cấp phép bởi Bộ Công Thương để đảm bảo an toàn, thay vì mua hàng tự phát qua mạng xã hội.
Tin liên quan

Vietrade và Amazon Global Selling hợp tác đưa hàng hóa thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu
13:45 | 23/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Tái thiết hành vi tiêu dùng: Hướng tiếp cận mới cho thương mại điện tử Việt Nam
15:28 | 22/07/2025 Thương mại điện tử

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá
18:00 | 21/07/2025 Thương mại điện tử

Doanh nghiệp nhỏ học cách “vượt bão” trên sàn thương mại điện tử
15:00 | 22/07/2025 Thương mại điện tử

Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
09:29 | 21/07/2025 Thương mại điện tử

Rò rỉ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của nền tảng, sàn thương mại điện tử
09:16 | 21/07/2025 Thương mại điện tử

Đề xuất hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến
13:59 | 20/07/2025 Thương mại điện tử

Kinh doanh thương mại điện tử: Không có giấy phép, có thể bị phạt tới 30 triệu đồng
08:54 | 19/07/2025 Thương mại điện tử

OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương
18:00 | 18/07/2025 Thương mại điện tử

Thanh Hóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, bứt tốc cùng AI và thuế số
11:22 | 18/07/2025 Thương mại điện tử

TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số
19:00 | 17/07/2025 Thương mại điện tử

Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam
16:27 | 17/07/2025 Thương mại điện tử

Tây Ninh siết chặt hoạt động của “chợ online”
15:31 | 17/07/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

Đo lường sự hài lòng của người nộp thuế để nâng cao chất lượng phục vụ

Thành lập Đảng bộ Hải quan khu vực XVI

Hải quan khu vực VI và Hiệp hội DN tỉnh Lạng Sơn phối hợp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Hải quan khu vực XII kiến nghị về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan

Bài 5: Lan toả, xây dựng “văn hoá” tuân thủ pháp luật hải quan

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ
15:00 | 22/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII
09:17 | 22/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng
10:43 | 21/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI
07:00 | 18/07/2025 Infographics