Doanh nghiệp có tâm lý dè dặt khi xuất khẩu sang Mỹ
|
Vùng nuôi tôm nguyên liệu XK của FMC. Ảnh: DNCC |
Mối lo thuế quan
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 7, dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ chững lại so với tháng 5, tháng 6 do các đơn hàng “tránh thuế” đã được đẩy đi sớm. Việc Mỹ tạm hoãn áp thuế đến 1/8 giúp một số doanh nghiệp tranh thủ xuất thêm hàng trong nửa đầu tháng, nhưng tâm lý dè dặt vẫn bao trùm thị trường.
Nửa cuối năm 2025, triển vọng xuất khẩu sẽ phụ thuộc lớn vào các yếu tố, như: diễn biến chính thức của chính sách thuế quan từ Mỹ.
Khả năng tái cơ cấu nhanh của doanh nghiệp để chuyển dịch sang các thị trường ít rủi ro hơn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Tình hình dịch bệnh và chi phí đầu vào trong nước, vốn đang gia tăng và ảnh hưởng tới giá thành sản xuất.
Nếu các mức thuế chính thức từ Mỹ không vượt kỳ vọng, Việt Nam có thể duy trì được nhịp xuất khẩu sang Mỹ ở mức ổn định thấp. Nhưng trong trường hợp thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp ở mức cao, xuất khẩu sang Mỹ có thể giảm mạnh, kéo tụt tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong năm nay.
Trước đó, từ tháng 4/2025, chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng 10% đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các nước. Đến tháng 7, mức thuế với Việt Nam được công bố là 20% (chính thức áp dụng từ 1/8). Cùng với đó là các nguy cơ từ thuế chống bán phá giá (AD) sơ bộ lên tới hơn 35% và thuế chống trợ cấp (CVD) cuối năm nay.
Các yếu tố thuế quan đã khiến thị trường Mỹ trở nên bất ổn, khó dự đoán. Nhập khẩu tôm của Mỹ tuy vẫn tăng trong 5 tháng đầu năm (+24% về giá trị), nhưng rõ ràng đây là kết quả của việc các doanh nghiệp "chạy đơn" trước ngày thuế có hiệu lực, không phải là tăng trưởng bền vững.
Ba “lưỡi kiếm thuế quan” đồng loạt treo lơ lửng khiến nhiều nhà nhập khẩu Mỹ dè chừng, trong khi doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp khó khi định giá, lập kế hoạch sản xuất – giao hàng.
Cần tái định vị chiến lược xuất khẩu
Là doanh nghiệp xuất khẩu tôm quy mô lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long, đại diện Công ty CP Thực phẩm Sao Ta cho biết, lợi nhuận hợp nhất 6 tháng đầu năm 2025 của doanh nghiệp đạt xấp xỉ 170 tỷ đồng.
Theo doanh nghiệp này, lợi nhuận có thể cao hơn, do vừa qua doanh nghiệp tập trung xuất hàng qua Mỹ nhằm né hạn định thuế cao. Xuất khẩu qua Mỹ phải trích dự phòng gần 8% doanh số theo quy định của cơ quan kiểm toán, nguyên nhân từ diễn biến hai vụ kiện về AD và CVD còn phức tạp.
Theo các doanh nghiệp, mối quan tâm tập trung hiện nay là thuế nhập khẩu (đối ứng) vào Mỹ. Theo cách tính toán, hàng có xuất xứ từ Việt Nam càng cao thì thuế càng nhẹ. “Tôm cá nuôi và đánh bắt của ta gần như có xuất xứ Việt Nam tuyệt đối, qua đó hy vọng thuế sẽ nhẹ, để con tôm ta còn bơi xa tới thị trường rộng lớn này”- đại diện Công ty CP Thực phẩm Sao Ta khẳng định.
Mối quan tâm tiếp theo là diễn biến thuế AD ở kỳ xem xét hành chánh thứ 19 (POR19). Theo lịch trình, tháng 8 tới phía Mỹ sẽ cử người qua thẩm tra hồ sơ các doanh nghiệp là bị đơn bắt buộc.
Qua đó doanh nghiệp bị đơn bắt buộc có cơ hội giải trình tường tận hơn để hy vọng ở phán quyết thuế cuối cùng cho POR19 diễn ra trong tháng 12 tới sẽ có mức thuế thấp nhất.
Trước những biến động từ thị trường và chính sách quốc tế, doanh nghiệp tôm Việt Nam cần chủ động tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu. Việc đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào Mỹ và tận dụng ưu đãi từ các hiệp định như EVFTA, CPTPP là hướng đi cần thiết.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao, phù hợp với xu hướng thực phẩm tiện lợi và “ready-to-eat”. Một yếu tố then chốt là đảm bảo truy xuất nguồn gốc minh bạch, tránh rủi ro bị cáo buộc gian lận thương mại hay chuyển tải bất hợp pháp.
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số toàn chuỗi – từ nuôi trồng, chế biến đến quản trị đơn hàng – sẽ giúp nâng cao khả năng thích ứng. Việc chủ động vùng nuôi đạt chuẩn và kiểm soát chi phí trong chuỗi cung ứng là giải pháp quan trọng để bảo vệ biên lợi nhuận.
Cuối cùng, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ về tài chính và pháp lý để ứng phó linh hoạt với các chính sách thuế thay đổi bất ngờ từ các thị trường lớn.
Tin liên quan

Xuất khẩu rau quả bật tăng mạnh mẽ
15:26 | 22/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Xuất khẩu cá tra vượt 1 tỷ USD
11:39 | 21/07/2025 Xu hướng

Xuất nhập khẩu tiến sát mốc 500 tỷ USD
15:38 | 18/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Gạo Việt Nam nâng tầm giá trị từ "ngọc thô" đến "ngọc quý"
18:07 | 21/07/2025 Xu hướng

Giá điều xuất khẩu bật tăng gần 24%
21:55 | 20/07/2025 Xu hướng

Tây Ban Nha, Algeria trở thành điểm sáng mới của cà phê Việt
17:57 | 19/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu da giày tăng trưởng hai chữ số
10:23 | 18/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu cà phê qua sàn thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản Việt
10:22 | 18/07/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Doanh nghiệp xuất khẩu hộp nhôm sang Hoa Kỳ đối mặt rào cản mới
07:38 | 18/07/2025 Xu hướng

Nông sản Việt “mắc kẹt” ở châu Âu vì chưa được cấp chứng thư xuất khẩu
08:58 | 16/07/2025 Xu hướng

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn
09:25 | 15/07/2025 Xu hướng

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”
19:00 | 14/07/2025 Xu hướng

Đề xuất bổ sung quy hoạch cảng cạn tại cửa khẩu Đồng Đăng
15:40 | 14/07/2025 Xu hướng
Tin mới

Thuế Hải Phòng nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hải quan khu vực III cải cách giảm thời gian thông quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Thu thuế tự động hàng nhập khẩu giá trị thấp: Triệt tiêu hàng giá rẻ bất thường

Lãi suất cho vay tiếp tục giảm, vốn vào sản xuất tăng

Doanh nghiệp có tâm lý dè dặt khi xuất khẩu sang Mỹ

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ
15:00 | 22/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII
09:17 | 22/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng
10:43 | 21/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI
07:00 | 18/07/2025 Infographics