Xuất khẩu thuỷ sản tăng tốc tháng cuối năm
Chế biến cá ngừ xuất khẩu. Ảnh: T.H |
Tôm vẫn là điểm sáng
Trong số các mặt hàng thuỷ sản XK, tôm là mặt hàng chủ lực có mức tăng trưởng 2 con số từ tháng 6 và tăng mạnh 25% trong tháng 9, 10, sang tháng 11 tiếp tục tăng 28% đạt 395 triệu USD.
Tính đến hết tháng 11/2020, kim ngạch XK tôm đạt khoảng 3,5 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2019. Với mức duy trì tốt như hiện nay, XK tôm năm 2020 dự kiến đạt trên 3,85 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2019. Do dịch Covid-19 vẫn căng thẳng trên thế giới nên xu hướng tiêu thụ tại các thị trường vẫn tập trung vào tôm chân trắng, size cỡ nhỏ cho phân khúc bán lẻ. Do vậy, XK tôm chân trắng chiếm 72% giá trị XK tôm trong năm nay, ước đạt gần 3 tỷ USD trong năm 2020, trong khi tôm sú chỉ đạt 616 triệu USD, chiếm 16% và tôm biển chiếm 12% đạt 462 triệu USD.
Là một trong những doanh nghiệp XK tôm chủ lực, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thuỷ sản Sao Ta (FMC) cho biết, doanh số tiêu thụ tôm trong 11 tháng năm 2020 của công ty đạt khoảng 180 triệu USD, bằng chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 và tăng hơn 20% so cùng kỳ năm trước. FMC là một trong những doanh nghiệp thuỷ sản ứng phó rất tốt với dịch bệnh Covid-19, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu, FMC xây dựng các kịch bản xấu nhất đến ở từng đơn vị và cả công ty nhằm chủ động hơn khi tình huống không hay xảy ra. Đặc biệt, mối liên lạc giữa doanh nghiệp với các khách hàng nhập khẩu hàng hoá được giữ mật thiết, nhằm kịp thời nắm bắt tình hình tiêu thụ, xuất khẩu hàng nhanh nhất, giảm thiểu rủi ro… Trong tháng cuối năm, dự báo doanh số tiêu thụ tôm, đặc biệt là tôm XK của FMC sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Việt Nam có thế mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Thế mạnh nổi trội hơn nữa là trình độ chế biến sâu, chế biến cao, giá tiêu thụ tốt hơn. Ngành tôm là ngành có tiềm năng phát triển lâu dài, từ đó nhiều cường quốc nuôi tôm đã chú tâm thúc đẩy phát triển, khởi đầu từ tăng trưởng nuôi tôm. Điều này, dẫn đến cán cân cung cầu tôm trên thế giới về trạng thái cân bằng, giá tôm sẽ ở mức chỉ vừa phải. Muốn có lợi nhuận từ ngành tôm, buộc các cường quốc tôm phải tập trung tìm ra quy trình nuôi tôm an toàn hơn, bền vững hơn, có giá thành thấp hơn. Đồng thời nâng cao trình độ chế biến ở các DN. Việt Nam lợi thế có nhiều DN trình độ chế biến cao, nhưng còn bất lợi là tỷ lệ thu hồi tôm nuôi còn thấp, khiến giá thành tôm nuôi còn cao hơn so các nước. Trong khi chờ đợi chuyển biến khu vực nuôi tôm, khu vực DN chế biến nên tăng tốc, nâng cao lợi thế, ưu điểm của mình, ít nhiều bù đắp cho giá cả tiêu thụ tôm Việt luôn có xu hướng cao hơn sản phẩm tương đồng các nước khác. Đây là lợi thế XK của mặt hàng tôm.
Không chỉ FMC, nhiều doanh nghiệp XK tôm chủ lực của Việt Nam cũng đang tận dụng lợi thế để tăng tốc xuất khẩu trong tháng cuối năm. Với mức duy trì tốt như hiện nay, xuất khẩu tôm năm 2020 dự kiến đạt trên 3,85 tỉ USD, tăng 15% so với năm 2019.
Duy trì kết quả năm trước
Sau khi tăng 10% trong tháng 9, tăng 12% trong tháng 10 đạt mức đỉnh 919 triệu USD, XK thủy sản tháng 11/2020 tiếp tục tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019 đạt 868 triệu USD. Nhờ sự hồi phục trong 3 tháng gần đây, XK thủy sản đến cuối tháng 11 chạm mức tương đương cùng kỳ năm 2019 là trên 7,8 tỷ USD.
XK cá tra giảm sâu từ tháng 3 đến tháng 9 với mức giảm từ 17 – 35% so với cùng kỳ năm 2019. Từ tháng 10, giá cá tra XK khả quan hơn, kim ngạch XK tăng mạnh so với những tháng trước, và so với cùng kỳ mức sụt giảm chỉ còn 5%, sang tháng 11 giảm nhẹ 4% đạt khoảng 168 triệu USD. Lũy kế đến cuối tháng 11/2020, XK cá tra đạt 1,34 tỷ USD, giảm 24%. Ước tính XK cá tra cả năm sẽ đạt khoảng 1,54 tỷ USD, giảm 23% so với năm 2019.
Đối với mặt hàng hải sản, kim ngạch XK giảm sâu trong tháng 3 và 5, lần lượt giảm 47% và 20%, sau đó hồi phục dần, bắt đầu có tăng trưởng dương từ tháng 8. Sau khi tăng mạnh 15% trong tháng 9, XK tăng 2% trong tháng 10 và tiếp tục tăng 8% trong tháng 11 đạt khoảng 305 triệu USD. Tính đến hết tháng 11, tổng XK hải sản của Việt Nam đạt trên 2,9 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong các mặt hàng hải sản XK, cá ngừ và mực, bạch tuộc đều có tín hiệu tốt từ tháng 9. Trong đó cá ngừ tăng trưởng 5-15% trong 3 tháng qua sau khi sụt giảm liên tục ở mức 23-32% trong 5 tháng trước đó. Riêng tháng 11 XK cá ngừ tăng 6% đạt 63 triệu USD, đưa kết quả 11 tháng lên 605 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ. Ước tính XK cá ngừ cả năm 2020 sẽ đạt khoảng 720 triệu USD, giảm gần 8%. XK mực, bạch tuộc tăng từ 9 đến 22% trong 4 tháng qua, trong đó trong tháng 11 tăng 9%, đạt 57 triệu USD, đưa kết quả XK 11 tháng lên 510 triệu USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ. Ước XK cá ngừ năm 2020 sẽ đạt khoảng 565 triệu USD, giảm 2% so với năm 2019.
Trong top 6 thị trường XK chính, trong tháng 11, thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc đều có tăng trưởng dương lần lượt là 25%, 30% và 15%. Trong đó, XK sang Mỹ từ tháng 6 tăng mạnh với mức tăng cao hơn qua các tháng. Lũy kế hết tháng 11, XK thủy sản sang thị trường này đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019. Ước tính cả năm XK thủy sản sang Mỹ đạt 1,65 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2019.
Thị trường EU hồi phục mạnh từ tháng 9 với mức tăng 19-30%. Lũy kế 11 tháng, XK sang EU đạt 900 triệu USD, giảm 3,8%. Ước tính XK sang EU (trừ Anh) trong năm 2020 đạt khoảng 992 triệu USD, giảm 2,4% so với năm 2019.
XK thủy sản sang Trung Quốc tháng 11 tăng 19% sau khi tăng 27% và 16% trong tháng 9 và tháng 10. Lũy kế XK sang Trung Quốc 11 tháng năm 2020 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 3,4% và cả năm 2020 ước đạt 1,48 tỷ USD, tăng gần 5%. Thị trường này đang có động thái kiểm soát chặt NK thủy hải sản do lo sợ lây nhiễm Covid, do vậy, mức tăng XK sang Trung Quốc dự báo thấp hơn trong những tháng tới.
Với đà tăng trưởng trong mấy tháng qua, trong tháng cuối năm 2020, XK thuỷ sản được dự báo sẽ tăng ấn tượng, đưa kim ngạch XK thủy sản cả năm sẽ đạt tương đương năm 2019 với 8,58 tỷ USD.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
16:50 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra sắp cán đích 2 tỷ USD
14:56 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu của Việt Nam thu về gần 370 tỷ USD sau 11 tháng
15:53 | 13/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu có xu hướng giảm, khó đạt kỳ vọng 800 tỷ USD
11:09 | 13/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục 6,66 tỷ USD sau 11 tháng
16:17 | 12/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu tháng 11 đạt hơn 66 tỷ USD
14:43 | 11/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cà phê mang về 4,84 tỷ USD trong 11 tháng
14:17 | 11/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông lâm thủy sản “cán đích” sớm
16:46 | 05/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh, thanh long lao dốc
15:25 | 05/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics