Gỡ "thẻ vàng" hải sản - vẫn nhọc nhằn vì tàu cá vi phạm
Không gỡ được |
Tiến bộ rõ rệt
Nhìn nhận về kết quả triển khai thực hiện chống khai thác IUU, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, tại cuộc họp mới nhất trực tuyến với Việt Nam ngày 30/6/2020, phía EC đánh giá cao cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai thực hiện chống khai thác IUU. EC cũng ghi nhận việc Bộ NN&PTNT đã tăng cường tổ chức các Đoàn công tác kiểm tra tại thực địa ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển; đưa ra các kết luận kiểm tra trung thực, khách quan.
Từ đầu năm đến ngày 31/8/2020, đã xảy ra 57 vụ/92 tàu bị nước ngoài bắt giữ, xử lý so với cùng kỳ năm 2019 (110 vụ/181 tàu) giảm 53 vụ/89 tàu. Trong đó, các vụ việc được xác định do vi phạm là 34 vụ/54 tàu so với cùng kỳ năm 2019 (69 vụ/114 tàu) giảm 35 vụ/60 tàu; bị bắt giữ tại khu vực chồng lấn, tranh chấp, vùng nước lịch sử và chưa rõ tọa độ bắt giữ là 23 vụ/38 tàu so với cùng kỳ năm 2019 (41 vụ/67 tàu) giảm 18 vụ/29 tàu. Địa phương có tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử lý vẫn tập trung chủ yếu tại các tỉnh Kiên Giang (34 vụ/58 tàu), Cà Mau (5 vụ/8 tàu), Bến Tre (6 vụ/7 tàu), Bà Rịa Vũng Tàu (4 vụ/6 tàu), Bình Định (3 vụ/6 tàu), Khánh Hòa (1 vụ/3 tàu), Bạc Liêu (1 vụ/1 tàu), Tiền Giang (1 vụ/1 tàu), Quảng Ngãi (1 vụ/1 tàu). Các nước bắt giữ, xử lý tàu cá Việt Nam tập trung tại Malaysia (19 vụ/32 tàu), Indonesia (12 vụ/26 tàu), Thái Lan (12 vụ/15 tàu), Campuchia (11 vụ/15 tàu), Philippines (3 vụ/4 tàu). |
"EC đánh giá cao sự minh bạch trong việc chia sẻ thông tin về các Đoàn kiểm tra của Việt Nam với EC. Các địa phương được kiểm tra đã có những tiến bộ rõ rệt sau kết luận, hướng dẫn, chỉ đạo của Đoàn kiểm tra", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
Ngoài ra, những nỗ lực của phía Việt Nam trong triển khai thực hiện các quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng được phía EC ghi nhận. Điển hình như, kết quả lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá, đánh dấu tàu cá đã có sự tiến bộ rõ rệt so với kết quả của lần kiểm tra trước. Hệ thống giám sát hành trình tàu cá, cơ sở dữ liệu giám sát tàu cá đã được kết nối, chia sẻ từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, quy định về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, phía EC vẫn cho rằng Việt Nam quá tham vọng trong quy định 100% tàu cá khai thác vùng khơi (từ 15m trở lên) phải lắp đặt thiết bị.
Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tàu cá Việt Nam ra, vào cảng, kiểm soát sản lượng thủy sản bốc dỡ tại cảng đã được tăng cường; trong đó EC đánh giá cao quyết tâm của Việt Nam trong việc quy định kiểm soát 100% tàu cá từ 24m trở lên ra, vào cảng. "Tuy nhiên, EC đề nghị xem xét, có cách tiếp cận mới để quản lý tốt hơn đối với loại tàu này, việc kiểm soát 100% là rất khó khăn, có thể nghiên cứu xác định đối tượng có nguy cơ cao cần phải kiểm soát để đảm bảo chất lượng công tác kiểm tra trong bối cảnh nguồn lực (nhân lực, vật chất, kinh phí) tại các cảng cá Việt Nam còn thiếu so với yêu cầu...", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản chia sẻ thêm, EC đánh giá cao việc Việt Nam tích cực hoàn thiện khung pháp lý trong một thời gian ngắn để tăng cường giám sát, xử lý vi phạm; đồng thời công tác truy xuất nguồn gốc cũng có nhiều tiến bộ, mức độ sai sót trong các lô hàng XK sang EU giảm đáng kể.
Còn tàu cá vi phạm, chưa thể gỡ "thẻ vàng"
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận, sau gần 3 năm bị EC phạt "thẻ vàng", EC đã đánh giá tốt những nỗ lực của Việt Nam, song vẫn chưa đồng tình cao. Đó là bởi, 6 tháng vừa qua vẫn còn ngư dân vi phạm vùng đánh bắt hải sản.
Báo cáo của Bộ NN&PTNT nêu rõ, tình hình tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý tính đến hiện nay có giảm so với cùng kỳ năm 2019, nhưng chưa vững chắc, vẫn còn diễn biến phức tạp, xảy ra các vụ va chạm gây thiệt hại đến tính mạng của ngư dân Việt Nam.
Các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, đặc biệt là Kiên Giang, các vụ việc tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý chưa giảm, vẫn còn tình trạng sơn tàu, mang biển số giả của nước ngoài… để cố tình vi phạm. Các tỉnh Quảng Ngãi, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Định vẫn còn tàu vi phạm nhưng các vụ việc đã giảm so với trước; điển hình là tỉnh Bình Thuận (từ đầu năm 2020 đến nay chưa phát hiện tàu bị nước ngoài bắt giữ). Bộ NN&PTNT cũng chỉ rõ, việc triển khai công tác ngăn chặn tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở ngoài vùng biển Việt Nam còn hạn chế, chưa quyết liệt, đồng bộ.
Từ góc độ địa phương, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, các vi phạm của tàu cá lặp đi lặp lại, nguyên nhân đã được chỉ rõ, vì thế xử lý cương quyết vẫn là giải pháp số 1. Trong đó, tỉnh Bạc Liêu đã xử lý rất tốt các vấn đề tàu cá không có bảo hiểm, không có chứng chỉ thuyền trưởng, không có nhật ký ghi chép hành trình... Kết quả là 6 tháng đầu năm 2020, tỉnh Bạc Liêu chỉ có 1 trường hợp phải xử lý.
"Phần lớn các tàu cá đã được lắp thiết bị giám sát hành trình, theo dõi chặt chẽ 24/24h, thậm chí chúng tôi còn cài luôn phần mềm theo dõi trong điện thoại, có gì nắm bắt được ngay và chỉ đạo lập tức", ông Trung nói.
Ông Nguyễn Quang Hùng nhận định, kim ngạch XK hải sản sang EU khoảng 400 – 500 triệu USD/năm. Trong thời gian qua, kim ngạch XK giảm khoảng 10 – 15 triệu USD mỗi năm. Con số tuy chưa phải là lớn nhưng nếu không sớm gỡ được “thẻ vàng” chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến XK; ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành. Đơn cử như Campuchia, bị rút "thẻ đỏ" thì toàn bộ sản phẩm thủy sản sẽ bị cấm XK sang thị trường EU.
"Nếu chưa chấm dứt được tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, việc gỡ "thẻ vàng" hải sản XK vào EU rất khó khăn. Đây là vấn đề nan giải, đòi hỏi ngành chức năng, địa phương phải có giải pháp mạnh hơn nữa", ông Hùng nói.
Thời gian tới, một trong những giải pháp trọng tâm đặt ra để từng bước tiến tới gỡ "thẻ vàng" là Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và địa phương tập trung triển khai các giải pháp để ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài; trong đó chú trọng việc siết chặt công tác quản lý, phòng ngừa sớm, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện...
Tin liên quan
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Việt Nam và Mỹ thử nghiệm thuốc thế hệ mới điều trị ung thư giai đoạn cuối
15:20 | 13/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics