Xây dựng thương hiệu Việt gắn với phát triển xanh, bền vững
Song hành chuyển đổi số, chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững Doanh nghiệp chú trọng xây dựng thương hiệu bên cạnh gia tăng lợi nhuận Logistics xanh - Nền tảng phát triển bền vững |
Vinamilk, một trong những thương hiệu phát triển bền vững, duy trì phát triển thương hiệu xanh. Ảnh: DN cung cấp |
Thương hiệu “nội lực mềm” phát triển DN
Thống kê từ Bộ Công Thương chỉ rõ, có đến 70-80% hàng hóa của Việt Nam là xuất thô, giá trị gia tăng thấp. Hiện đã có rất nhiều quốc gia nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ở dạng thô, hoặc đầu tư nhà máy chế biến nông sản tại Việt Nam, sau đó sơ chế, đấu trộn, đóng gói dưới thương hiệu của đơn vị sản xuất, rồi bán ra thị trường với giá cao gấp hàng chục lần. |
Chia sẻ về câu chuyện xung quanh việc xây dựng thương hiệu hàng Việt, đặc biệt trong bối cảnh thương mại xanh hiện nay ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TPHCM cho biết, hiện nay, ở thị trường trong nước, hàng Việt đã có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hàng Việt cũng đang dần theo hướng “xanh” rất mạnh mẽ; đồng thời tận dụng được những cơ hội mới, điển hình là các Hiệp định thương mại tự do. Người tiêu dùng được tiếp cận với nhiều chủng loại hàng hóa trong nước có chất lượng cao, với 75%-85% hàng hóa trên quầy kệ các siêu thị là hàng Việt. Hàng Việt cũng vượt khó và từng bước chinh phục thị trường thế giới bằng chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho thấy, với giá trị xuất khẩu hàng hóa sáng tạo đạt 14.153 triệu USD, Việt Nam đã vươn lên Top 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. Với sự phát triển nội tại của từng doanh nghiệp, cùng với lợi thế từ nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong nhiều năm, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm 20 quốc gia có thương mại hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng tích cực trên vẫn còn một thực tế rất buồn đang diễn ra từ nhiều năm nay. Đó là hầu hết sản phẩm Việt, đặc biệt là nông sản đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu.
Nghiên cứu của NielsenIQ Việt Nam chỉ ra, có đến 77% số khách hàng đưa ra quyết định mua sắm dựa vào thương hiệu. Những khách hàng yêu thích thương hiệu sẽ tạo ra một tình cảm gắn bó dẫn đến lòng trung thành cao hơn, tăng lợi nhuận và quảng cáo truyền miệng tích cực cho doanh nghiệp. Khoảng 43% số khách hàng chi nhiều tiền hơn cho sản phẩm từ các thương hiệu mà họ trung thành. Do vậy, đầu tư cho thương hiệu chính là trực tiếp hoặc gián tiếp gia tăng nội lực sản xuất, cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, hàng Việt tại thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Đây cũng chính là xây dựng “nội lực mềm” cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Xanh - nhân tố mới cho thương hiệu
Trong bối cảnh thương mại xanh hiện nay, xây dựng thương hiệu càng trở nên cấp thiết.
PGS-TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TPHCM cho rằng, kinh tế tuần hoàn chính là tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Tương lai là tuần hoàn, là xanh hoặc không có tương lai. Tuy nhiên, kinh tế tuần hoàn phải gắn được với thị trường mới thúc đẩy được các doanh nghiệp cùng tham gia.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, cần tìm cho sản phẩm Việt nhân tố mới, tạo nét mới giúp thương hiệu Việt đi xa hơn. Nhân tố mới chính là yếu tố xanh. Mới đây, ngành dệt may Bangladesh đã thành công trong xây dựng thương hiệu “dệt may xanh”, kéo về nhiều đơn hàng. Đây là câu chuyện rất đáng suy nghĩ. Có thể thấy quá trình xanh hóa đòi hỏi quyết tâm rất lớn, sự kiên trì của doanh nghiệp, đặc biệt là lãnh đạo doanh nghiệp. Do đó, cần một rừng xanh - cả một cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đồng tâm hiệp lực chứ không phải chỉ một vài doanh nghiệp đơn lẻ.
Từ thực tế doanh nghiệp, bà Võ Thị Liên Hương, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Secoin chia sẻ, thương hiệu gạch bông Secoin được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, hiện có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, Secoin đang phấn đấu để trong năm nay có nhà máy gạch đạt chứng chỉ xanh quốc tế. Các nhà phân phối của thương hiệu này tại châu Âu rất ủng hộ và cho biết, chứng chỉ sẽ là tấm hộ chiếu để Secoin đi khắp thế giới. Các nước cũng sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm đạt chuẩn xanh.
Tuy nhiên, theo bà Liên Hương: “Khi ra quốc tế, họ không biết chúng tôi là Secoin, họ chỉ biết là hàng Việt Nam, quan tâm xem hàng Việt Nam có tốt không. Một mình chúng tôi không thể kể câu chuyện Việt Nam được. Cần thêm rất nhiều thương hiệu khác nữa để tạo sức mạnh tổng hợp của hàng Việt, để ‘nước lên thì thuyền lên’”.
Ông Vương Ngọc Dũng, Giám đốc Marketing, Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn (SCC) cho biết, để đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế, hướng đi của SCC là sâu sát cùng các đối tác nước ngoài ngay từ đầu, để sản phẩm khi xuất khẩu sẽ đáp ứng được ngay các tiêu chuẩn. Định hướng của SCC là xâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật Bản và đang nghiên cứu thị trường Ấn Độ. Theo ông Dũng, tuy trải qua 50 năm thăng trầm đến nay SCC vẫn giữ được bản sắc riêng, nhưng doanh nghiệp không thể đi một mình khi đi vào các thị trường lớn và khó tính. “Chúng tôi cần có những đối tác để tạo nên sức mạnh lớn hơn. Doanh nghiệp chúng tôi cần sự hỗ trợ rất lớn từ các cơ quan chức năng, Chính phủ cũng như chính sách hỗ trợ cho các thương hiệu Việt chinh phục thị trường nước ngoài”, ông Vương Ngọc Dũng khẳng định.
Tin liên quan
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
21:52 | 26/12/2024 Tài chính
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
20:29 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
16:25 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan chung tay xây dựng thêm 3 ngôi nhà mơ ước
09:17 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Generali Việt Nam được vinh danh Top 10 sản phẩm dịch vụ tin dùng năm 2024
07:49 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp tại cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài
14:26 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”
11:01 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
10:18 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ
08:30 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thẻ tín dụng quốc tế SHB được vinh danh “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”
13:41 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
10:25 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
09:09 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
08:54 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics