Việt Nam - Một thành viên không thể thiếu trong "mái nhà" ASEAN
Việt Nam – thành viên tích cực, đáng tin cậy và có tính xây dựng trong ASEAN . |
Năm 2020 cũng đúng dịp Việt Nam lần thứ ba đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN. Nhìn lại chặng đường 25 năm qua của Việt Nam, lãnh đạo các nước, giới chuyên gia, học giả và báo chí quốc tế đều đánh giá tích cực tinh thần thiện chí và nỗ lực, nhiệt huyết và trách nhiệm, đóng góp không nhỏ của Việt Nam vào thành tựu chung của ASEAN.
Kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tham gia và đóng góp tích cực cho tiến trình hội nhập khu vực và xây dựng Cộng đồng. Như đánh giá của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumsay Kommasith, việc Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN năm 1995 đã mở đường cho các nước khác như Lào, Myanmar và Campuchia gia nhập hiệp hội, đưa ASEAN từ một hiệp hội các nước có hệ thống chính trị giống nhau trước đây, trở thành hiệp hội các nước hợp tác, không phân biệt sự khác biệt trong hệ thống chính trị. Với sự kiện Việt Nam gia nhập năm 1995, ASEAN đã phát triển từ 5 nước thành viên ban đầu trở thành một cộng đồng với 10 nước thành viên như hiện nay. Trong khi đó, cựu Tổng Thư ký ASEAN Ong Keng Yong (người Singapore) cho rằng với vị trí và vai trò của mình, Việt Nam đã thực sự trở thành "cầu nối" gắn kết vùng phía Bắc với phía Nam của khu vực Đông Nam Á. Bởi vậy, xét về mặt địa lý và nhân khẩu học, đóng góp chính của Việt Nam khi trở thành thành viên ASEAN là đã kết hợp mọi vùng của Đông Nam Á thành một khối thống nhất, từ đó phát huy một nguyên tắc mà Việt Nam luôn theo đuổi, là bình đẳng và công bằng. Điều này mang ý nghĩa quan trọng nhất, thể hiện ASEAN tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã gia tăng hợp tác, kiên định theo nguyên tắc hợp tác đa phương, giúp cho mối quan hệ hợp tác đa phương này đem lại lợi ích thực tế cho các nước trong khu vực.
Trong 25 năm qua, Việt Nam đã tích cực cùng với các nước triển khai các thỏa thuận và kế hoạch hợp tác quan trọng của ASEAN, đặc biệt là việc xây dựng Cộng đồng ASEAN. Sự kiện Cộng đồng ASEAN chính thức hình thành vào cuối năm 2015 có những đóng góp đáng ghi nhận của Việt Nam, trong đó có các sáng kiến, đề xuất như Chương trình Hành động Hà Nội 2010. Việt Nam cũng là một trong những nước đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN
Dấu ấn của Việt Nam trong ASEAN còn được thể hiện qua những đóng góp đối với quá trình mở rộng hợp tác của ASEAN. Khi giữ chức Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến mở rộng thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) bằng việc thúc đẩy kết nạp Nga và Mỹ. Việt Nam cũng đề xuất sáng kiến mở rộng cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+). Đó là những cơ chế hết sức quan trọng trong việc kết nối không chỉ trong ASEAN mà giữa ASEAN với các nước, tạo vị thế của ASEAN với các nước. Thông qua hàng loạt sáng kiến, chương trình như “Tầm nhìn 2020 và kế hoạch thực hiện”, “Tuyên bố ASEAN 2”, “Hiến chương ASEAN”, “Lộ trình phát triển Cộng đồng ASEAN (2009 - 2015)”, “Sáng kiến hội nhập ASEAN” và “Kế hoạch Tổng thể và Kết nối ASEAN ”..., Việt Nam được đánh giá đã thể hiện vai trò điều phối các cơ chế với các đối tác bên ngoài như bằng cách kết nối, mở rộng quan hệ, làm sâu sắc thêm quan hệ giữa ASEAN với các đối tác này.
Đặc biệt, vai trò và trách nhiệm của Việt Nam được thể hiện rõ qua những lần đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN với những đóng góp và sáng kiến cụ thể. Chỉ 3 năm sau khi gia nhập ASEAN, với vai trò Chủ tịch Hiệp hội năm 1998, Việt Nam đã soạn thảo Kế hoạch hành động Hà Nội để thúc đẩy sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, góp phần khắc phục khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên. Năm 2010, lần thứ hai đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã thúc đẩy những gì các nhà quan sát ngoại giao gọi là “văn hóa thực hiện”. Theo đánh giá của Giáo sư Carl Thayer, nói cách khác, Việt Nam đã thúc đẩy việc hoàn thành các hoạt động thiết thực sau khi ASEAN thông qua các tuyên bố và kế hoạch hành động.
Về an ninh và hòa bình, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả và hiệu lực nhằm góp phần đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông. Theo cựu Tổng Thư ký ASEAN Ong Keng Yong, Việt Nam luôn đưa ra những đề xuất tích cực và mang tính xây dựng, bởi "những gì Việt Nam làm là nhằm duy trì nguyên tắc của chúng ta, nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng hòa bình và ổn định".
Năm 2020, đánh dấu 25 năm gia nhập ASEAN, cũng là lần thứ ba đảm đương cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung đang đối mặt với những thách thức to lớn do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, Việt Nam đã chứng tỏ bản lĩnh và vai trò dẫn dắt, chủ động của nước Chủ tịch luân phiên, như Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi khẳng định "Việt Nam đã làm được nhiều việc và thể hiện tầm lãnh đạo mạnh mẽ trong việc dẫn đầu một phản ứng tập thể của khu vực trước đại dịch". Dưới sự chủ trì của Việt Nam, ASEAN đã tổ chức một loạt hội nghị trực tuyến nhằm thảo luận cách ứng phó với dịch, đặc biệt là Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN + 3 về đại dịch Covid-19, nhất trí thúc đẩy tiến độ triển khai 4 sáng kiến gồm Quỹ ASEAN ứng phó với Covid-19, Kho dự trữ vật tư y tế khu vực ASEAN, Quy chuẩn ứng phó với những tình huống y tế công cộng khẩn cấp và Kế hoạch phục hồi hậu Covid-19.
Là thành viên trong suốt 25 năm dưới "mái nhà chung" ASEAN, Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò của một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong một Cộng đồng ASEAN tự lực phát triển, đoàn kết và đóng vai trò trung tâmNhư khẳng định của Tiến sỹ Frederick Kliem, chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu chủ nghĩa đa phương, Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, với những đóng góp to lớn như vậy, “Việt Nam là thành viên rất được tôn trọng, đáng tin cậy và có tính xây dựng trong ASEAN".
Tin liên quan
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Việt Nam và Mỹ thử nghiệm thuốc thế hệ mới điều trị ung thư giai đoạn cuối
15:20 | 13/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics