Trưởng Ban pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn: Cần chính sách hỗ trợ “tiền tươi thóc thật”
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI. |
Chính sách chưa tương xứng với khả năng phục hồi
Chia sẻ tại diễn đàn chính sách trực tuyến, bày tỏ quan điểm đồng tình về tác dụng và tính hữu ích của các chính sách tới cộng đồng doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn cho biết, điều tra của VCCI năm 2020 cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được chính sách về thuế nhiều nhất dù là doanh nghiệp quy mô nào.
Trong năm 2021, những chính sách về miễn giảm thuế, tiền thuê đất tiếp tục được thực hiện và được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu ứng cao cho các doanh nghiệp phục hồi. Cụ thể, năm 2021, lần đầu tiên thực hiện các giải pháp về miễn thuế giá trị gia tăng, dù có thể giới hạn trong một số nhóm hàng nhưng vẫn sẽ tạo lực đẩy về phát triển trong thời gian tới.
Ngoài ra, chính sách hỗ trợ về thuế năm 2021 cũng lần đầu tiên đưa nhóm hộ kinh doanh vào chương trình hỗ trợ. Đây là điểm rất mới và phù hợp của ngành Tài chính bởi hiện cả nước có hàng triệu hộ kinh doanh, các đối tượng này gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng lớn tới an sinh xã hội.
Nhận xét về chính sách tín dụng, đại diện VCCI cho rằng, các chính sách cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, phí đã giúp nhiều doanh nghiệp giảm nghĩa vụ tài chính, tăng khả năng tiếp cận vốn, giảm áp lực trích lập dự phòng rủi ro cho ngân hàng.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, tỷ lệ thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp còn rất hạn chế, nhiều chính sách ban hành ngắn hạn, chưa tướng xứng với tình trạng và khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Nhiều dự báo cho rằng, phải đến giữa năm 2022, các doanh nghiệp mới phần nào khôi phục được.
Chẳng hạn, về chính sách thuế, Trưởng Ban Pháp chế của VCCI nêu rõ, các chính sách mới thực hiện tích cực từ phía “giảm thu”, chưa “tăng chi” để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Mức độ hỗ trợ còn ít vì chính sách “giảm thu” thì doanh nghiệp nào còn doanh thu mới được thụ hưởng, trong khi nhiều doanh nghiệp hiện đã không còn nguồn thu, dẫn đến tỷ lệ thụ hưởng hạn chế.
“Ngoài ra, một số chính sách hỗ trợ mới đang thiết kế ở mức giãn, hoãn, không phải giảm. Nên doanh nghiệp cần các nhóm giải pháp mạnh hơn, phải là “tiền tươi thóc thật”, bởi nhiều chi phí tài chính vẫn như “quả bom” treo lơ lửng đối với doanh nghiệp”, ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.
Về quy mô chính sách, ông Đậu Anh Tuấn cũng nhận định, quy mô các gói hỗ trợ của Việt Nam còn khiêm tốn, nhỏ hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Thái Lan hiện có gói hỗ trợ là 12,4% GDP, Indonesia là 5,4% GDP. Theo các tính toán, gói hỗ trợ của Việt Nam vào khoảng 4% GDP, tương đương 250.000 tỷ đồng.
Cần kênh đánh giá độc lập việc triển khai hỗ trợ
Nói về nguyên nhân khiến chính sách hỗ trợ chưa hiệu quả, theo ông Đậu Anh Tuấn, bộ máy thực thi chính sách chưa tốt như mong muốn, chất lượng thực thi không đồng đều nên doanh nghiệp mong muốn việc thiết kế chính sách phải làm sao để doanh nghiệp thực hiện được. Hiện các chính sách như giảm tiền điện, giảm thuế… đã có các tiêu chí rõ ràng để doanh nghiệp thực hiện, tạo hiệu ứng trong thực tiễn. Hơn nữa, các chính sách cần “thân thiện” bằng cách quy định đơn giản, dễ hiểu cũng như có cơ chế giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.
Đại diện VCCI khuyến nghị, ngành Thuế nên có biện pháp giải đáp vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp. VCCI hiện sắp có cổng thông tin để tháo gỡ cho doanh nghiệp về vấn đề này cũng như cố gắng hệ thống hóa chính sách hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương dễ hiểu, đơn giản hơn.
Một vấn đề nữa mà ông Đậu Anh Tuấn lưu ý là việc sửa đổi chính sách chưa kịp thời. Có những chính sách mất 6-7 tháng mới sửa được thì quá chậm trễ, ảnh hưởng tới doanh nghiệp nên cần kịp thời rà soát, sửa đổi.
Ông Tuấn cũng đề nghị các chương trình hỗ trợ cần có kênh đánh giá độc lập về hiệu quả triển khai. Quan sát trong thời gian qua, ông Tuấn cho rằng, nhiều cơ quan quản lý chỉ ban hành chính sách là xong nhiệm vụ. Việc triển khai thực tế, mức độ thụ hưởng còn thấp thì dù chính sách nêu ra tốt đẹp đến đâu cũng không còn nhiều ý nghĩa.
Tuy nhiên, theo các diễn giả tại diễn đàn chính sách trực tuyến, việc đánh giá hiệu quả thực thi chính sách cần nhìn nhận từ 2 phía. Chẳng hạn, trong chính sách tín dụng, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, bản thân ngân hàng cũng là doanh nghiệp, phải đảm bảo cân bằng 2 mục tiêu giữa tăng cường khả năng tiếp cận vốn để đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhưng cũng phải đảm bảo an toàn hệ thống. Nếu các ngân hàng đưa tín hiệu quá “dễ dãi”, doanh nghiệp sử dụng vốn vay không tốt sẽ tạo ra hệ lụy cho nền kinh tế.
Nói về ý kiến cho rằng nên tập trung hỗ trợ một số nhóm ngành trọng điểm, Trưởng Ban pháp chế của VCCI cho hay, nguồn lực có hạn nên nếu hỗ trợ quá nhiều ngành thì sẽ không có hiệu quả tích cực, nhưng chọn ngành nào, lĩnh vực nào quan trọng lại là vấn đề gây “tranh cãi”. Vì thế, hiện một số địa phương đã chủ động, lựa chọn những khu vực kinh tế, những dự án tạo ra cú hích cho phát triển để hỗ trợ với nguyên tắc sản xuất là việc của doanh nghiệp, phòng chống dịch là nhiệm vụ của chính quyền.
Mặc dù vậy, tựu chung những kiến nghị nêu trên, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, một giải pháp không tốn nhiều nguồn lực mà doanh nghiệp đều được thụ hưởng là phải tiếp tục tháo gỡ khó khăn của các quy định pháp luật còn gây phiên hà, chồng lấn. Việc cải thiện môi trường kinh doanh cần tiếp tục được ưu tiên đẩy mạnh hơn nữa để tạo hiệu ứng lớn trên thực tế, tạo nên nhiều lực đẩy, động lực phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Tin liên quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan tích cực thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
07:52 | 29/10/2024 Hải quan
Đầu tư tác động đối mặt thách thức về pháp lý và nguồn vốn
20:19 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK