Chủ tịch VCCI: Xác định cấp độ và lộ trình trong thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
VCCI đề xuất việc xây dựng và thực thi chính sách nên chăng cần được xác định theo cấp độ và lộ trình thực hiện phù hợp. Ảnh: H.Dịu |
DN chỉ có thể cầm cự thêm tối đa 6 tháng
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng DN và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ DN trong bối cảnh Covid-19 vào sáng 26/9, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, của các DN đang phải đối mặt với những thách thức lớn chưa từng có. Nên hơn lúc nào hết, cộng đồng DN rất cần sự tiếp sức và đồng hành của Chính phủ để vượt qua thời khắc cam go này.
Dẫn báo cáo tổng hợp kiến nghị từ DN, hiệp hội của VCCI, ông Phạm Tấn Công cho hay, chỉ có khoảng 30% DN chế biến và xuất khẩu thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam còn hoạt động nhờ đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”, nhưng cũng vô cùng khó khăn vì chi phí tăng vọt và chỉ có thể huy động 30-50% số lao động, công suất giảm chỉ còn 40-50%. Trên 50% DN ngành gỗ tại khu vực Đông Nam Bộ dừng sản xuất và đang đối diện nguy cơ phá sản...
Theo phản ánh từ các hiệp hội DN của các ngành hàng liên quan đến xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động, chỉ có từ 15 đến 20% các nhà máy sản xuất cầm chừng do theo được “3 tại chỗ”, còn lại đến 80-85% số nhà máy phải ngừng sản xuất. 90,8% DN đã giảm quy mô lao động trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh…
Kết quả khảo sát về sức chịu đựng của DN Việt Nam trước tình trạng kéo dài của dịch bệnh và giãn cách xã hội cho thấy, một DN điển hình chỉ có thể cầm cự thêm tối đa 6 tháng, trong đó thấp nhất là lĩnh vực nông lâm, thủy sản (trung bình 4,7 tháng), thông tin truyền thông (4,9 tháng) và xây dựng (5,3 tháng).
“Đợt bùng dịch thứ 4 tại Việt Nam diễn biến phức tạp, hiện đã ngấm sâu, lan rộng và không thể trở về trạng thái "Zero Covid", do đó nếu giãn cách xã hội mãi thì các DN sẽ sụp đổ. Tình hình đã thay đổi, chúng ta cần có tư duy duy mới, quan điểm mới, chiến lược mới, cách làm mới về chống dịch”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Cần lộ trình hỗ trợ
Đồng tình với quan điểm về phòng chống dịch và phát triển kinh tế của Chính phủ, nhưng theo Chủ tịch VCCI, cộng đồng DN đã đề xuất 2 chủ trương mới.
Thứ nhất, cần nhìn nhận các DN là một chủ thể trong ứng phó Covid-19, từ đó tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các DN.
Thứ hai, cần có chủ trương kiên quyết bảo vệ, hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn của DN trong điều kiện sống chung với dịch.
Với quan điểm coi DN là một chủ thể trong cuộc chiến chống Covid-19 và là lực lượng chủ lực trên mặt trận kinh tế, đồng thời xác định sống chung lâu dài với dịch bệnh, cộng đồng DN đề nghị với Thủ tướng trong cơ cấu ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 các cấp cần có sự tham gia của đại diện cộng đồng DN.
Cộng đồng DN đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có những chính sách hỗ trợ mạnh hơn như nới hạn mức tín dụng; miễn giảm, vay ưu đãi lãi suất thấp, nâng hạn mức tài sản thế chấp để tăng giá trị vốn vay lưu động từ 70% lên mức cao hơn. “Việc các ngân hàng vẫn có lợi nhuận lớn trong lúc các DN đình trệ sản xuất, kinh doanh là một chỉ dấu không lành mạnh của nền kinh tế và của mối quan hệ cộng sinh giữa ngân hàng và DN”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh. |
Cùng với đó, để các chính sách hỗ trợ DN của Chính phủ thực sự phát huy hiệu quả, ông Phạm Tấn Công cho rằng, việc xây dựng và thực thi chính sách nên chăng cần được xác định theo cấp độ và lộ trình thực hiện phù hợp, như: các giải pháp mang tính cấp bách, cần thực hiện ngay; các giải pháp hỗ trợ phục hồi; các giải pháp mang tính tái cấu trúc, phát triển bền vững về trung và dài hạn.
Cụ thể, các DN đề nghị các Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an khẩn trương nghiên cứu hoàn thiện hệ thống “Thẻ xanh Covid-19”, thống nhất sử dụng 1 nền tảng/ứng dụng, liên thông dữ liệu giữa các bộ, ngành liên quan; điều chỉnh các quy định về nhập cảnh, giấy phép lao động cho phù hợp… để tạo điều kiện ổn định nguồn nhân lực lao động, chuyên gia, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Đối với các giải pháp đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh an toàn, Chủ tịch VCCI đề nghị Chính phủ, Quốc hội kịp thời cho triển khai nghiên cứu, xây dựng, ban hành các chính sách, quy định mới, kể cả pháp luật, để chủ động tránh nguy cơ chính sách lạc hậu trở thành điểm nghẽn cho hoạt động của DN trong điều kiện bình thường mới.
Đối với các chính sách hỗ trợ phục hồi DN, cộng động DN đề nghị Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành, các cơ quan liên quan khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện miễn, giảm các loại thuế, phí, tiền điện, nước và các biện pháp đã nêu trong Nghị quyết 105/NQ-CP. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng ít nhất 30% số lượng các thủ tục hành chính liên quan tới DN được thực hiện theo phương thức điện tử, không tiếp xúc; rút ngắn 1/3 các thời hạn quy định cho các thủ tục này...
Về các giải pháp trung và dài hạn, theo ông Phạm Tấn Công, cần xây dựng ngay từ bây giờ các chính sách mang tính tái cấu trúc, hướng tới phát triển bền vững, như: cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư công, chuyển đổi số và phát triển kinh tế số, đẩy mạnh cải cách thủ tục xuất nhập khẩu và tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA)…
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhu cầu tiêu thụ gia tăng, doanh nghiệp thép đứng trước nhiều cơ hội
09:00 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics