Tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng sau hơn 3 năm CPTPP có hiệu lực
Xuất khẩu gỗ tăng trưởng nhưng còn nhiều lo ngại | |
Xuất khẩu cao su sang các thị trường lớn tiếp tục tăng? | |
Mực xuất khẩu gia tăng tại nhiều thị trường trong tháng đầu năm |
DN còn nhiều cơ hội thúc đẩy XK sang thị trường các nước trong CPTPP thời gian tới. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Xuất khẩu sang Chile, Peru tăng mạnh
Thủy sản là một trong những ngành hàng điển hình tận dụng tương đối tốt CPTPP để thúc đẩy XK. Theo Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản Việt Nam (VASEP), 10 thị trường thành viên trong khối CPTPP hiện đang chiếm trên 25% tổng kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam. Nhiều nước thành viên trong khối CPTPP đang là các thị trường XK thủy sản lớn của Việt Nam như Nhật Bản, Canada, Australia và Mexico. Trong đó, Nhật Bản luôn giữ vị trí “top 3” trong các thị trường XK thủy sản của Việt Nam từ nhiều năm nay. Trên thực tế, từ năm 2008, Nhật Bản đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng quy tắc xuất xứ để tận dụng các ưu đãi thuế quan XK sang thị trường này chưa được nhiều. Sau khi CPTPP có hiệu lực, XK sang thị trường Nhật Bản đã có thêm động lực và lợi thế để gia tăng.
Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO (VASEP) cho biết, 3 năm qua, điểm rất đáng ghi nhận là XK sang một số thị trường trong khối CPTPP đã có sự bứt phá rất mạnh mẽ, điển hình như Canada, Australia, Chile, Peru.
Nếu như năm 2020, dịch Covid-19 khiến cho XK thủy sản của Việt Nam sang đa số thị trường đều bị sụt giảm, nhất là những thị trường lớn thì XK sang Canada, Chile, Peru, Australia đều ghi nhận mức tăng trưởng dương. Trong đó, XK sang Australia tăng 9%, sang Canada tăng 14%, sang Chile tăng 14% và sang Peru tăng 8%. Tiếp đó, năm 2021, XK thủy sản sang Australia tăng 17%, sang Canada tăng 15%, sang Mexico tăng tới 54%... Ở góc độ mặt hàng, CPTPP hiện là thị trường XK tôm lớn thứ hai của Việt Nam… “Những kết quả này cho thấy rõ tác động tích cực của Hiệp định CPTPP đối với XK thủy sản sang các nước mà lần đầu tiên có FTA với Việt Nam”, bà Hằng đánh giá.
Về tổng thể tận dụng CPTPP 3 năm qua, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhìn nhận, kể từ khi Hiệp định CPTTP có hiệu lực, kim ngạch XK sang các thị trường là thành viên CPTPP tăng trưởng rất ấn tượng.
“Khác với khu vực EU là thị trường XK tương đối truyền thống của Việt Nam, khu vực CPTPP, đặc biệt là những nước phía châu Mỹ như Canada, Mexico, Peru là những thị trường tương đối mới và XK của Việt Nam trong thời gian trước khi CPTPP có hiệu lực còn khiêm tốn. Tuy nhiên, sau khi có CPTPP, XK của Việt Nam sang các thị trường này đã tăng đáng kể. Điều này phản ánh việc các DN đã dần dần nắm bắt và có thể tận dụng tốt cơ hội từ các FTA thế hệ mới”, ông Trần Thanh Hải nói.
Đáp ứng tốt quy tắc xuất xứ
Các FTA, nhất là FTA thế hệ mới như CPTPP được nhận định sẽ tiếp tục mở ra những ưu đãi về thuế quan, thúc đẩy XK của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ thời gian tới. Tuy nhiên, trong tận dụng CPTPP vẫn còn không ít thách thức đặt ra.
Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu vấn đề: “Vừa qua dù Bộ Công Thương và các hiệp hội đã tuyên truyền rất nhiều về các FTA, song nhận thức của DN về FTA còn hạn chế nhất định. Một cuộc điều tra vừa công bố năm 2021 về Hiệp định CPTPP cho thấy, có tới 69% DN nghe nói hoặc biết sơ bộ về CPTPP, 25% DN có hiểu biết nhất định về CPTPP. Có hiểu biết nhất định có thể hiểu là từ cơ hội đến thực tiễn, từ nhận thức đến hành động còn rất xa, rất thách thức.
Tập trung phân tích sâu vấn đề đáp ứng quy tắc xuất xứ trong CPTPP trong 3 năm qua, bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, quy tắc xuất xứ của CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan tương đối phức tạp và khác biệt so với các FTA khác, đòi hỏi DN có thời gian để tìm hiểu, điều chỉnh sản xuất. Do đó, thời gian qua, DN Việt Nam bắt nhịp chưa nhanh. Sự hỗ trợ của cơ quan chức năng còn chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Ngoài ra, việc thể chế “nội luật” quy định CPTPP còn chậm, ảnh hưởng đến cơ hội tham gia thị trường của DN.
“Tỷ lệ sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong XK của Việt Nam vào thị trường các nước tham gia CPTPP chưa cao, do DN chưa chủ động được nguồn nguyên liệu cấu thành sản phẩm để đáp ứng quy tắc xuất xứ nhằm hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan. Điển hình như hàng dệt may, da giày còn hạn chế về công nghiệp phụ trợ. Hàng nông sản, thủy sản đã có cải thiện về chất lượng và an toàn thực phẩm nhưng chưa đồng đều, chưa đáp ứng tiêu chuẩn do nước NK đặt ra”, bà Nguyễn Cẩm Trang nhấn mạnh.
Để nâng cao hiệu quả tận dụng CPTPP, giúp hàng Việt thâm nhập tốt hơn thị trường, bà Nguyễn Cẩm Trang đề xuất cần rà soát văn bản liên quan, tạo môi trường thuận lợi cho DN; tăng cường truyền thông xúc tiến thương mại thị trường, định hướng cho DN trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh.
Không ít chuyên gia kinh tế đáng giá, các DN cần chủ động hơn tìm hiểu cơ hội, cam kết trong CPTPP, đáp ứng tốt quy định về quy tắc xuất xứ, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt là hàng nông, thủy sản. Nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt đầu tư năng lực cạnh tranh của sản phẩm không chỉ là công việc thường xuyên mà còn là “chìa khóa” để DN chớp được các cơ hội từ quá trình hội nhập.
Theo ông Lê Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, khác với nhiều FTA khác, CPTPP bao gồm những lĩnh vực cam kết rất mạnh cả về thương mại điện tử, hải quan, các hàng rào kỹ thuật… Việt Nam tham gia CPTPP theo sự đánh giá lợi ích nhiều nhất lại là những lợi ích về cải cách thể chế. Do đó, trong dài hạn với thực thi CPTPP, cần làm thế nào để chuyển được những áp lực từ CPTPP thành quá trình cải cách về thể chế.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 9 tháng, xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 100 tỷ USD
14:41 | 22/10/2024 Infographics
8 thị trường xuất khẩu mang về thêm 34,47 tỷ USD
09:18 | 22/10/2024 Xuất nhập khẩu
Loại hạt đắng có kết quả xuất khẩu “ngọt ngào”
15:48 | 21/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK