Tận dụng quy tắc xuất xứ tại RCEP - chớ chủ quan
![]() |
Quy tắc xuất xứ tại RCEP tương đối dễ hơn so với các FTA khác. Ảnh: H.Dịu |
Quy tắc xuất xứ dễ hơn
Việc thực thi Hiệp định RCEP có thể giúp tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Việt Nam tăng thêm 0,4% đến năm 2030 nếu xét lợi ích trực tiếp, có thể lên đến 1% nếu có tính đến lợi ích gián tiếp từ cải cách thể chế.
Theo Bộ Công Thương, RCEP mang đến các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, hơn nữa, RCEP còn tạo ra khuôn khổ để đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại. Nhờ đó, DN Việt Nam sẽ được tạo cơ hội mở rộng thị trường, đẩy mạnh XK, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
Khác với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các DN đánh giá, quy tắc xuất xứ tại RCEP lại là một điểm tạo thuận lợi cho các DN trong xuất khẩu hàng hóa. Bởi theo quy tắc của RCEP, hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng một trong ba trường hợp sau: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một nước thành viên; hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên; hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đáp ứng quy định tại Quy tắc cụ thể mặt hàng. Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, với lợi thế về việc hài hòa quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RCEP, Việt Nam sẽ có cơ hội sử dụng nguyên liệu đầu vào tối ưu hơn để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên RCEP.
Về phía DN, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho hay, RCEP sẽ mang tới nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam, nhất là quy tắc xuất xứ tương đối dễ dàng hơn so với nhiều FTA khác. Cụ thể, để vào thị trường Nhật Bản, nếu như trước đây, các DN dệt may phải chứng minh được nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN hoặc Nhật Bản, nhưng phần lớn nguyên phụ liệu của ngành dệt may Việt Nam lại nhập khẩu từ Trung Quốc nên gây khó khăn. Nhưng với RCEP, hàng may mặc Việt Nam có nguyên phụ liệu từ Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Thiết lập chuỗi cung ứng lâu dài
Tham gia RCEP, các DN vẫn phải vượt qua nhiều thách thức thì mới tận dụng được hiệu quả các cơ hội. Theo các chuyên gia, đối với vấn đề về xuất xứ hàng hóa, thách thức của DN Việt Nam là việc tận dụng chứng nhận xuất xứ (C/O) trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đem lại hiệu quả. Hơn nữa, các DN còn phải đối mặt với nguy cơ lợi dụng quy tắc xuất xứ từ Việt Nam, dẫn đến các DN chuyển hướng thị trường, gây cạnh tranh không lành mạnh cho các DN Việt Nam.
Ngoài ra, với “thói quen” phụ thuộc vào nguồn cung đến từ Trung Quốc, đại diện một DN ngành dệt may lo ngại, hàng nguyên liệu nhập từ Trung Quốc cũng sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan, tạo thành cạnh tranh lớn cho các DN sản xuất nguyên phụ liệu trong nước. Vì thế, điều này buộc các DN sản xuất nguyên phụ liệu phải đầu tư chiến lược dài hạn hơn, bài bản hơn để có giá thành hấp dẫn, chất lượng tốt, cũng như phải thiết lập chuỗi cung ứng lâu dài với các DN trong nước.
Nói về sự chuẩn bị của DN, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cho rằng, với quy tắc xuất xứ nội khối của RCEP, hàng hóa xuất khẩu của chúng ta sẽ có thể đáp ứng điều kiện xuất xứ một cách dễ dàng, nhưng các DN phải chủ động tìm hiểu để biết cách tận dụng cơ hội cũng như điều chỉnh sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý phải đẩy mạnh tuyên truyền giúp DN hiểu về RCEP và cách thức để tận dụng các lợi ích từ RCEP, công tác xây dựng văn bản pháp luật để thực thi RCEP và tổ chức cấp hoặc tiếp nhận chứng nhận xuất xứ cho các lô hàng theo RCEP cần chú trọng đẩy nhanh.
Cũng về vấn đề này, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thủy sản Thuận Phước chia sẻ, các điều kiện thuận lợi trong RCEP tuy quan trọng nhưng không phải là điều kiện đủ để đẩy mạnh xuất khẩu. Vì thế, các DN mong muốn nhận được sự hỗ trợ, đồng hành từ cơ quan quản lý, nhất là đối với việc giải quyết nhanh chóng thủ tục hành chính, các điều kiện cấp giấy phép… Có thể thấy, các DN còn rất nhiều việc phải làm, không thể thấy “dễ dãi” mà chủ quan, nên vẫn phải thay đổi tư duy kinh doanh theo hướng liên kết thành chuỗi cung ứng để nâng cao hiệu quả, hướng tới phát triển lâu dài.
Tin liên quan

4 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu sang Canada chưa tận dụng ưu đãi từ CPTPP
15:30 | 28/03/2024 Kinh tế

Hướng dẫn mới về C/O mẫu RCEP
15:13 | 09/05/2023 Đối thoại

Chủ động tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP
16:55 | 01/12/2022 Thị trường - Doanh nghiệp

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn gì trong quý II/2025

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

Thị trường chứng khoán được cải thiện nhờ nền kinh tế dần hồi phục

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

Top 5 địa phương tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025 cao nhất sau sáp nhập

Giá Đô la Mỹ trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá thế giới

Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025
