Tác động từ các vụ bạo loạn ở Pháp
Bạo loạn tại Pháp: Cơ hội của những kẻ vô lại Bạo loạn Pháp: Phe "Áo vàng" đòi cả cái bánh mì thay vì vài mẩu vụn “Căn bệnh” nào đang giết chết những người Mỹ da đen? |
4 ngày bạo loạn chưa từng thấy kể từ năm 2005 đã làm thương mại, du lịch, giao thông, hoạt động văn hoá của Pháp bị ảnh hưởng nặng nề. Không chỉ vậy, một câu hỏi lớn đặt ra về an ninh cho Thế vận hội Paris 2024. |
Thời gian gần đây, Pháp liên tục chứng kiến các cuộc khủng hoảng này đến khủng hoảng khác. Ban đầu là phong trào “Áo Vàng” bày tỏ nỗi bất lực trước toàn cầu hoá, rồi đến những cuộc biểu tình liên tục chống cải tổ hưu trí. Và nay thì bùng nổ nạn các thanh niên đập phá mọi thứ. Tổng thống Pháp phải hủy bỏ hai sự kiện ngoại giao quan trọng lần thứ hai trong vòng 4 tháng. Hồi tháng 3, các cuộc biểu tình chống cải cách hưu trí khiến ông Macron phải hoãn lại chuyến thăm của Quốc vương Charles III và đầu tuần này hủy chuyến viếng thăm cấp Nhà nước 3 ngày ở Đức.
Các vụ bạo động đập phá trên khắp nước Pháp những ngày qua đã dịu xuống, nhưng hình ảnh của nước Pháp đã bị xấu đi rất nhiều, ngành du lịch thất thu nặng nề và quan trọng nhất là đang đặt ra nhiều vấn đề cho chính quyền và các nhà tổ chức về vấn đề an ninh cho kỳ Thế vận hội mùa Hè 2024.
Ông Thierry Marx, Chủ tịch Hiệp hội ngành nghề và công nghiệp khách sạn, trả lời trên đài phát thanh Pháp RMC hôm 2/7 cho biết “du khách đã hủy chỗ ồ ạt cho mùa Hè này và cả cho kỳ Thế vận hội tới đây”. Nhưng đó chỉ là những thiệt hại về vật chất trước mắt. Bên cạnh việc bảo đảm cho sự kiện Thế vận hội mùa Hè trở lại thủ đô Pháp sau 100 năm được diễn ra trong không khí lễ hội thực sự thì vấn đề lớn hơn đó là làm sao bảo đảm an toàn cho hàng triệu người đến từ khắp thế giới.
Vấn đề an ninh cho Olympic Paris 2024 ngay từ đầu đã là mối quan tâm lớn của các nhà tổ chức sự kiện. Chính quyền và Ủy ban tổ chức Paris 2024 đã lên nhiều phương án an ninh có tính đến các yếu tố bất ổn do tình hình xã hội căng thẳng ở Pháp, từ sau những những cuộc biểu tình bạo động của phong trào Áo Vàng hồi năm 2019 và đến phong trào phản kháng chống cải cách hưu trí từ đầu năm nay. Đợt bạo động bùng lên khắp nơi trên nước Pháp từ sau cái chết của thiếu niên Nahel một lần nữa là tiếng chuông báo động và đặt ra nhiều câu hỏi: An ninh cho các cơ sở Thế vận hội có đủ bảo đảm? Liệu nước Pháp có đủ điều kiện sẵn sàng để đón 15 triệu du khách đến trong kỳ Olympic và Paralympic Paris 2024?
Mặc dù trong những ngày bạo động vừa rồi, không có một cơ sở hay công trình chuẩn bị cho Thế vận hội nào bị đốt phá, nhưng không phải vì thế các nhà tổ chức bớt lo lắng. Có rất nhiều công trình hạ tầng cơ sở phục vụ Thế vận hội đặt ở trong các khu phố vẫn được cho là nhạy cảm. Bộ trưởng Thể thao Pháp, bà Amélie Oudéa-Casstéra, khẳng định: “Trong khuôn khổ Olympic và Paralympic, những ngày qua, chúng tôi đã có những biện pháp tăng cường bảo đảm an ninh các cơ sở hạ tầng”.
Quan chức thành phố này khẳng định Paris đang rất nỗ lực để làm sao các rủi ro về an ninh chỉ là vấn đề ngoài lề và thành phố vẫn luôn hợp tác chặt chẽ với sở cảnh sát để nghiên cứu, lên các phương án bảo đảm an toàn tối đa cho Paris 2024.
Từ nay đến ngày khai mạc Thế vận hội mùa Hè 2024, nước Pháp còn đón một sự kiện thể thao lớn khác, có thể coi là phép thử thực tế cho khả năng an ninh đó là Cúp thế giới bóng bầu dục diễn ra từ ngày 8/9 đến 28/10 tới đây.
Tin liên quan
Lối thoát nào cho Tổng thống Macron?
08:42 | 10/12/2024 Nhìn ra thế giới
Pháp giải bài toán ngân sách
08:02 | 19/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ-Trung lại "nóng" vấn đề bán dẫn
14:34 | 15/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics