Bạo loạn Pháp: Phe "Áo vàng" đòi cả cái bánh mì thay vì vài mẩu vụn
![]() |
Những chiếc xe của người dân bị lật và đốt trên đại lộ Foch ở thủ đô Paris. Ảnh: Reuters.
Nước Pháp những ngày này đang trở thành tâm điểm chú ý khi làn sóng biểu tình biến thành bạo loạn trên khắp quốc gia châu Âu này đã kéo dài sang tuần thứ 3. Xuất phát từ một phong trào của những người phản đối việc tăng giá nhiên liệu khiến đời sống đắt đỏ, cuộc biểu tình của những người “Áo vàng” đã biến thành cuộc bạo động tồi tệ.
Nhà cầm quyền nhượng bộ
Trước làn sóng biểu tình và bạo động diễn biến phức tạp chính quyền Pháp đã tuyên bố hoãn quyết định tăng thuế nhiên liệu – nguyên nhân trực tiếp dẫn đến làn sóng biểu tình.
Trong ngày 4/12, Thủ tướng Pháp Édouard Philippe đã đưa ra 3 quyết định đáng chú ý, đầu tiên là hoãn trong vòng 6 tháng việc tăng giá nhiên liệu dự định áp dụng từ đầu năm 2019, tiếp đến là cam kết không tăng giá điện kể từ nay cho đến tháng 5/2019 và cuối cùng là từ bỏ việc siết chặt các quy định liên quan đến đăng kiểm xe ô tô, vốn cũng định tiến hành từ năm sau.
Có thể nói, đây là một động thái quan trọng của chính phủ Pháp trong nỗ lực hạ nhiệt cuộc khủng hoảng liên quan đến phong trào biểu tình “Áo vàng” trong những ngày qua bởi việc tăng giá nhiên liệu chính là nguyên nhân tạo nên làn sóng phản kháng như hiện nay.
Tuy nhiên, các quyết định này của chính phủ Pháp vẫn khó có thể làm hài lòng những người biểu tình. Thứ nhất, nó được đưa ra quá muộn, khi mà sự bất mãn của người biểu tình “Áo vàng” đã không còn giới hạn ở việc tăng giá nhiên liệu mà đã chuyển sang mọi vấn đề bức xúc khác của cuộc sống, trong đó đặc biệt là việc bị bần cùng hoá và phải hứng chịu bất công xã hội. Thứ hai, việc chính phủ Pháp đưa ra thời hạn tạm ngưng 6 tháng cũng đặt ra câu hỏi là sau khi hết 6 tháng đó thì liệu chính phủ Pháp có tiếp tục thực hiện các chính sách ban đầu của mình hay không?
Vì thế, có thể nói là dù đây đã là một sự nhượng bộ đáng kể từ chính quyền Pháp, là một hình thức thừa nhận sai lầm từ phía nhà cầm quyền nhưng các động thái này là hoàn toàn chưa đủ để có thể tháo gỡ được ngòi nổ của cuộc khủng hoảng hiện nay. Phong trào “Áo vàng” cho đến nay đã vượt quá xa các đòi hỏi liên quan đến giá nhiên liệu và đã lan sang nhiều lĩnh vực khác và lôi kéo sự tham gia của nhiều tầng lớp khác, trước hết là học sinh trung học vốn bức xúc với các cải cách giáo dục và cách xét tuyển vào Đại học áp dụng từ năm học vừa qua… rồi đến cả người lao động làm việc trong lĩnh vực y tế, cứu thương khi mà điều kiện làm việc của họ xuống cấp trầm trọng trong vài năm qua.
Nói cách khác, như phản ứng của nhiều người “Áo vàng” sau quyết định của Thủ tướng Pháp, thì họ không chỉ muốn vài mảnh vụn mà muốn có cả cái bánh mì.
Sự bất mãn âm ỉ trong xã hội Pháp
Việc tăng giá nhiên liệu quả thực chỉ là “giọt nước tràn ly” bởi các lo lắng, bức xúc, giận dữ của những người “Áo vàng” đã tích tụ từ nhiều năm qua chứ không phải bây giờ mới có. Những người “Áo vàng” đa số là những người lao động có mức lương thấp, sống ở các vùng nông thôn hay thành phố nhỏ nên bao năm qua, mức sống của họ bị suy giảm khi các mức thuế liên tục tăng, trợ cấp xã hội bị cắt giảm và các chính sách của chính quyền thì dường như luôn gạt họ ra ngoài lề.
Ví dụ, trong vấn đề di chuyển, trong một thập kỷ qua, rất nhiều tuyến đường sắt liên tỉnh, liên vùng (TER) đã bị đóng cửa với lí do thua lỗ khiến những người sống ở nông thôn hay thành phố nhỏ vốn đã gặp bất lợi về việc đi lại chỉ còn lựa chọn duy nhất là phải đi ô tô, mà giá nhiên liệu thì liên tục tăng và chi phí đăng kiểm ô tô cũng tăng, khiến họ càng thêm khó khăn.
Hay trong việc tiếp cận với các cơ hội giáo dục, những người “Áo vàng” cũng cảm thấy bị phân biệt đối xử. Từ năm học 2018, nước Pháp áp dụng một phần mềm tên gọi Parcoursup để các học sinh trung học đăng ký xét tuyển vào các trường Đại học. Tuy nhiên thuật toán gây tranh cãi về địa lý của phần mềm này khiến đôi khi học sinh giỏi ở nông thôn bị xếp sau nhiều học sinh trung bình trong thành phố khiến con em những người “Áo vàng” gặp bất lợi trong việc đăng ký vào các trường Đại học ở các thành phố lớn.
Cuối cùng, là chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế cũng như phân biệt về ưu tiên chính sách trong nhiều thập kỷ qua đã tạo ra một nước Pháp phân hoá mạnh về giàu-nghèo, giữa một bên là các vùng đô thị giàu có như Paris, Lyon… với phần còn lại là nông thôn có tỷ lệ thất nghiệp rất cao và tốc độ nghèo hoá ngày càng nhanh. Tất cả những điều đó tích tụ trong nhiều năm khiến một lượng lớn người dân Pháp thu nhập thấp cảm thấy bị tổn thương. Họ bất mãn khi bị bỏ rơi và lo lắng cho tương lai của con cái mình.
Đó là lí do khiến phong trào “Áo vàng” lan rộng và tạo nên một sức phản kháng lớn dù không hề có sự lãnh đạo của các đảng chính trị hay các công đoàn. Thực sự, đây là một sự giận dữ xuất phát từ sâu thẳm của quần chúng, nhân dân Pháp trước thực tế đói nghèo của cuộc sống và bất công xã hội.
Thách thức lớn đối với chính quyền Tổng thống Macron
Đối với chính quyền của ông Macron thì cuộc khủng hoảng “Áo vàng” là sự kiện nghiêm trọng nhất kể từ khi ông lên làm Tổng thống Pháp tháng 5/2017 và rất có thể, đây cũng sẽ là thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Macron, thậm chí trong cả sự nghiệp chính trị của ông Macron.
Việc nước Pháp bạo loạn trong những ngày qua là một sự tổn hại ghê gớm đối với uy tín của chính quyền. Đây đang là thời điểm mà uy tín của chính quyền Pháp và cá nhân ông Macron xuống đến mức thấp nhất.
Thực ra, khi phong trào “Áo vàng” mới nổ ra, cũng ít người ý thức được mức độ phức tạp và nghiêm trọng của vấn đề. Bản thân đội ngũ của ông Macron cũng đánh giá thấp sự tức giận của những người biểu tình nên trong các phát biểu trước công luận, ông Macron hay Thủ tướng Édouard Philippe và các Bộ trưởng Pháp luôn rất cứng rắn, luôn tuyên bố kiên quyết không thay đổi chính sách.
Nhưng chính thái độ cứng rắn được cho là ngạo mạn và quá coi thường người biểu tình này từ phía ông Macron đã khiến tình hình thêm trầm trọng. Giờ đây thì một trong các mục tiêu lớn nhất của những người “Áo vàng” là hạ bệ ông Macron và thực sự cần phải nhìn nhận rằng phong trào “Áo vàng” tại Pháp giờ đây đang ngày càng có hơi hướng của một cuộc Cách mạng, dù có thể ban đầu thì chính những người “Áo vàng” cũng không hề có ý niệm đó.
Cuộc khủng hoảng này thực sự là rất nguy hiểm cho chính quyền của ông Macron, cá nhân ông Macron và cả đảng “Nền Cộng hoà tiến bước” (LREM) của ông Macron. Đã có các yêu cầu từ phía các đảng đối lập về việc giải tán Quốc hội Pháp, bầu cử lại. Nếu điều này xảy ra thì chắc chắn đảng “Nền Cộng hoà tiến bước” của ông Macron sẽ đánh mất phần lớn số ghế hiện có bởi lẽ cuộc khủng hoảng “Áo vàng” đã lộ ra một trong các điểm yếu lớn nhất của đảng này, đó là việc các nghị sĩ đảng này quá non trẻ, quá thiếu kinh nghiệm, hầu như vô danh và không có tiếng nói hay sự liên kết với quần chúng tại địa phương.
Sở dĩ đảng LREM tạo nên cơn sóng thần trên chính trường Pháp năm ngoái là do hiệu ứng của ông Macron nên khi hiệu ứng này biến mất thì đảng này cũng có thể nhanh chóng suy yếu. Thực tế thì trong thời gian qua, nội bộ đảng LREM cũng đã có rạn nứt lớn bởi ngày càng nhiều thành viên đảng này bất mãn với các chính sách cũng như cách điều hành có phần độc đoán của đội ngũ lãnh đạo, mà ông Macron là người đứng đầu.
Tin liên quan

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn gì trong quý II/2025

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

Thị trường chứng khoán được cải thiện nhờ nền kinh tế dần hồi phục

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Top 5 địa phương tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025 cao nhất sau sáp nhập

Giá Đô la Mỹ trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá thế giới

Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025

Giá vàng trong nước tháng 6/2025 hạ nhiệt, giảm 1,27% so với tháng 5/2025
Lý giải nguyên nhân giá vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm tăng kỷ lục
