Bạo loạn tại Pháp: Cơ hội của những kẻ vô lại
![]() |
Người biểu tình mặc áo khoác vàng chạy khỏi cảnh sát trên đại lộ Champs-Elysees ở Paris hôm 1/12. Ảnh: Reuters.
Biểu tượng bị đập phá
Vào cuối tháng 10, khi những người biểu tình đầu tiên khoác chiếc áo gi-lê vàng lên người và xuống đường phản đối việc chính phủ Pháp áp thuế môi trường khiến giá nhiên liệu tăng, suy nghĩ của những người này vẫn khá thô sơ.
Họ chọn những chiếc áo gi-lê vàng, vốn là chiếc áo để mặc khẩn cấp mỗi khi buộc phải dừng đỗ xe trên đường vì sự cố. Thông điệp phát đi rất rõ ràng: Chúng tôi đang gặp nguy. Hãy giúp đỡ chúng tôi.
Ban đầu những người “Áo vàng” chủ yếu tụ tập quanh các “rond-point”, tức vòng xoay giao thông ở các tỉnh lộ. Một vài người mạnh bạo hơn thì tiến ra quốc lộ, cố gắng làm ách tắc giao thông ở các “péage – điểm thu phí” nhằm thể hiện sự tức giận và lôi kéo sự chú ý của mọi người.
Từ đó đến nay, những người “Áo vàng” đã có 3 cuộc xuống đường lớn, đều vào những ngày thứ Bảy cuối tuần.
Ngày đầu tiên, 17/11, toàn nước Pháp có 282 ngàn người “Áo vàng” xuống đường.
Ngày thứ hai, 24/11, con số là 166 ngàn người. Và thứ Bảy vừa qua, 1/12, là 136 ngàn người.
Nhìn vào các con số, thì dường như phong trào đang yếu đi. Nhưng thực tế thì không phải vậy.
Mức độ bạo lực gia tăng qua mỗi lần xuống đường. Đợt đầu tiên, 17/11, hầu như không có sự cố gì nghiêm trọng. Đến ngày 24/11, thiệt hại bắt đầu đáng lo: 2 người chết, 103 người bị bắt giữ, vài chục xe ô tô bị đốt cháy.
Đến ngày 1/12 thì sự tồi tệ lên đến đỉnh điểm. Trung tâm thủ đô Paris biến thành “chiến trường” với khói lửa, hơi cay, vòi rồng, gạch đá.
Khải Hoàn môn, biểu tượng chiến thắng của nước Pháp, nơi đặt “Ngọn lửa chiến sĩ vô danh” bị đập phá và bôi nhọ. Bức tượng nàng Marianne tượng trưng cho nền Cộng hoà Pháp bị đập vỡ đầu. Trên tường, các dòng chữ graffiti đen kịt những khẩu hiệu như “Macron démisssion”- “Macron từ chức”.
Một trong những biểu tượng lớn nhất của Paris và nước Pháp đã bị ô uế, theo đúng nghĩa đen của từ này.
Nhưng những gì xảy ra quanh các con phố ở quận 8, quận 16, quận 1 mới thực sự gây sốc. Trụ sở ngân hàng, các cửa hiệu đồ xa xỉ, siêu thị… bị đập phá, đốt cháy, hôi của. Gạch đá lát đường bị cậy lên để ném vào cảnh sát. Các thùng rác được huy động làm rào chắn và bị đốt cháy. Trong sáng ngày 1/12, khói đen bốc lên từ khu vực Khải Hoàn môn có thể được nhìn thấy từ cách đó hàng chục km. Hơi cay dày đặc đến mức có thể cảm nhận được ngay từ Porte Maillots cách đó hơn 1km.
“Paris bốc cháy”, “Chiến trường Paris”, “Chiến tranh ở Khải hoàn môn”…. Tất cả những từ ngữ mà báo chí châu Âu mô tả Paris hôm thứ Bảy, ngày 1/12, đều không cường điệu.
Đó là một cảnh tượng bạo lực khó có thể tưởng tượng ngay tại trung tâm thủ đô nước Pháp, gợi nhớ cuộc bạo loạn ngoại ô 2005 từng khiến cả nước Pháp hỗn loạn.
Tổng cộng, sau ngày cuối tuần, 682 người đã bị bắt giữ trên toàn nước Pháp, trong đó riêng Paris là 412. Ít nhất 263 người bị thương, gồm 81 thành viên lực lượng an ninh. Đến tối Chủ nhật, 2/12, vẫn còn 378 người bị giam giữ, trong đó có 33 trẻ vị thành niên, chỉ tầm 12-13 tuổi.
“Áo vàng” – họ là ai?
Áo vàng, trước hết, là một phong trào phản kháng của nhân dân. Những người mặc “Áo vàng” xuống đường để biểu thị điều mà báo chí Pháp gọi là “colère populaire” – một sự tức giận của quần chúng.
Nhưng khác với tất cả các phong trào xuống đường trước đây tại Pháp, “Áo vàng” không phải là một phong trào chính trị hay công đoàn.
Không một đảng phái nào tại Pháp nắm được “Áo vàng”. Cũng không công đoàn nào tại Pháp, vốn nổi tiếng bởi quyền lực biểu tình, (như CGT, CFDT, FO)… thâm nhập và điều khiển được “Áo vàng”.
Những người “Áo vàng” khước từ việc chính trị hoá hay công đoàn hoá các hành động của mình.
Họ thậm chí khước từ việc lộ diện.
“Áo vàng” không có ban lãnh đạo. Không có người phát ngôn. Không có cả phương châm hành động.
“Áo vàng” không mang bất cứ gương mặt nào của một nhân tố đối thoại. Khi có bất cứ cá nhân hay một nhóm nào đứng ra tự xưng là đại diện cho “Áo vàng”, người đó và nhóm đó lập tức bị đám đông hạ bệ.
“Áo vàng” cho đến thời điểm này, thực sự là một phong trào quần chúng tự phát, dù nó đã có hơi hướng bị trà trộn và lưu manh hoá trong vài ngày qua và có thể sẽ được tổ chức chặt chẽ hơn trong vài ngày tới như một lực lượng thực sự.
Một “nước Pháp bị bỏ rơi”
Nhưng một cá nhân “Áo vàng” tiêu biểu sẽ được mô tả ra sao?
Quỹ Jean Jaures, một trong các think-tank tiêu biểu của cánh tả tại Pháp, nêu ra 3 đặc điểm nổi bật của những người “Áo vàng”: những người đói ăn cuối tháng, sống ở nông thôn hoặc trong các thành phố nhỏ.
Đó là một tập hợp của những người tạo nên một nước Pháp khác, không phải ở Paris hay Lyon, đang giận dữ vì cảm giác bị bỏ rơi, bị bủa vây bởi đói nghèo và bất công xã hội.
Khi chính phủ Pháp đưa ra chính sách tăng thuế đánh vào xăng dầu, mà mục đích là để có thêm tiền tài trợ cho chiến lược dài hơi về chuyển đổi sang các ngành năng lượng xanh, họ không ngờ rằng chỉ vài chục xen tăng lên trên mỗi lít nhiên liệu lại đủ để làm tràn cả ly nước giận dữ.
Tại các vùng nông thôn hay các thành phố nhỏ tại Pháp, ô tô là lựa chọn di chuyển gần như duy nhất, đặc biệt với những người phải chạy cả trăm km mỗi ngày từ nhà đến nơi làm việc. Thêm vài chục xen giá nhiên liệu là cuối tháng lại thêm vài chục euro phải chi. Với những người chỉ hưởng lương tối thiểu Smic (1153 euros sau thuế, và ngày càng nhiều) hay những người hưu trí chỉ trông vào vài đồng ít ỏi, đó là cả một vấn đề.
Nghiêm trọng hơn, những người này nhận ra rằng, suốt bao năm qua thuế liên tục tăng, trợ cấp xã hội cắt giảm, sức mua ngày càng kém đi và tiếng nói của họ thì ngày càng bị phớt lờ, khinh miệt. Giữa nước Pháp thành thị và nông thôn, bất công lớn nhất đang tồn tại là về “mobilité - tính lưu động”.
Sự lưu động ở đây là từ giao thông (giá nhiên liệu tăng, các tuyến đường sắt liên tỉnh bị cắt giảm) cho đến cơ hội. Từ 2018, học sinh nông thôn và thành phố nhỏ ngoại ô ngày càng khó vào các trường Đại học ở thành phố lớn vì phần mềm Parcoursup tạo ra bộ lọc gây tranh cãi về địa lý, khiến một học sinh bình thường trong thành phố đôi khi lại được ưu tiên lựa chọn hơn học sinh giỏi ở ngoại ô hay nông thôn.
Và cuối cùng, sau nhiều thập kỷ phát triển không đồng đều, sự giàu có kinh tế tích tụ về các vùng đô thị lớn quanh Paris, Lyon, Toulouse… và để lại phía sau một nước Pháp nông thôn rộng lớn về lãnh thổ nhưng trống rỗng về của cải.
Tất cả những mặc cảm, bức xúc, giận dữ… đó không phải do vị Tổng thống trẻ Emmanuel Macron tạo ra mà là tích góp bao năm qua từ các đời Tổng thống trước đó của các ông Chirac, Sarkozy, Hollande.
Chỉ có điều, thái độ cứng rắn đến ngạo mạn, thậm chí bị những người hưu trí coi là “láo xược” của ông Macron, đã khiến mọi thứ dần vượt tầm kiểm soát.
Điệp khúc “chúng tôi sẽ không từ bỏ mục tiêu” mà các ông Macron, Édouard Philippe… nhắc đi nhắc lại trong những ngày qua bị xem như là lời thách thức đầy khinh miệt với phong trào phản kháng, mà về sâu xa là xuất phát từ những bức xúc và đòi hỏi chính đáng của một lượng lớn người dân Pháp.
Để rồi hiện tại thì tất cả được dịp bùng nổ.
“Áo vàng” giờ là quy tụ của rất nhiều tầng lớp: người lao động lương thấp, hợp đồng ngắn, người về hưu bị tăng CSG (tiền đóng góp xã hội), công nhân đường sắt đang bị đe doạ sa thải, học sinh- sinh viên phản đối tăng học phí và đòi cải cách đầu vào Đại học.
Những kẻ vô lại
Nhưng nếu chỉ là tập hợp của những con người đang thực sự khó khăn trong cuộc sống và có nhu cầu được lắng nghe, “Áo vàng” đã không bạo lực đến mức đó.
Cảnh tượng tan hoang tại Paris hôm thứ Bảy, lại đến từ một vấn đề khác của nước Pháp: tội phạm. Chính xác hơn là tội phạm ngoại ô.
Những kẻ này được gọi là “casseur” – “người đập phá”.
Trong tất cả những cuộc biểu tình, xuống đường lớn tại Pháp, luôn có những nhóm “casseur” chuyên nghiệp. Mục đích duy nhất của những nhóm này, như tên gọi, là đập phá, hôi của, cướp bóc. Và để trà trộn vào đám đông, dĩ nhiên chúng cũng mặc “Áo vàng”.
Những “casseur” này, kết hợp với các nhóm cực hữu hoặc cực tả, và đôi khi cả các nhóm “black bloc” (chuyên mặt nạ đen)… là thủ phạm chính gây ra bạo lực.
Đây là những kẻ cơ hội, lưu manh, vô lại.
Khi người Pháp bức xúc, chúng tham gia đập phá. Khi người Pháp vui mừng, như trong đêm ăn mừng chức vô địch World Cup 2018, chúng cũng đập phá. Để hôi của, cướp bóc hoặc chỉ để tấn công cảnh sát làm vui.
Những “casseur” dĩ nhiên không từ trên trời rơi xuống. Đa số “casseur” là các thanh niên ngoại ô thất nghiệp, nghèo đói, luôn sẵn sàng phạm tội chỉ vì vài đồng bạc lẻ. Những kẻ ngông cuồng hơn, như chúng ta đã biết qua vụ Charlie Hebdo hay Bataclan…, thì đi làm khủng bố.
Đây, thực ra là một cơn trọng bệnh khác của nước Pháp, khi bất công xã hội, đói nghèo, xung đột văn hoá-tôn giáo khiến hình thành một thế giới khác ở các ngoại ô – thế giới của tội phạm
Khi mà ngay cả những đứa trẻ 12-13 tuổi cũng tham gia đập phá, cướp bóc, hôi của… thì chẳng có lí do hay bức xúc xã hội nào có thể biện minh.
Những kẻ vô lại này khác với những người “Áo vàng” giận dữ thực sự, nhưng giờ thì đang bị hoà chung. Đó chính là điều khiến cho “Áo vàng” có thể nhanh chóng bị chính người Pháp tẩy chay, dù trong tuần trước, tỷ lệ ủng hộ “Áo vàng” luôn có chiều hướng gia tăng.
Nhưng thực tế ở thời điểm này, khi đến Khải Hoàn môn cũng bị đập phá, thách thức lớn nhất với mọi người Pháp nói chung, từ người dân đến chính trị gia, không còn là câu chuyện giá xăng, sức mua kém hay bất công xã hội gì đó…. mà là ở việc phải chấm dứt ngay lập tức làn sóng bạo lực.
Nước Pháp không thể có một ngày thứ Bảy bạo loạn nữa, nếu không muốn tái hiện một cuộc Cách mạng mà ngay cả những người khởi phát cũng không hề có ý niệm gì về nó.
Tin liên quan

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Tự động hóa công tác quản lý nợ thuế

Hướng dẫn thủ tục miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Hải quan khu vực XX: Làm thủ tục thông quan gần 35.000 tờ khai XNK

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

Tích cực xúc tiến các hoạt động hợp tác Hải quan Việt- Mỹ

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

Tự động hóa công tác quản lý nợ thuế

Hải quan khu vực XX: Làm thủ tục thông quan gần 35.000 tờ khai XNK

Tích cực xúc tiến các hoạt động hợp tác Hải quan Việt- Mỹ

Trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng, Hải quan khu vực III tăng cường chống gian lận xuất xứ

Chi cục Thuế khu vực XVII: nhiều nguồn thu, sắc thuế tăng khá

Hải quan kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu đầu vào trước nguy cơ Mỹ áp thuế

Hơn 3.000 tấn mía Hủa Phăn về Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Ô tô Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Sơn La rà soát quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả xuất khẩu

Bắc Giang hợp tác tiêu thụ vải thiều

Một doanh nghiệp hủy đơn hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ trị giá gần 1 triệu USD

9 án tử hình trong đường dây vận chuyển 91 kg ma túy

Lập hàng chục công ty "ma" mua bán hóa đơn với số tiền hơn 6000 tỷ đồng

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai bắt giữ vụ vận chuyển trái phép than cám

Hình ảnh 4 vụ bắt giữ vàng, ma túy do Hải quan tham gia triệt phá

Quảng Ninh: Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm công nghệ cao, ma túy, buôn lậu

Hải quan triển khai kế hoạch kiểm soát ma túy, tiền chất năm 2025

Hướng dẫn thủ tục miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào kho ngoại quan sau đó xuất bán sang nước thứ ba

Tăng thuế - biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá

Thủ tục hải quan đối với hóa chất xuất nhập khẩu

Xử lý thuế đối với trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán

Đề xuất hàng hóa từ 5 triệu đồng phải chuyển khoản mới được khấu trừ thuế

Vedan Việt Nam đón nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2025

TV360 phát động chương trình “Yêu nước theo cách của bạn”

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường

SIC Tech Day 2025: Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ

GLC Group - hợp tác cùng toả sáng
