Sản xuất bền vững, đón đầu chu kỳ tăng giá của thị trường hồ tiêu
Cảnh báo doanh nghiệp FDI thâu tóm thị trường hồ tiêu Thao túng thị trường hồ tiêu là thông tin nội bộ, VPA chưa cần hỗ trợ Sản lượng sụt giảm mạnh, giá xuất khẩu hồ tiêu bật tăng? |
Việt Nam là 1 trong 3 nước sản xuất và xuất khẩu gia vị lớn nhất thế giới. Ảnh: N.H |
Kim ngạch ước gần 1,8 tỷ USD
Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tính đến hết tháng 10/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 219.387 tấn hồ tiêu các loại với tổng kim ngạch xuất khẩu trên 1,1 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước lượng xuất khẩu giảm 1,9% nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 48%. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen 10 tháng đạt 4.971 USD/tấn, tăng 1.528 USD và tiêu trắng đạt 6.626 USD/tấn, tăng 1.671 USD so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung cả các loại gia vị khác như quế, hồi, ớt, gừng, nghệ…, kim ngạch xuất khẩu gia vị của Việt Nam trong 10 tháng đạt 1,47 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu hồ tiêu có sự biến động mạnh trong năm 2024. Cụ thể, lượng hồ tiêu xuất khẩu sang Mỹ ghi nhận tăng trưởng mạnh tới 47%, thị trường EU tăng 32%... Tuy nhiên, xuất khẩu sang Trung Quốc lại ghi nhận giảm mạnh tới 84%. Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch VPSA cho biết, sự tăng trưởng tại thị trường Mỹ và EU đã giúp bù đắp cho phần sụt giảm mạnh của thị trường Trung Quốc. Nhờ đó, tính chung 10 tháng, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu chỉ sụt giảm ở mức 1,9% so với 10 tháng năm 2023.
Bà Liên cho biết, trong 2 tháng cuối năm 2024, trung bình mỗi tháng Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 25.000 tấn hồ tiêu. Với mức giá xuất khẩu hiện là 6.000 USD/tấn, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 2 tháng cuối năm ước đạt khoảng 300 triệu USD. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu và gia vị của Việt Nam năm 2024 sẽ đạt gần 1,8 tỷ USD.
Bà Liên kỳ vọng trong năm tới, thị trường Trung Quốc sẽ mua hàng tích cực trở lại do năm nay, thị trường này chỉ mua khoảng 10.000 tấn. Tuy nhiên, tại các thị trường khác, với lượng hàng mua mạnh trong năm nay, sức ép phải mua ngay khi vào vụ là không lớn.
Đáng chú ý, các chuyên gia nhận định, giá hồ tiêu hiện đã bước qua chu kỳ giảm và đang bắt đầu chu kỳ tăng giá do nguồn cung sụt giảm. Tuy nhiên, do sức ép mua hàng vào đầu vụ chưa cao, nên các hộ nông dân không nên quá nôn nóng bán tiêu sớm, đặc biệt là không nên vay vốn để trữ tiêu nhằm tránh những rủi ro do biến động thị trường. Thay vào đó, cần cân đối ngân sách cho việc dự trữ tiêu, đến khoảng cuối năm sau có thể giá sẽ tốt hơn.
Mục tiêu trở thành nhà cung cấp gia vị bền vững
Dù triển vọng về giá đang có nhiều tích cực, song theo VPSA, ngành hồ tiêu và gia vị đang đối mặt với thách thức từ diễn biến thời tiết khó lường làm tăng chi phí đầu tư và phòng ngừa dịch bệnh. Bên cạnh đó, nhiều nông dân đang chuyển sang các loại cây trồng có lợi nhuận cao hơn như sầu riêng và cà phê, làm giảm diện tích trồng tiêu và ảnh hưởng đến tổng sản lượng.
Ngoài ra, tình hình bất ổn địa chính trị diễn ra tại một số khu vực ảnh hưởng đến việc giao thương xuất khẩu, dẫn tới giá cả biến động, gây khó khăn cho DN trong hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu tăng ở Hoa Kỳ và châu Âu nhưng giảm ở Trung Quốc và Trung Đông đã tác động đến giá thị trường nội địa có thời điểm diễn biến tăng giảm đột ngột. Các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tiêu chuẩn môi trường tại các thị trường lớn đã tạo áp lực cho ngành trong việc điều chỉnh phương pháp canh tác và quy trình sản xuất.
Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bày tỏ lo ngại về việc giá tăng sẽ kích thích nông dân đầu tư mạnh cho cây hồ tiêu. Điều này có thể đi kèm hệ lụy là sử dụng phân bón vô cơ quá nhiều dẫn tới mất cân đối, gây suy thoái đất khiến hồ tiêu chết hàng loạt như giai đoạn những năm trước. Bên cạnh đó là vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai, VPSA xác định tầm nhìn trở thành nguồn cung cấp gia vị chất lượng cao, được sản xuất bền vững, có hồ sơ truy xuất nguồn gốc và đáp ứng các quy định của nước nhập khẩu. Theo đó, các định hướng được hiệp hội đưa ra gồm có tăng diện tích canh tác bền vững, giảm dư lượng thuốc trừ sâu, giảm khí thải carbon, giảm khí nhà kính, đào tạo nông dân chuyên sâu, tăng giá trị gia tăng, phát triển thị trường…
Hiện Việt Nam là 1 trong 3 nước sản xuất và xuất khẩu gia vị lớn nhất thế giới với sản lượng chiếm hơn 11% thị phần xuất khẩu gia vị của thế giới. Theo thống kê, hiện có 35 nhà máy chế biến hồ tiêu đạt tiêu chuẩn ISO, HACCP, BRC, ESA, ASTA… với công suất chế biến khoảng 140 nghìn tấn/năm. Trong đó có nhiều nhà máy sử dụng công nghệ chế biến tiêu tiệt trùng hơi nước đã giúp hồ tiêu Việt Nam, đặc biệt là các loại tiêu có giá trị gia tăng cao như tiêu đen xay, tiêu trắng xay, tiêu ngâm giấm, tiêu sấy lạnh ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu hồ tiều.
Tỷ lệ tiêu đã qua chế biến tăng từ 15% lên 25% và vẫn đang tiếp tục xu hướng tăng trong thời gian tới khi nhu cầu của thị trường về các sản phẩm đạt chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ ngày càng tăng, nhất là các sản phẩm đạt chứng nhận phát triển bền vững, thương mại công bằng như RA, BioTrade, Control Union, USDA, Jas…
Bà Liên cho biết, trong kế hoạch chiến lược năm 2025 của ngành hồ tiêu và cây gia vị, hiệp hội sẽ tăng cường hỗ trợ nông dân và DN đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm; triển khai các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và tiêu chuẩn hóa sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế; thúc đẩy canh tác hữu cơ và giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trường; xây dựng chiến lược truyền thông quảng bá sản phẩm ra quốc tế; tăng cường xúc tiến thương mại, đặc biệt tại các thị trường tiềm năng như Trung Đông và Bắc Mỹ, tham gia các hội chợ quốc tế như GulFood 2025, Anuga 2025.
Tin liên quan
Doanh nghiệp FDI chiếm hơn 67% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước
09:20 | 15/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Hải Phòng làm thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong 1 tháng
15:54 | 14/12/2024 Hải quan
Xuất khẩu của Việt Nam thu về gần 370 tỷ USD sau 11 tháng
15:53 | 13/12/2024 Xuất nhập khẩu
Mở đường để nông sản Việt Nam "thăng hoa" tại Trung Quốc
08:11 | 16/12/2024 Kinh tế
Hà Nội: Hỗ trợ tối đa để liên kết sản xuất, tiêu dùng bền vững nông sản
14:33 | 15/12/2024 Kinh tế
Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản
11:34 | 15/12/2024 Kinh tế
Đã đạt bước tiến quan trọng trong xử lý các ngân hàng yếu kém
10:33 | 15/12/2024 Kinh tế
Thủ tướng: Nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi tài chính cho công nghiệp bán dẫn
15:47 | 14/12/2024 Kinh tế
Quản chặt mã số vùng trồng để bảo đảm phát triển bền vững ngành dừa
15:56 | 13/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu có xu hướng giảm, khó đạt kỳ vọng 800 tỷ USD
11:09 | 13/12/2024 Xuất nhập khẩu
FTA Index giúp đo lường hiệu quả thực thi các FTA
09:20 | 13/12/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam năm 2025 sẽ tươi sáng hơn
20:45 | 12/12/2024 Kinh tế
"Điểm mặt" nhiều biến số tác động tăng trưởng kinh tế năm 2025
20:40 | 12/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục 6,66 tỷ USD sau 11 tháng
16:17 | 12/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics
Liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm vùng miền
14:16 | 12/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xây dựng thương hiệu để nâng tầm gạo Việt
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
Hải quan Hà Nội phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp
Hỗ trợ tiếp cận tài chính
Mở đường để nông sản Việt Nam "thăng hoa" tại Trung Quốc
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia