Xây dựng thương hiệu để nâng tầm gạo Việt
Tính chuyện đường dài cho xuất khẩu gạo Làm gì để giữ vị thế xuất khẩu gạo số 1 tại Philippines? Gạo Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu vào thị trường Singapore |
trong nước và thế giới. Ảnh: T.L |
Kinh nghiệm từ Thái Lan, Nhật Bản
Tại hội thảo về xây dựng thuơng hiệu gạo được tổ chức mới đây tại Sóc Trăng, ông Sakda Sinives, cố vấn Công ty TNHH A.S Power Green chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu gạo của Thái Lan được thực hiện thông qua một trang web duy nhất là “Thai Select”. Vì nếu có quá nhiều website, khách hàng sẽ không thể nhớ nổi.
Ông Sakda Sinives cũng gợi ý các yếu tố chính để tạo ra tên một thương hiệu như: nhận diện thương hiệu; mức độ phù hợp với đối tượng mục tiêu; khả năng đăng ký bảo hộ; khả năng mở rộng; liên kết sản phẩm; tích hợp logo và khẩu hiệu; phản hồi và thử nghiệm; kế hoạch tiếp thị và tính bền vững của thương hiệu.
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thương mại hóa thương hiệu gạo đặc sản Tsuyahime, ông Koji Takeuchi, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Trang trại Yamabun Farm (Nhật Bản) cho biết, trang trại luôn giải quyết rất nhiều câu hỏi như chọn lọc giống lúa, hương vị, khẩu vị của khách hàng, trẻ em có ăn được hay không, giá cả và mẫu mã bao bì.
"Tsuyahime có ý nghĩa là nàng công chúa bóng bẩy. Nó cũng mô tả độ bóng ngon của hạt gạo khi nấu chín. Do đó, tôi chọn Tsuyahime của quê nhà làm thương hiệu cho loại gạo đặc sản của mình” – ông Koji Takeuchi chia sẻ.
Tỉnh Yamagata – nơi ông Koji Takeuchi xây dựng trang trại Yamabun Farm, đã ban hành 4 tiêu chuẩn sản xuất loại gạo Tsuyahime, gồm diện tích, tiêu chuẩn trồng trọt, nhà sản xuất phải được cấp chứng nhận và phải đảm bảo chất lượng mới được lưu hành trên thị trường.
Theo ông Koji Takeuchi, Nhật Bản có bảng đối chiếu, so sánh hoặc cách giới thiệu từng loại gạo nào ăn với thức ăn nào, món gì thì mới đạt được hương vị ngon nhất. Cùng với đó là hướng dẫn cách nấu để gạo được ngon, ăn nguội hay ăn nóng mới ngon. Tại Nhật Bản, sản xuất gạo ngon đặc trưng là tiền đề lớn.
Chính phủ và công ty xây dựng và tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất, cũng như hướng dẫn kỹ thuật để duy trì và nâng cao danh tiếng gạo. Sản phẩm được giới thiệu rộng để trở thành thương hiệu hàng đầu trong phân khúc giá, quan tâm các biện pháp đối phó với hàng giả và ghi nhận phản hồi của khách hàng.
Gạo Việt đi lên từ chất lượng
Nhìn lại hành trình xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, ông Lê Thanh Tùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, trong 30 năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động cải tiến về giống, quy trình canh tác, thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Nhờ đó, Việt Nam đã xuất khẩu gạo với nhiều chủng loại, đang đi dần tới gạo Việt Nam trắng, trong, hạt dài mà Việt Nam dày công xây dựng. Trước đây gạo trắng, trong, hạt dài chỉ chiếm 15-20%, hiện tại đã chiếm khoảng 75%. Còn lại 10% là nếp, 10% gạo cho chế biến, còn lại khoảng 10% gạo đặc thù (như gạo giảm đường, gạo canh tác theo Viet GAP, Global GAP).
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng chỉ ra rằng, một số DN gạo Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu và tạo dựng chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Nổi bật là thương hiệu gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua, đây cũng là loại gạo đã mang lại niềm tự hào cho ngành nông nghiệp Việt Nam khi giành danh hiệu "Gạo ngon nhất thế giới". Thành công của ST25 là minh chứng cho tiềm năng lớn của ngành gạo Việt Nam, tạo tiền đề để ngành gạo Việt Nam nâng tầm thương hiệu trên thị trường toàn cầu.
Ông Hòa cũng nhận định, việc xây dựng thương hiệu là yếu tố tăng giá trị sản phẩm và tính cạnh tranh, gắn kết mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng.
Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cũng nêu lên góc nhìn về sự thành công nhất định của việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Theo đó, mỗi năm Philippines nhập khẩu của Việt Nam vài chục nghìn tấn gạo. Vào cuối năm 2023, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo khiến giá gạo tăng cao. Nhưng hiện tại Ấn Độ đã “xả lệnh” cấm và bán giá rất rẻ, nhưng Philippines vẫn không mua của Ấn Độ mà mua của Việt Nam.
Theo ông Bình, điều này xuất phát từ việc Philippines đã có lòng tin vào gạo Việt Nam. Theo đó, xây dựng thương hiệu gạo thành công là xây dựng được lòng tin của người tiêu dùng trong nước và thế giới.
Ở góc độ địa phương, ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, trong những năm gần đây Sóc Trăng đã có chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng biến đổi khí hậu.
Theo đó, ngành lúa gạo từng bước đi vào chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người trồng lúa. Điểm nổi bật là tỷ lệ lúa đặc sản, lúa chất lượng cao chiếm trên 54%, riêng giống lúa ST24 và ST25 chiếm trên 18%.
Tuy nhiên, ông Nam cũng nêu lên rằng áp lực cạnh tranh trong ngành lúa gạo trên thị trường quốc tế ngày càng lớn. Nhiều nước trong khu vực có lợi thế về lúa gạo cũng đang dần mở cửa trở lại sau một thời gian hạn chế xuất khẩu.
Thị hiếu tiêu dùng một số thị trường truyền thống cũng đã có sự thay đổi đáng kể. Nhiều nước và người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến sản phẩm lúa gạo ngon, nhiều dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe mà còn yêu cầu sản xuất ra hạt gạo phải thân thiện với môi trường. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho gạo Việt Nam.
Theo đó, sự ra đời của đề án Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 là bước ngoặt mới, là nền tảng mở đường cho sự phát triển ngành hàng lúa gạo Việt Nam giai đoạn mới.
Ông Lê Thanh Tùng cũng nhìn nhận, xây dựng thương hiệu gạo phải từ DN chứ không phải đi từ quốc gia. Việc có nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn sẽ làm hẹp đi sự sáng tạo của DN. Theo đó, việc triển khai Đề án 1 triệu ha gạo chất lượng cao, phát thải thấp là cách để xây dựng thương hiệu gạo.
DN hình thành nên thương hiệu từ quy trình canh tác, giống, ý thức tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật các quốc gia.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2024 của Việt Nam đạt gần 8,5 triệu tấn với giá trị 5,31 tỷ USD, tăng 10,6% về khối lượng và tăng 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng năm 2024 ước đạt 627,9 USD/tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất từ trước đến nay.
Tin liên quan
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khác biệt tạo nên sức mạnh thương hiệu số 1 của Techcombank
09:00 | 03/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI
08:10 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
16:04 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc
08:07 | 20/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG
19:02 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước 5G giá chỉ 50.000đ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu Tết
16:45 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK khai xuân với ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp
15:19 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát mang Xuân yêu thương đến với trẻ em tỉnh Bình Dương
15:10 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel AI lọt Top 10 giải thưởng Make in Viet Nam 2024
14:35 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
17:19 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
15:43 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
11:12 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB cấp tín dụng đến 85% giá trị xe cho doanh nghiệp mua ô tô từ Kim Long Motor
16:11 | 14/01/2025 Xe - Công nghệ
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics