Mở đường để nông sản Việt Nam "thăng hoa" tại Trung Quốc
Sầu riêng là một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh: Ngọc Thạch |
Cơ hội lớn nhưng áp lực không nhỏ
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi ký kết bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp tháng 9/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Tây đã có những kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Về thương mại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất nhập khẩu nông - lâm - thủy sản quan trọng của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Ở chiều ngược lại, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại lớn của Trung Quốc với thế giới và là đối tác lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản đã có sự tăng trưởng đều trong năm 2023, 11 tháng năm 2024 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 16 tỷ USD (tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng đến 29% đến 40% so với cùng kỳ các năm 2020 và 2021).
Trong đó, xuất khẩu đạt 12,2 tỷ USD (tăng 11%), các mặt hàng tăng trưởng mạnh như rau quả xấp xỉ 4,1 tỷ USD tăng 28,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,7 tỷ USD tăng 22,3%; thủy sản đạt 1,4 tỷ USD tăng 23,2%. Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng đã mở cửa thị trường cho rất nhiều sản phẩm trái cây, sản phẩm có nguồn gốc động vật (sữa, tổ yến, khỉ nuôi, cá sấu) và thủy sản…
Phát biểu tại diễn đàn "Kết nối giao thương xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam - Trung Quốc", ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.
Trung Quốc đã cấp phép cho nhiều sản phẩm đặc trưng của Việt Nam như sữa, tổ yến, cá sấu nuôi và các loại thủy sản, với 596 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường này. Các mặt hàng như sầu riêng, mít, thanh long tiếp tục được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng.
“Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn đối mặt với nhiều thách thức cần trao đổi, tháo gỡ. Quy định kỹ thuật, thủ tục xuất khẩu ngày càng chặt chẽ, trong khi yêu cầu về chuẩn hóa sản phẩm và sự cạnh tranh trong khu vực tăng cao.
Nhiều sản phẩm tiềm năng như bưởi, bơ, vú sữa chưa được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc”, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và phát triển thị trường cho biết thêm.
Từ năm 2008 đến năm 2023, hơn 12.200 tỷ đồng đã được chi để đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng yếu tại các khu vực cửa khẩu và TP Lạng Sơn thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu. Đến nay, việc đấu nối đường bộ qua biên giới tại các cửa khẩu, lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa cơ bản hoàn thành. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng như hệ thống giao thông kết nối các khu vực cửa khẩu, hệ thống nhà làm việc liên ngành, hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ hoạt động tại khu kinh tế được đầu tư đồng bộ, hiện đại, phát huy hiệu quả. Dự kiến dự án Khu trung chuyển hàng hóa thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn sẽ hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng trong quý 1/2025. |
Theo đó, để xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và thực phẩm vào thị trường Trung Quốc, các mặt hàng phải tuân thủ Luật An toàn thực phẩm 2015 và Luật Kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu của Trung Quốc.
Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu phải có đủ điều kiện về nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị sản xuất, phòng kiểm nghiệm các chỉ số chất lượng cơ bản đối với sản phẩm, nhà xưởng, kho tàng và yêu cầu kỹ thuật có liên quan nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kiểm tra, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Việt Nam và của Trung Quốc mới được phép cấp mã số doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc.
Là "cầu nối" giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn luôn chiếm từ 75-80% giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai tại tỉnh.
Ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định, thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm quản lý hiệu quả và hỗ trợ, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là đối với mặt hàng nông, lâm, thủy sản thế mạnh của Việt Nam.
Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và chuyển đổi số trong công tác quản lý xuất nhập khẩu thông qua Nền tảng cửa khẩu số, giúp tiếp nhận và xử lý thông tin công khai, nhanh chóng; đồng thời tích cực chỉ đạo triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh, góp phần thúc đẩy hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu Việt nam – Trung Quốc.
“Tỉnh Lạng Sơn cam kết thực hiện nhất quán chủ trương tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ cho hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh văn minh, thân thiện.
Đồng thời, tăng cường phối hợp với các cơ quan trung ương, cơ quan phía Quảng Tây, Trung Quốc, và các địa phương vùng trồng nông sản xuất khẩu trong nước để kịp thời triển khai công tác quản lý chuyên ngành và tiếp tục đẩy mạnh xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản”, ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định.
Tận dụng các kênh thương mại điện tử xuyên biên giới
Về phía Trung Quốc, ông Châu Bình, Tuần thị viên cấp 2 Chính quyền nhân dân thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, kim ngạch thương mại giữa thành phố Sùng Tả và Việt Nam đạt 129,26 tỷ Nhân dân tệ, tăng 8,6% so với cùng kỳ, chiếm 65% tổng kim ngạch thương mại giữa Quảng Tây và Việt Nam.
Trong đó, trái cây Việt Nam rất được người tiêu dùng Trung Quốc yêu thích. Trái cây Việt Nam nhập khẩu qua cửa khẩu thành phố Sùng Tả đạt 710 nghìn tấn; trong đó, sầu riêng Việt Nam nhập khẩu tăng mạnh, đạt 403 nghìn tấn, tăng 10,2% so với cùng kỳ, chiếm 57,4% tổng lượng nhập khẩu sầu riêng Việt Nam của Trung Quốc...
Qua các hoạt động xúc tiến thương mại, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam Lê Thanh Hòa nhận thấy có 5 điểm có thể tập trung khai thác, đầu tư để phát triển thương mại nông sản giữa hai bên.
Đó là: sử dụng cửa khẩu thông minh; quảng bá nhiều hơn sản phẩm tiềm năng của hai nước; hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng, logistics; xây dựng chuỗi cung ứng nông sản; xây dựng thương mại điện tử xuyên biên giới.
"Cửa khẩu thông minh có thể ở cả trên đường bộ lẫn đường biển, đường sắt. Bằng mọi giá, chúng ta cần tạo điều kiện thông thoáng thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản và thủ tục kiểm dịch xuất nhập cảnh qua biên giới.
Bên cạnh đó, thúc đẩy thương mại điện tử thông qua các kênh phân phối trực tuyến sẽ là một biện pháp quan trọng giúp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản", Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nhấn mạnh.
Ngoài ra, hai bên cần tăng cường hợp tác, đầu tư cơ sở hạ tầng logistics, đặc biệt là mở rộng kho lạnh, kho bảo quản hàng nông sản, địa điểm tập kết hàng hoá vận chuyển đường bộ và đường sắt và phương tiện vận tải hàng hoá làm thủ tục thông quan thuận lợi tại khu vực biên giới mỗi nước; hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản hiệu quả từ sản xuất đến phân phối; hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sẽ giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển, giảm chi phí và thời gian, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.
Việt Nam và Trung Quốc cần hợp tác để xây dựng các kênh phân phối trực tuyến hiệu quả, đưa sản phẩm nông sản đến gần hơn với người tiêu dùng.
Đứng ở góc độ quản lý, để thúc đẩy kết nối giao thương xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đề nghị các địa phương, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tiếp tục đàm phán, mở cửa và xử lý tháo gỡ vướng mắc về kỹ thuật các sản phẩm nông lâm thủy sản, duy trì phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản giữa hai nước bảo đảm chất lượng và bền vững.
Đồng thời, tập trung tổ chức lại chuỗi sản xuất theo ngành hàng cụ thể gắn với các vùng chuyên canh liên kết với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu để xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn; tăng cường phối hợp để đảm bảo cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi phục vụ xuất khẩu; minh bạch hóa thông tin với các vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở đóng gói theo mùa vụ, thời vụ; chuẩn hóa về chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất.
“Trong năm 2025 và các năm tới, tiếp tục quan tâm phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản 2 nước, nhất là tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm là lợi thế của các tỉnh giáp biên giới 2 nước theo hướng bền vững, chất lượng.
Bên cạnh duy trì giao thương, kết nối thúc đẩy xuất khẩu vào các khu vực thị trường phía Nam thông qua đường biên giới đất liền, cần nghiên cứu tiếp cận kênh phân phối tại thị trường các tỉnh phía Bắc của Trung Quốc.
Đặc biệt, việc tham gia các kênh thương mại điện tử xuyên biên giới được xem là hướng đi tiềm năng để doanh nghiệp trong nước tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng Trung Quốc”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Ông Lý Duệ, Phó Thị trưởng, Chính quyền nhân thành phố Nghĩa Ô (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc): Thông suốt logistics trong khu vực và quốc tế Những năm gần đây, thương mại xuất nhập khẩu của Nghĩa Ô đã phát triển nhanh chóng. Trong 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố Nghĩa Ô với Việt Nam là 893 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ. Hiện nhiều sản phẩm Việt Nam như bánh đậu xanh, kẹo dừa, hạt điều, vải sấy khô, sầu riêng, mít, thanh long... được bày bán tại thành phố Nghĩa Ô và nhận được sự yêu mến của người tiêu dùng. Ngoài ra, các sản phẩm nông sản như hồi, quế của thành phố Lạng Sơn đã được trưng bày ở triển lãm quy mô lớn bậc nhất Chiết Giang. Do đó, Nghĩa Ô rất sẵn sàng tích cực thực hiện những thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước, thảo luận và thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển kinh tế của cả hai nước. Để tăng cường thương mại hai nước, hai bên cần tiếp tục sử dụng mạng lưới kinh tế thương mại hiệu quả và thuận tiện của Nghĩa Ô để hỗ trợ các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, hai bên cần tăng cường kết nối vận tải; thành lập Ủy ban logistics để thông suốt logistics trong khu vực và quốc tế. Cuối cùng, tại Nghĩa Ô tổ chức các khóa đào tạo miễn phí cho thanh niên về thương mại điện tử xuyên biên giới, thương mại quốc tế, ươm tạo khởi nghiệp, giao lưu văn hóa. Ông Hoàng Khánh Duy, Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn): Mở rộng danh mục các mặt hàng nông sản được phép xuất khẩu, đơn giản hóa quy trình kiểm dịch Dù đã có nhiều cải thiện đáng kể, hạ tầng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng cao của các doanh nghiệp nhất là vào thời gian cao điểm, khi hoa quả, nông sản của nước ta và các nước ASEAN (Thái Lan) vào vụ thu hoạch. Hiện việc điều phối hàng hoá xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu, đường chuyên dụng, lối thông quan còn phụ thuộc vào lựa chọn của doanh nghiệp. Trong khi, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, lẻ nên đôi khi chưa tuân thủ quy định, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá. Các mặt hàng hoa quả tươi xuất sang Trung Quốc đều phải kiểm tra với tỷ lệ 100%, thời gian kiểm dịch bên phía Trung Quốc kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất thông quan hàng hoá và phát sinh thêm nhiều chi phí cho doanh nghiệp… Để giải quyết những vướng mắc trên, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường đàm phán với phía Trung Quốc nhằm mở rộng danh mục các mặt hàng nông sản được phép xuất khẩu và đơn giản hóa quy trình kiểm dịch. Ngoài ra, sự phối hợp chặt chẽ từ các địa phương và doanh nghiệp trong việc điều tiết hàng hóa phù hợp, tránh tình trạng ùn ứ, nhất là trong những dịp cao điểm. Các doanh nghiệp cũng được khuyến khích xuất khẩu theo hình thức chính ngạch, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu chất lượng và quy trình đóng gói, vận chuyển để đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong thương mại biên giới. Bà Hoàng Thị Lê, đại diện Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Blue Sky: Sớm được hướng dẫn, cập nhật những thay đổi mới trong quy định của thị trường nhập khẩu Theo dự báo, năm 2025, bên cạnh những cơ hội khi tình hình xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa nông sản qua cửa khẩu biên giới Việt - Trung được cải thiện, có rất nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh mới cần trao đổi, tháo gỡ như: biến động khó lường về các yếu tố chính trị, xung đột vũ trang; biến đổi khí hậu; xu hướng giảm cầu trên thế giới; quy định về kỹ thuật và thủ tục xuất nhập khẩu ngày càng chặt chẽ. Do đó, doanh nghiệp rất mong muốn sớm được hướng dẫn, cập nhật những thay đổi mới trong quy định của thị trường nhập khẩu, thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, cơ quan chuyên ngành để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và chất lượng sản phẩm xuất khẩu theo luật pháp Trung Quốc. Tiếp nữa là tuân thủ các quy định theo từng loại hàng hóa nhập khẩu (như về đóng gói, bao bì, nhãn mác…), bảo quản trái cây tươi xuất khẩu đảm bảo chất lượng trái, không để lẫn hóa chất độc hại, mùi vị lạ… Hay như việc dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc trên bao bì (thùng, kiện…) phải đảm bảo thông tin, nội dung theo yêu cầu cũng như thường xuyên cập nhật, tuân thủ những thay đổi trong quy định, yêu cầu về bảo quản, đóng gói của thị trường nhập khẩu... Tuấn Phong (thực hiện) |
Tin liên quan
Doanh nghiệp FDI chiếm hơn 67% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước
09:20 | 15/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Hải Phòng làm thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong 1 tháng
15:54 | 14/12/2024 Hải quan
Xuất khẩu của Việt Nam thu về gần 370 tỷ USD sau 11 tháng
15:53 | 13/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hà Nội: Hỗ trợ tối đa để liên kết sản xuất, tiêu dùng bền vững nông sản
14:33 | 15/12/2024 Kinh tế
Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản
11:34 | 15/12/2024 Kinh tế
Đã đạt bước tiến quan trọng trong xử lý các ngân hàng yếu kém
10:33 | 15/12/2024 Kinh tế
Thủ tướng: Nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi tài chính cho công nghiệp bán dẫn
15:47 | 14/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu có xu hướng giảm, khó đạt kỳ vọng 800 tỷ USD
11:09 | 13/12/2024 Xuất nhập khẩu
FTA Index giúp đo lường hiệu quả thực thi các FTA
09:20 | 13/12/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam năm 2025 sẽ tươi sáng hơn
20:45 | 12/12/2024 Kinh tế
"Điểm mặt" nhiều biến số tác động tăng trưởng kinh tế năm 2025
20:40 | 12/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục 6,66 tỷ USD sau 11 tháng
16:17 | 12/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vi phạm về kinh doanh qua thương mại điện tử tăng
TKV tiếp tục kiện toàn bộ máy lãnh đạo
Thu nộp ngân sách gần 590 tỷ đồng từ kiểm tra sau thông quan
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
Quy định mới của Chính phủ về thực hiện đấu giá biển số xe
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia