“Bắt tay” ngăn hàng giả trên nền tảng thương mại điện tử
Siết quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử Kiểm soát hàng giả trên thương mại điện tử, "lộ" nhiều vi phạm Vi phạm trên thương mại điện tử không ngừng gia tăng |
Hàng giả, hàng nhái đa dạng các mặt hàng, chủng loại. Trong ảnh: Sản phẩm trưng bày tại Phòng Trưng bày hàng thật-hàng giả, Tổng cục QLTT. Ảnh: Quang Hùng |
Làm giả biến chuyển theo công nghệ
Trong thời gian qua, số vụ vi phạm và xử lý trên môi trường TMĐT không ngừng gia tăng, với tính chất vi phạm và diễn biến phức tạp.
Hàng hóa vi phạm không chỉ là hàng hóa tiêu dùng thông thường mà nhiều mặt hàng như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, sản phẩm thuốc lá điện tử bị làm giả với số lượng lớn cũng được kinh doanh trên nền tảng TMĐT, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Từ kết quả đấu tranh của lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) cho thấy, số hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, lĩnh vực y tế, giá, niêm yết giá, tiêu chuẩn đo lường, nhãn hàng hóa được lực lượng QLTT phát hiện giảm so với cùng kỳ năm 2023.
Tuy nhiên, các hành vi vi phạm về nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền SHTT, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực TMĐT tăng so với cùng kỳ năm 2023.
10 tháng đầu năm 2024, lực lượng QLTT đã kiểm tra 61.079 vụ, phát hiện, xử lý 41.725 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử lý là 777 tỷ đồng (tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó, lực lượng QLTT đã kiểm tra 2.606 vụ, xử lý 2.361 vụ vi phạm; xử phạt hành chính trên 38 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm gần 32 tỷ đồng liên quan tới TMĐT. Các hành vi phổ biến là: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, xâm phạm quyền SHTT, vi phạm các quy định về kinh doanh TMĐT. |
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh, đối tượng làm hàng giả, hàng nhái liên tục có những phương thức, thủ đoạn tinh vi, đa dạng để qua mặt cơ quan chức năng và người tiêu dùng. Nếu như trước đây việc dán tem nhãn để chống hàng giả thì hiện nay đây lại là một trong những phương thức để những đối tượng sản xuất hàng giả lợi dụng để luồn lách qua mặt cơ quan chức năng và người tiêu dùng.
Do vậy, với sự phát triển của công nghệ có nhiều cách thức để phòng, chống hàng giả, như thay vì dùng tem nhãn bằng giấy thì rất nhiều thương hiệu dùng QR Code, AI, công nghệ Blockchain… Tuy nhiên đây là cuộc chiến giữa hàng thật và hàng giả; giữa người sản xuất chân chính với người đang tiếp tay cho hành vi gian lận thương mại.
Ông Linh cũng cho rằng, TMĐT phát triển, thuận tiện cho người dân thì tình trạng gian lận thương mại, đặc biệt là hàng nhái, hàng giả, hàng xâm phạm SHTT, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ ngày càng gia tăng và đa dạng.
Các mặt hàng vi phạm xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường nội địa, từ đó đặt ra vấn đề rất lớn đối với các chủ thể. Đầu tiên là trách nhiệm quản lý của cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp- chủ sở hữu thương hiệu, đặc biệt là người tiêu dùng.
Do đó, làm thế nào để mua được hàng thật, tránh được hàng giả và có những biện pháp giảm tránh để không mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm SHTT đang là một chủ đề quan trọng trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cần sự phối hợp chặt chẽ
Trước sự phát triển của TMĐT, năm 2023, Tổng cục QLTT đã tham mưu Bộ Công Thương trình Chính phủ ký ban hành Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trên TMĐT đến năm 2025. Đây là Đề án trọng điểm được Chính phủ, các bộ ngành, đơn vị đặt trọng tâm triển khai.
Để triển khai có hiệu quả Đề án, Bộ Công Thương đặt ra 4 nhóm nhiệm vụ chính phải triển khai, như điều chỉnh về mặt chính sách; tuyên truyền phổ biến; tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và đặc biệt cần có thiết bị, công cụ, phương tiện kỹ thuật online để phát hiện vi phạm trên TMĐT.
Mới đây tại Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa Tổng cục QLTT và Cục Công nghiệp an ninh, Bộ Công an, ông Trần Hữu Linh cũng nhìn nhận, về quản lý hoạt động TMĐT, chính sách hiện nay còn đang thiếu và phải có những thay đổi mới, ví dụ như Nghị định về TMĐT.
Trước đây Nghị định được ban hành với mục đích để TMĐT phát triển, vì vậy tương đối mở. Tuy nhiên, với tốc độ TMĐT phát triển mạnh mẽ như hiện nay, cần phải có những giải pháp để quản lý chặt chẽ hơn.
Đã đến lúc quy định và đối xử với môi trường online như offline, phải định danh được người mua và người bán.
Lãnh đạo Tổng cục QLTT cũng kỳ vọng, hai đơn vị sẽ cùng phối hợp đề xuất ra các giải pháp, từ mặt chính sách đến phương tiện công cụ kỹ thuật nhằm triển khai có hiệu quả công tác này.
Mặc dù trong thời gian qua, các đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp để phòng chống hàng giả, tuy nhiên, trên thực tế, chưa thực sự có những giải pháp tối ưu, biện pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả chống hàng giả 100%.
Đơn cử đối với Hàn Quốc, hiện nay vẫn sử dụng biện pháp dùng QR code để dán trực tiếp lên từng sản phẩm nông sản, giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm chính hãng.
Theo ông Nguyễn Thanh Trang, Cục trưởng Cục Công nghiệp an ninh, vấn đề hàng giả, gian lận thương mại, đặc biệt trên TMĐT là một trong những lĩnh vực quan trọng được Cục quan tâm.
Thời gian qua, lực lượng Công an cũng đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng QLTT ở các địa phương phát hiện, xử lý nhiều vi phạm đối với lĩnh vực này trên cả thị trường truyền thống và TMĐT. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả công tác này cần sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng chức năng mới có thể đáp ứng kỳ vọng của người dân.
Cục Công nghiệp an ninh phối hợp với Tổng cục QLTT triển khai các giải pháp chống hàng giả trên môi trường online là một minh chứng thể hiện quyết tâm của lực lượng chức năng trong việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trong TMĐT, bảo vệ doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Tin liên quan
Sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay giúp giảm chi phí tuân thủ
14:50 | 13/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với thương mại điện tử
19:47 | 11/12/2024 Thuế - Kho bạc
Quyết tâm bóc gỡ các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia
11:46 | 15/12/2024 An ninh XNK
Chuyển Công an điều tra chủ tài khoản facebook bán thực phẩm giả
09:13 | 14/12/2024 An ninh XNK
Liên tiếp bắt giữ tàu chở dầu DO không rõ nguồn gốc
14:09 | 13/12/2024 An ninh XNK
Hợp tác chống buôn lậu, ma túy ở biên giới, cửa khẩu
14:00 | 13/12/2024 An ninh XNK
Hải quan tham gia triệt phá 275 vụ, thu giữ hơn 2 tấn ma túy
15:08 | 12/12/2024 An ninh XNK
Gần Tết, hoạt động vận chuyển tiền, vàng trái phép có dấu hiệu gia tăng
11:59 | 12/12/2024 An ninh XNK
Nhiều doanh nghiệp FDI bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan
19:49 | 11/12/2024 An ninh XNK
Khen thưởng thành tích phá vụ án buôn lậu 7.300 tấn khí cười
09:11 | 11/12/2024 An ninh XNK
Nửa đêm lái ô tô đi chở pháo lậu
16:01 | 10/12/2024 An ninh XNK
Khởi tố 2 chị em vận chuyển 4,5 triệu USD ra nước ngoài
09:25 | 10/12/2024 An ninh XNK
Dự báo buôn lậu dịp tết Ất Tỵ 2025 diễn biến phức tạp
07:50 | 10/12/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quyết tâm bóc gỡ các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia
Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản
Agribank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Agribank muốn thêm vốn, ngân hàng cần pháp lý cho xử lý nợ xấu
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia