Quy hoạch mạng lưới trường sư phạm: Mới đạt mức... nêu khẩu hiệu
Vài năm gần đây, thí sinh không còn mặn mà đăng ký xét tuyển vào các trường sư phạm. Ảnh: Đ.H. |
Có ngành chỉ tuyển được 1 sinh viên
TS Hồ Cảnh Hạnh, Hiệu trưởng trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, nhiều trường CĐSP còn lúng túng trong định hướng phát triển, không biết đang đứng ở đâu trong hệ thống giáo dục quốc dân và sẽ đi về đâu trong giai đoạn tới. Nguyên nhân do cơ chế quản lí các trường CĐSP nhiều bất cập - theo kiểu coi trường sư phạm là trường phổ thông cấp 4. Trường CĐSP thuộc giáo dục nghề nghiệp nhưng do Bộ GD&ĐT quản lí, lại là đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT. Do vậy, chịu một số ràng buộc của cấp tỉnh về quản lí tổ chức, bộ máy; tổ chức đảng đoàn thể, quần chúng. Việc đầu tư cho các trường sư phạm còn chưa tương xứng với vai trò, vị trí; nguồn kinh phí thấp, trong khi đó trường sư phạm không thu học phí, không có nguồn thu sự nghiệp… Quy mô đào tạo của trường sư phạm ngày càng giảm, do cắt giảm nhu cầu, chỉ tiêu, nguồn tuyển, khó tuyển sinh. Do vậy, vị thế trường sư phạm bị hạ thấp. Không chỉ có vậy, đa số các trường CĐSP được nâng cấp từ trường trung cấp sư phạm theo quyết định của Bộ GD&ĐT, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp tỉnh, quyền hạn, vị trí tương đương cấp sở ngành.
Ông Cảnh cũng thông tin, nhiều ý kiến, có cả những người trong cuộc đang rất băn khoăn, lo lắng và lúng túng trong việc xác định phương hướng, phát triển của các trường sư phạm. Một số người thiếu lạc quan cho là khó xác định lối ra; một số khác lại cho rằng trường sư phạm đang đứng “giữa ngã ba đường”, hoặc phát triển thành trường đại học đa ngành, trong đó có khoa đào tạo giáo viên, hoặc thành phân hiệu, vệ tinh của trường đại học sư phạm, thậm chí giải tán, xóa sổ.
Hiện ở các địa phương vẫn tồn tại trường CĐSP, song chính địa phương lại không có nhu cầu sản phẩm từ những trường này. Thạc sĩ Lê Thị Ngoãn, trường CĐSP Nam Định cho biết, nhiều địa phương có trường CĐSP vẫn thực hiện giao chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm nhưng trong thông báo tuyển giáo viên các bậc phổ thông thì chỉ tuyển những đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học.
Bà Lê Thị Ngoãn cũng chỉ ra thực trạng đáng buồn ở trường CĐSP địa phương. Cụ thể, tại trường CĐSP Nam Định, năm học 2018-2019 Khoa Tự nhiên có 16 giáo viên, nhưng chỉ có 30 sinh viên. Trong đó, một số lớp có 7 sinh viên, thậm chí 2 sinh viên. Những ngành học tại Khoa Xã hội của trường này cũng có sĩ số tương tự, đặc biệt có lớp Âm nhạc chỉ có 1 sinh viên. “Trong tương lai nếu không còn sinh viên theo học nữa thì một số ngành của khoa này đứng trước nguy cơ tan rã. Đây cũng là thực trạng chung của các trường CĐSP toàn quốc”, bà Ngoãn nhận định.
Quy hoạch chưa đi vào thực tế cụ thể
Để giải quyết những bất cập tồn tại cho trường sư phạm, Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã có chương trình, đề án quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong đó có quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các trường sư phạm. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong việc xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn 2030.
Hiện nay nhiều trường đại học, đặc biệt các trường CĐSP đứng trước nguy cơ dừng hoạt động do không tuyển sinh được. Từ thực tế này việc quy hoạch các trường đại học, đặc biệt các trường sư phạm là cần thiết, tuy nhiên theo nhận định của bà Lê Thị Ngoãn kết quả mới chỉ dừng lại ở mức độ bước đầu, mang tính “khẩu hiệu”, chưa đi vào thực tế cụ thể.
Bà Ngoãn cũng đề xuất phương án, các trường CĐSP địa phương nên sáp nhập vào các khoa sư phạm nơi có các trường đại học để làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho địa phương và khu vực. Việc sáp nhập là cơ hội để sàng lọc giáo viên ở trường đại học và trường cao đẳng, những giáo viên có kỹ năng sư phạm giỏi, có năng lực chuyên môn và có nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu mới được giữ lại. Ở những địa phương không có trường đại học thì sáp nhập các trường cao đẳng có tính tương đồng. Đó là cách nâng cao chất lượng giáo viên và giảm biên chế. Bà Nghĩa cũng cho rằng, cần có giải pháp đồng bộ sắp xếp các cơ sở đào tạo sư phạm thuộc diện dôi ra như sáp nhập với các cơ sở đào tạo khác, thành lập trường cộng đồng đào tạo đa ngành, chuyển đổi thành phân hiệu của các trường đại học…
Đồng quan điểm, ông Hồ Cảnh Hạnh cho rằng, sắp xếp lại mạng lưới trường sư phạm theo hướng có phân nhóm để thành phân hiệu trường đại học sư phạm hoặc trường đại học có đào tạo giáo viên hoặc sáp nhập với đại học hoặc phát triển thành trường sư phạm với tên gọi (trường sư phạm và địa danh). Việc sắp xếp mạng lưới sư phạm cần có lộ trình cụ thể tương ứng với các điều luật liên quan. Chẳng hạn giai đoạn trước mắt có thể giao trường CĐSP đào tạo chuyển tiếp cho các trường đại học sư phạm. Trường sư phạm là hệ thống vừa đào tạo giáo viên vừa bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục; đồng thời nên là trung tâm học tập cộng đồng, có hệ thống trường chất lượng là các cơ sở thực hành, thực tập sư phạm.
Ông Hạnh cũng cho rằng, trước mắt cần có những quy định bằng văn bản điều hành hoặc văn bản quy định pháp luật để các địa phương giao nhiệm vụ cho trường CĐSP trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục. Trong những năm tới, giao nhiệm vụ cho trường CĐSP tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa…
Tin liên quan
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo hướng nào?
15:55 | 23/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy hoạch TPHCM: Tạo không gian, động lực xứng với tiềm năng
20:34 | 12/06/2024 Kinh tế
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK