Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
Theo báo cáo An sinh xã hội thế giới 2024-2026 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố ngày 30/10/2024, hơn một nửa dân số thế giới (52,4%) được bao phủ an sinh xã hội, tỷ lệ này ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 53,6%.
Tuy nhiên, vẫn còn khoảng trống rất lớn khi có tới 3,8 tỷ người trên toàn thế giới nằm ngoài diện bao phủ này.
Theo đó, ILO cho rằng, các quốc gia thu nhập thấp và trung bình cần thêm 1.400 tỷ USD hay 3,3% GDP để bao phủ an sinh xã hội. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 554 tỷ USD hay 2,0% GDP.
Tỷ trọng chi ngân sách cho an sinh xã hội của Việt Nam đã tăng dần trong các năm qua, từ 2,85% GDP năm 2005 lên 4,14% GDP năm 2010 và 4,67% GDP năm 2011 và khoảng 6,7% GDP năm 2021 và khoảng 7% GDP năm 2023. |
Tại Việt Nam, theo bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam, an sinh xã hội là ưu tiên của Việt Nam trong thời gian qua, Việt Nam có những cam kết rất mạnh mẽ về an sinh xã hội với những đổi mới về chính sách xã hội, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và hiện đang sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm.
Những thay đổi này đưa Việt Nam tiếp cận gần hơn đến việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), phù hợp với các Tiêu chuẩn lao động quốc tế (ILS) và các thông lệ quốc tế tốt nhất.
Lễ công bố báo cáo về An sinh xã hội thế giới 2024-2026 do Trường Đại học Kinh tế quốc dân và ILO tổ chức vào ngày 30/10/2024. |
Nhưng theo các chuyên gia, Việt Nam đang gặp nhiều thách thức đối với việc mở rộng an sinh xã hội cho toàn dân, như thị trường lao động phi chính thức còn lớn và già hóa dân số nhanh trong điều kiện thu nhập trung bình. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất về biến đổi khí hậu.
Theo số liệu tính toán từ Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2019 và dự báo dân số 2019-2069 của Tổng cục Thống kê, dân số cao tuổi (từ 60 tuổi) của Việt Nam tăng mạnh từ 11,4 triệu người chiếm tỷ lệ 11,86% vào năm 2019, dự kiến lên 20,2 triệu người, chiếm 18,71% vào năm 2034 và lên mức 28,6 triệu người, chiếm tỷ lệ 24,88% vào năm 2049.
GS.TS. Giang Thanh Long, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, nguồn lực tài chính của Việt Nam còn hạn chế trong nguy cơ “già trước khi giàu”; hơn nữa, chính sách tản mát, chồng chéo và chưa thực sự thích ứng với già hóa dân số.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị cần đổi mới chính sách an sinh xã hội, đảm bảo hệ thống chính sách phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Trong đó, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân đề nghị cần tập trung vào cách tiếp cận toàn diện và đảm bảo rằng hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam có thể giải quyết các thách thức hiện nay, không bỏ ai lại phía sau.
“Đầu tư cân bằng cho cả tăng trưởng kinh tế và các chính sách xã hội mới sẽ giúp đạt mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và bao phủ an sinh xã hội toàn dân”, GS.TS. Phạm Hồng Chương nhận định.
Tin liên quan
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Quảng Ngãi phối hợp xác minh ma túy trôi dạt vào bờ biển
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 lít dầu DO trái phép trên biển
Sẽ có nhiều điểm mới trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics