Phát triển "chiều sâu" thị trường vốn, giảm phụ thuộc ngân hàng
Tín dụng ngân hàng vẫn đóng vai trò chủ lực trong việc cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế. Ảnh: ST |
Phát triển nhanh
Thực tế cho thấy, tăng trưởng kinh tế luôn song hành với sự phát triển của các thị trường tài chính. Trong đó, thị trường vốn đóng vai trò quan trọng trên thị trường tài chính, giúp cung ứng nguồn vốn dài hạn cho phát triển nền kinh tế. Thị trường vốn bao gồm rất nhiều công cụ tài chính như: Cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ, tín dụng…
Theo Ngân hàng Nhà nước, quy mô tín dụng của cả nền kinh tế hiện đạt hơn 8 triệu tỷ đồng, trong đó dư nợ đối với khối doanh nghiệp đạt khoảng 4,2 triệu tỷ đồng, chiếm 53,03% tổng dư nợ nền kinh tế; hộ kinh doanh, cá nhân đạt trên 3,6 triệu tỷ, chiếm 45,77%; đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng đoàn thể và hiệp hội... đạt trên 90 nghìn tỷ, chiếm 1,12%...
Đối với thị trường cổ phiếu, trái phiếu, theo ước tính sơ bộ cả năm 2019 của các chuyên gia Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, tỷ trọng thị trường trái phiếu tính trên GDP tăng từ mức 36,3% (2018) lên khoảng 37,4%, trong đó: Tỷ trọng của thị trường trái phiếu Chính phủ giảm nhẹ do lượng phát hành ròng (phát hành mới – đáo hạn) trong năm 2019 thu hẹp; tỷ trọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh (từ 9,01% GDP lên khoảng 10,47% GDP), lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành thêm tăng hơn 20% so với 2018. Bên cạnh đó, thị trường cổ phiếu có những bước cải thiện về hạ tầng thông tin, hệ thống giao dịch, ra đời thêm sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, tổng giá trị vốn hóa thị trường tiếp tục tăng từ 3,8 triệu tỷ đồng lên 4,4 triệu tỷ đồng; quy mô thị trường tăng lên 75% GDP (tính chung cả 3 sàn).
Năm 2017, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030, có mục tiêu nhằm xây dựng thị trường bền vững hơn để huy động tài chính trung và dài hạn hỗ trợ cho nền kinh tế, mở rộng mạng lưới các nhà đầu tư về quy mô và chất lượng... Chính phủ đặt mục tiêu thị trường trái phiếu phải đạt quy mô 45% GDP (38% GDP cho trái phiếu Chính phủ và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, 7% cho trái phiếu doanh nghiệp) vào năm 2020. Với kết quả như trên có thể thấy, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2019 đã vượt mục tiêu của Chính phủ. Chính vì có sự phát triển như vậy, nhiều tổ chức quốc tế nhìn nhận, thị trường vốn tại Việt Nam ngày càng trở thành nguồn thay thế cho viện trợ nước ngoài, nhất là khi Việt Nam gần đây đã “tốt nghiệp”, trở thành nước không còn nhận vốn vay ưu đãi của WB và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Vẫn nghiêng về khối ngân hàng
Nhận xét về thị trường vốn tại Việt Nam, ông Alaweed Altabani, chuyên gia trưởng về tài chính của WB đánh giá, thị trường tài chính của Việt Nam còn tập trung quá nhiều vào tín dụng ngân hàng. Cụ thể, báo cáo bước chuyển về tài chính của WB cho biết, các công cụ tín phiếu và cổ phiếu chiếm xấp xỉ 40% tổng huy động tài chính vào cuối năm 2018, tuy tăng mạnh trong những năm qua, nhưng vẫn cách xa so với các quốc gia phát triển hơn không chỉ trên thế giới mà còn cả trong khu vực. Hơn nữa, trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam chiếm đến gần một nửa quy mô thị trường trái phiếu và cổ phiếu, nên các công cụ dành cho khu vực tư nhân chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn.
Đặc biệt, nhìn sâu vào bên trong thị trường thì thấy việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới chỉ hạn chế ở các ngân hàng và các công ty bất động sản. Cụ thể, đến cuối năm 2018, quy mô thị trường trái phiếu Chính phủ đạt 39,1% GDP, so với mức chỉ 17,7% GDP vào cuối năm 2011, đạt giá trị danh nghĩa ở mức 50,9 tỷ USD. Trong khi quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức trên 9,4% GDP năm 2019, đạt khoảng 590.000 tỷ VND vào cuối tháng 6/2019. Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành chủ yếu bởi các ngân hàng (chiếm 35% tổng lượng phát hành), các doanh nghiệp bất động sản (21%) và công ty chứng khoán (5%).
Trái phiếu phát triển còn hạn chế như trên nên nguồn lực cung ứng vốn cho nền kinh tế vẫn phải ở kênh tín dụng ngân hàng, đáp ứng tới hơn 80% lượng vốn cung ứng cho nền kinh tế. Trong khi, điều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh nhiều nhất là những trở ngại trong khả năng tiếp cận tín dụng. Vấn đề này sẽ khiến nảy sinh rủi ro nhất định đối với hệ thống tài chính và nguy cơ “bong bóng” tài sản do doanh nghiệp chịu áp lực trả nợ ngắn hạn và quá nhạy cảm với diễn biến lãi suất. Dù một vài năm trở lại đây, tín dụng đã tăng thấp hơn, chỉ khoảng 14%/năm so với trên 18%/năm như các năm trước, nhưng để giảm phụ thuộc vào kênh tín dụng thì các kênh huy động vốn khác, đặc biệt là kênh thị trường cổ phiếu/trái phiếu phải phát triển thực chất hơn nữa.
Đi vào chiều sâu thị trường
Trên thực tế, thời gian qua, Chính phủ và các cơ quan quản lý đã nhận thức được tầm quan trọng của các thị trường vốn, coi đó là kênh cung cấp nguồn tài chính dài hạn và đa dạng cho khu vực sản xuất kinh doanh trong nước, giúp giảm phụ thuộc tín dụng ngân hàng. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả ở khu vực Đông Á, thị trường cổ phiếu và trái phiếu hoạt động tốt có thể giúp huy động vốn cho sản xuất kinh doanh trong nước, bổ sung cho nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng và đa dạng hóa các nguồn huy động vốn. Điều này cũng góp phần nâng cao khả năng chống chịu của toàn bộ hệ thống tài chính nhờ đảm bảo thanh khoản sâu hơn và đa dạng hóa được rủi ro.
Theo ông Alaweed Altabani, Việt Nam cần tăng cường “chiều sâu” của thị trường vốn. Trước tiên, cần cải thiện nền tảng pháp lý về huy động vốn, xúc tiến sản phẩm đổi mới sáng tạo. Cần phải đa dạng hóa hơn nữa các đối tượng khác nhau ví như quỹ hưu trí tư nhân, quỹ tương hỗ, bảo hiểm... Các chuyên gia WB cũng khuyến nghị năm biện pháp mà các nhà lập chính sách cần quan tâm để đẩy mạnh sự phát triển của các thị trường vốn, bao gồm: hiện đại hóa nền tảng quy phạm pháp luật về thị trường vốn, tăng cường năng lực giám sát và thực thi hiệu lực để đảm bảo liêm chính và hiệu quả trên thị trường, qua đó khiến cho chi phí huy động vốn trở nên cạnh tranh hơn; cải thiện quản trị, công khai và công bố thông tin cũng như hạ tầng thị trường; mở rộng mạng lưới các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư ngoài ngân hàng; phát triển các sản phẩm sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường; tăng cường vai trò của Chính phủ trong phát triển các nguồn huy động tài chính dài hạn, sử dụng các công cụ tự bảo hiểm rủi ro.
Nhưng các chuyên gia vẫn nhấn mạnh, dù mở rộng mạng lưới nhà đầu tư ra ngoài ngân hàng, củng cố các công cụ cung ứng vốn khác thì hệ thống ngân hàng lành mạnh vẫn là điều kiện tiên quyết để phát triển các thị trường vốn. Bởi ngân hàng là nơi cung cấp thanh khoản cho các thị trường vốn, nhất là khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn bị chiếm đa số bởi các ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng cũng có vai trò thúc đẩy định giá trên cơ sở rủi ro theo hướng phù hợp, qua đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có định mức tín nhiệm cao phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Những vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp mạnh mẽ hơn giữa các bên liên quan, nhất là giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, để đảm bảo phát triển khu vực tài chính lành mạnh, với các thị trường vốn hoạt động tốt và hệ thống ngân hàng lành mạnh thông qua các chỉ tiêu về an toàn vốn.
Tin liên quan
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lợi nhuận 9 tháng của MSB đạt 72% kế hoạch năm
10:50 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK