Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
Bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử |
Bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số-Bộ Công thương đã có những chia sẻ về xu hướng này, phân tích những lợi ích và khó khăn mà thị trường Việt Nam đang đối mặt, cũng như các giải pháp quản lý, kiểm soát nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và duy trì sự cân bằng cho các doanh nghiệp trong nước.
Thời gian gần đây nhiều sàn thương mại điện tử quốc tế có xu hướng gia tăng hiện diện tại thị trường Việt Nam, với những thông tin ưu đãi rất hấp dẫn người tiêu dùng. Ở góc độ quản lý, bà đánh giá thế nào về sự xuất hiện này?
-Thương mại điện tử (TMĐT) là lĩnh vực phát triển nhanh không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong mảng TMĐT xuyên biên giới. Thị trường TMĐT Việt Nam hiện phát triển khá ổn định và được đánh giá có tốc độ phát triển rất cao trong khu vực Đông Nam Á. Gần đây, một số nền tảng TMĐT xuyên biên giới như Temu đã xuất hiện với mô hình mới, tạo sức cạnh tranh mới lạ so với những nền tảng TMĐT xuyên biên giới chúng ta đã biết.
Từ tháng 9-10 năm nay, chúng tôi ghi nhận nhiều sản phẩm từ các nền tảng TMĐT như vậy tràn vào thị trường Việt Nam, tạo sự chú ý đáng kể.
Vậy sự xuất hiện của các sàn TMĐT quốc tế như Temu, 1688, Shein này tác động ra sao tới sản xuất và kinh doanh trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam?
Khi có “làn gió mới”, chúng ta cần nhìn nhận từ hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, khi hàng hóa giá thấp và đa dạng tràn vào Việt Nam, người tiêu dùng là đối tượng hưởng lợi đầu tiên. Họ có nhiều lựa chọn sản phẩm hơn từ hàng tiêu dùng, thời trang, đến công nghệ với giá cả phải chăng.
Đối với các doanh nghiệp trong nước, sự cạnh tranh từ các nền tảng TMĐT quốc tế có thể khuyến khích họ cải tiến chất lượng sản phẩm, điều chỉnh giá thành để cạnh tranh tốt hơn. Tuy nhiên, mặt tiêu cực là sản phẩm nhập khẩu từ các nền tảng quốc tế có lợi thế về thuế so với hàng hóa nội địa. Theo Quyết định 78/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hàng hóa dưới một triệu đồng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế nhập khẩu, và điều này tạo lợi thế nhất định cho hàng ngoại.
Ngoài ra, các nền tảng TMĐT quốc tế thường được đầu tư quy mô và có chính sách bán hàng bài bản. Do đó, các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải đối mặt với áp lực không nhỏ trong việc giữ chân người tiêu dùng.
Bộ Công Thương hiện có các giải pháp gì để rà soát và kiểm soát các sàn TMĐT quốc tế với hàng hóa giá rẻ và nhiều ưu đãi?
Hiện nay, các sàn TMĐT như Temu hay các nền tảng quốc tế khác đều phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về TMĐT, cụ thể là theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Nghị định 85/2021/NĐ-CP. Nếu một nền tảng có ngôn ngữ và tên miền tiếng Việt thì phải thực hiện các quy định pháp luật khi hoạt động tại Việt Nam.
Chúng tôi đã tăng cường giám sát, phối hợp với các cơ quan trong Bộ Công Thương liên hệ và làm việc trực tiếp với đội ngũ pháp lý của các nền tảng xuyên biên giới thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Namđể đảm bảo rằng các nền tảng này hiểu và tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, chúng tôi tập trung vào bốn lĩnh vực chính để kiểm soát hàng hóa từ các nền tảng TMĐT quốc tế.
Bà có thể chia sẻ thêm về bốn lĩnh vực kiểm soát mà Bộ Công Thương đang tập trung?
Thứ nhất là về thuế. Chúng tôi phối hợp với Tổng cục Hải quan, đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng Quyết định 78, để đề xuất giải pháp thuế với hàng nhập khẩu dưới một triệu đồng, đảm bảo sự cân bằng giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu. Tôi được biết, Tổng cục Hải quan thì đang sửa đổi Quyết định 78 rồi.
Thứ hai là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phối hợp với Ủy ban Cạnh tranh quốc gia để rà soát và nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về việc mua sắm trên các sàn TMĐT quốc tế, nhằm giảm thiểu rủi ro.
Thứ ba, chúng tôi hợp tác với Tổng cục Quản lý thị trường và Tổng cục Hải quan để kiểm soát chặt chẽ quá trình nhập khẩu và lưu thông hàng hóa từ các nền tảng xuyên biên giới trên thị trường nội địa. Đặc biệt, với những nền tảng không tuân thủ pháp luật Việt Nam, chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để có biện pháp xử lý.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công Thương và báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ về dự thảo công điện để tăng cường quản lý hoạt động TMĐT trong giai đoạn mới. Đây là giải pháp nhằm đảm bảo môi trường TMĐT lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển.
Bà có khuyến nghị nào cho người tiêu dùng Việt Nam khi mua sắm trên các sàn TMĐT quốc tế?
Người tiêu dùng nên nâng cao trách nhiệm và cẩn trọng khi mua sắm trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới, đặc biệt là các nền tảng chưa được Bộ Công Thương xác nhận. Danh sách các sàn TMĐT được cấp phép đã được công bố trên trang thông tin quản lý TMĐT tại online.gov.vn. Đây là cơ sở để người tiêu dùng tham khảo, tự bảo vệ mình trước các rủi ro.
Chúng tôi khuyến nghị người tiêu dùng kiểm tra kỹ các thông tin về nguồn gốc sản phẩm, chính sách đổi trả và bảo hành khi mua hàng quốc tế để tránh những trường hợp gặp khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Giá vàng tăng mạnh làm giảm nhu cầu vàng tại Việt Nam
15:57 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK