Tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Phát hành trái phiếu là kênh huy động vốn mới hiệu quả của doanh nghiệp. Ảnh: ST. |
Quy mô 9,91% GDP
Một báo cáo mang tính tổng quan về thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới được Bộ phận nghiên cứu của Công ty Chứng khoán SSI (SSI Retail Research) phát hành đưa ra nhận định tích cực về thị trường trái phiếu doanh nghiệp những tháng vừa qua của năm 2019. Căn cứ thông tin phát hành riêng lẻ trên sở giao dịch chứng khoán và công bố thông tin của các doanh nghiệp, SSI Retail Research nhận thấy chủ thể phát hành lớn nhất vẫn là các ngân hàng thương mại với tổng giá trị phát hành 8 tháng khoảng 56.060 tỷ đồng (chiếm 47,9%). Tiếp đó là các doanh nghiệp bất động sản phát hành 36.946 tỷ đồng (chiếm 31,5%). Các doanh nghiệp phát triển hạ tầng phát hành 9.207 tỷ đồng (chiếm 7,9%). Các định chế tài chính phi ngân hàng phát hành 4.423 tỷ đồng (chiếm 3,8%), còn lại là các doanh nghiệp khác.
Cả Bộ Tài chính và SSI Retail Research đều có chung một nhận định rằng sự sôi động của thị trường trong thời gian qua phần lớn nhờ cơ sở pháp lý về phát hành trái phiếu doanh nghiệp liên tục được đổi mới, hoàn thiện, nhà đầu tư dần được đa dạng hóa, hạ tầng thị trường từng bước được hoàn thiện. Đặc biệt, từ cuối năm 2018, Nghị định 163/2018/NĐ-CP về trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ ban hành đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho thị trường. Theo đó, trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo 2 hình thức là phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ. Trong đó, phát hành riêng lẻ là phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet. Nghị định 163 quy định theo hướng nới lỏng về điều kiện phát hành để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Để khắc phục ý thức chấp hành chế độ thông tin, báo cáo của DN phát hành trái phiếu chưa tốt, Nghị định quy định cụ thể về trách nhiệm và nội dung công bố thông tin của DN phát hành cho nhà đầu tư và Sở Giao dịch chứng khoán, bao gồm công bố thông tin trước khi phát hành, công bố thông tin về kết quả phát hành, công bố thông tin định kỳ và công bố thông tin bất thường. Cùng với đó là quy định về việc thiết lập chuyên trang thông tin tập trung về trái phiếu doanh nghiệp do Sở Giao dịch chứng khoán quản lý và vận hành trên cơ sở tận dụng cơ sở hạ tầng đã có sẵn để quản lý tập trung toàn bộ thông tin về thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.
Bên cạnh đó, các chính sách từ Ngân hàng Nhà nước như giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, giới hạn cho vay với 1 khách hàng không quá 15% vốn tự có, điều chỉnh hệ số rủi ro với cho vay bất động sản… đã tạo ra sự dịch chuyển của các doanh nghiệp từ kênh huy động tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu. Đồng thời, việc thông tin phát hành trái phiếu minh bạch hơn và sự tham gia tích cực của các trung gian phân phối là các ngân hàng, công ty chứng khoán đã khiến trái phiếu doanh nghiệp trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư. Sự gia tăng từ cả phía cung và phía cầu đã khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết.
Tuy vậy, theo bà Phan Thị Thu Hiền - Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính, quá trình phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số vấn đề như: Quy mô của thị trường nhỏ, phát hành trái phiếu chưa trở thành kênh huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp; thị trường thứ cấp chưa phát triển, thanh khoản sau khi phát hành thấp, tính công khai minh bạch còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng thị trường còn thiếu một số các yếu tố như tổ chức xếp hạng tín nhiệm chưa hoạt động và cung cấp dịch vụ; chưa có tổ chức định giá trái phiếu; chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp mới được hình thành và cần tiếp tục cải thiện trong thời gian tới. Ngoài ra, cơ sở nhà đầu tư còn mỏng, thiếu các nhà đầu tư dài hạn có tiềm lực tài chính mạnh, nhà đầu tư chủ yếu trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp là ngân hàng thương mại. Các quỹ đầu tư chưa tham gia đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong khi nhà đầu tư cá nhân có xu hướng tăng mua trái phiếu nhưng không có khả năng phân tích rủi ro và thiếu kinh nghiệm đầu tư.
Cần cơ chế bảo vệ nhà đầu tư
Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng báo cáo các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó đề xuất các giải pháp tổng thể từ hoàn thiện khung khổ pháp lý đến phát triển cơ sở nhà đầu tư, tổ chức thị trường, tăng cường quản lý, giám sát. Theo đó, bên cạnh vấn đề về thị trường sơ cấp, vấn đề về cơ sở hạ tầng thị trường và phát triển thị trường thứ cấp đang là các nội dung được quan tâm.
Ông Nguyễn Việt Cường - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phân tích thuộc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) cho rằng, quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam còn khá nhỏ song nhiều tiềm năng và sẽ phát triển trong thời gian tới. Đây là kênh huy động vốn tốt song song với nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp. Tuy vậy, ông Cường khuyến cáo rằng, vì đây là một thị trường còn khá mới ở Việt Nam nên vẫn tồn tại những rủi ro nhất định. Theo tính toán của CTS, rủi ro lớn nhất của thị trường này hiện nay là tính minh bạch. Trên thế giới, các thị trường thường có sự tham gia của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, nên họ có sự phân loại rất rõ ràng mức độ rủi ro cho từng loại trái phiếu của từng DN khác nhau, để phù hợp với khẩu vị rủi ro của các nhóm nhà đầu tư. Vì vậy, để thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch hơn, Việt Nam cần sớm có các tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán SSI cũng cho rằng, sự phát triển của trái phiếu doanh nghiệp là một tất yếu và cũng phù hợp với định hướng của Nhà nước nhằm phát triển thị trường vốn song song với thị trường tín dụng. Mặc dù quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã có mức tăng trưởng khá cao, song theo chuyên gia này, nhìn sâu vào từng đợt phát hành vẫn thấy có một số điểm cần lưu tâm như việc phát hành của các ngân hàng thương mại và việc ngân hàng thương mại là bên mua của nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Bên cạnh đó, việc công bố thông tin phát hành trái phiếu doanh nghiệp vẫn có trường hợp chung chung như ẩn tên của đơn vị mua trái phiếu.
Còn về mặt lãi suất, nhìn một cách tổng thể, theo ông Linh, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp vẫn nằm trong mức tương đối an toàn bởi xấp xỉ bằng với lãi suất vay ngân hàng. Nhưng nếu thiếu một cơ quan định mức tín nhiệm đủ uy tín, người mua trái phiếu, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân sẽ rất khó xác định mức lãi suất hợp lý. Theo ông Linh, khi chính sách liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp thông thoáng hơn thì các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư cũng cần hoàn chỉnh hơn. Đây sẽ là nền tảng để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lớn mạnh và bền vững.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong những năm gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, từng bước trở thành kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp, góp phần giảm áp lực huy động vốn cho kênh tín dụng ngân hàng. Tính đến cuối tháng 9/2019, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 9,91% GDP. Dự kiến, hết năm 2019 quy mô thị trường sẽ cao gấp 9,6 lần so với năm 2012, vượt mục tiêu đề ra đến năm 2020 tại lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. |
Tin liên quan
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su
13:38 | 19/11/2024 Kinh tế
Sáng kiến tuyên truyền chính sách pháp luật bằng mã QR
13:15 | 19/11/2024 Hải quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics