Nội địa hóa công nghiệp ô tô: Bước phát triển thần tốc từ nội lực
Ngành công nghiệp ô tô không chùn bước trước nhiều thách thức Nâng cao vai trò từ địa phương trong phát triển công nghiệp hỗ trợ Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với giấc mơ bước chân ra thế giới |
Các doanh nghiệp trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trí trên thị trường ô tô, có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Ảnh: H.P |
Phát triển thần tốc
Từ những năm 2000, trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, Chính phủ đã có nhiều ưu đãi để khuyến khích phát triển sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô tại Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với nhiều ưu đãi về đầu tư, thuế… Song, sau một thời gian dài hơn 20 năm phát triển, kết quả đã không đạt được như mong muốn. Báo cáo từ Bộ Công Thương cho biết: giai đoạn từ 2014-2021, tỉ lệ NĐH xe 9 chỗ mới đạt mức trung bình 12-20% (thấp hơn nhiều so với mục tiêu 30-40% vào năm 2020).
Đáng mừng là 3 năm trở lại gần đây, ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam, với sự vươn lên dẫn dắt của các doanh nghiệp trong nước như Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco), Tập đoàn Thành Công (TC Motor), VinFast… đã có sự phát triển nhanh, đầy ấn tượng.
Trong nhiều năm liền Top 3 sản phẩm bán chạy nhất thị trường ô tô Việt Nam luôn có tên các sản phẩm mà Thaco và TC Motor sản xuất và phân phối. Các doanh nghiệp này cũng nhanh chóng vươn lên chiếm lĩnh thị phần, đứng vị trí dẫn đầu.
Không chỉ tiêu thụ trong nước, năm 2020, Thaco đã "lội ngược dòng” XK những chiếc xe du lịch Kia Grand Carnival sang Thái Lan, trung tâm sản xuất ô tô lớn nhất Đông Nam Á (đơn hàng gần 600 xe). Năm 2023, Thaco XK hơn 2.400 xe (đạt doanh thu hơn 10 triệu USD).
Năm 2024, TC Motor cũng đã XK sang Thái Lan mẫu Palisade (sản xuất tại Ninh Bình) đạt tỷ lệ Regional Value Content - hàm lượng giá trị khu vực (RVC) trên 40%, đủ điều kiện hưởng các ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (AFTA).
Đặc biệt là sự phát triển của VinFast với mốc lịch sử năm 2022 xuất khẩu lô gồm 999 chiếc xe điện sang Mỹ, một trong những thị trường khó tính nhất thế giới. Và mốc năm 2024 (sau 5 năm hoạt động), vượt qua tất cả các thương hiệu xe quốc tế, trở thành hãng xe bán chạy nhất thị trường Việt Nam với 9.300 xe trong tháng 9. Tính chung 9 tháng, VinFast đã bàn giao 44.260 ô tô điện, tăng trưởng 108% so với cùng kỳ. Riêng trong quý 3, VinFast đã giao 21.912 xe, tăng 66% so với quý 2 và 116% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính năm 2024, VinFast sẽ giao 80.000 xe, con số kỷ lục chưa một hãng xe nào đạt được.
Tự lực
Có thể nói sự xuất hiện và vươn lên nhanh chóng của các doanh nghiệp Việt như Thaco, TC Motor hay VinFast đã làm thay đổi ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Các doanh nghiệp đã nhanh chóng khẳng định vai trò, vị trị đối với thị trường ô tô trong nước và đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất.
"Tự lực" là giải pháp của Thaco, doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô đầu tiên của Việt Nam lựa chọn để phát triển. Dựa trên nguồn lực và kinh nghiệm đã tích lũy của khối cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, cùng với xu hướng dịch chuyển đầu tư chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh hội nhập, Thaco đã tái cấu trúc và thành lập Tổng công ty Cơ khí và Công nghiệp hỗ trợ - Thaco Industries gồm tổ hợp 19 nhà máy sản xuất cơ khí và linh kiện phụ tùng, Trung tâm R&D và Trung tâm Thử nghiệm tại Chu Lai.
Nhờ đó, Thaco đã chủ động nhiều loại linh kiện, phụ tùng ô tô, như ghế ô tô, linh kiện nội thất, kính, dây điện, nhíp; sản xuất khuôn, máy lạnh xe du lịch, máy lạnh xe tải, bus; linh kiện nhựa; thân vỏ ô tô, sơ mi rơ moóc, cản xe, dây, áo ghế, khung xương ghế, linh kiện cơ khí, linh kiện nhựa – composite và nhóm các thiết bị công nghiệp khác.
Không chỉ “tự lo cho mình”, Thaco cung ứng linh kiện OEM cho nhiều hãng ô tô, xe máy tại Việt Nam như: Hyundai, Toyota, Isuzu, Piaggio và các doanh nghiệp FDI như: General Electric, Doosan Vina, Makitech, Amann và xuất khẩu đi các thị trường trọng điểm như: Mỹ, Australia, Anh, Italy, Nga, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… doanh thu đạt 160 triệu USD, với mục tiêu đạt 1 tỷ USD vào năm 2025.
Hiện, tập đoàn này là đơn vị sản xuất linh kiện, phụ tùng lớn nhất Việt Nam với gần 20 trung tâm, nhà máy cơ khí chế tạo trong trung tâm công nghiệp riêng ở Quảng Nam.
Ông Lê Ngọc Anh, Giám đốc Nhà máy VinFast Việt Nam cho biết: ngay từ khi thành lập, thương hiệu Việt này đã xác định không đi theo con đường lắp ráp thông thường mà trở thành một nhà sản xuất ô tô thực thụ. Bởi chỉ có như vậy mới có thể thúc đẩy mạnh mẽ được sự phát triển của các doanh nghiệp phụ trợ trong nước, đồng thời giảm phụ thuộc vào nhập khẩu linh kiện.
Kết quả, trong chuyến thăm nhà máy của VinFast mới đây, các chuyên gia và giới truyền thông trong nước đã chứng kiến quá trình sản xuất các bộ phận và phụ tùng cho các mẫu xe điện đang bày bán trên thị trường. Tại đây có rất nhiều chi tiết quan trọng cấu thành nên chiếc ô tô điện, từ thân vỏ đến động cơ, đang được sản xuất.
Theo hướng “tự lực” đầu tư và sở hữu các nhà máy dập, hàn, lắp ráp và sản xuất động cơ, với dây chuyền công nghệ được nhập từ nhiều tên tuổi lớn từ Đức, Áo, Hàn Quốc…, rất nhanh chóng tỉ lệ NĐH của xe điện VinFast đã đạt hơn 60%, bao gồm các chi tiết quan trọng như thân vỏ, động cơ, trần xe, giảm xóc.
Ông Lê Ngọc Anh cũng “tiết lộ”: VinFast cũng xây dựng một lộ trình rõ ràng nhằm nâng tỉ lệ nội địa hóa từ hơn 60% hiện nay lên 84% vào năm 2026 thông qua việc sản xuất và cung ứng trong nước thêm các chi tiết như: Ghế xe, dây điện, đèn xe, vành xe, hệ thống phanh - lái, các linh kiện nội thất và ngoại thất, kính gương… Và đặc biệt khi VinFast sản xuất được pin điện (cell pin), một trong những linh kiện có giá trị cao nhất trong xe điện (hiện VinFast mới chỉ đóng gói pin tại hai nhà máy tại Hải Phòng và Hà Tĩnh, các cell pin vẫn nhập khẩu từ các nhà sản xuất khác ở nước ngoài).
Hiện bộ pin có giá trị khá cao trong xe điện. Ví dụ chiếc VinFast VF 3 có giá 240 triệu đồng thuê pin, 322 triệu đồng mua pin, tức giá pin khoảng 80 triệu đồng, tương đương 25% giá xe. Chưa kể các chi phí bán hàng và các loại thuế, như vậy khối pin có giá trị khoảng 30% trong giá thành một mẫu xe điện VF 3. Nếu có thể tự chủ nguồn pin, tỷ lệ NĐH sẽ tăng mạnh.
Không đi một mình
Việt Nam đã có nhiều thay đổi cả về quy mô dân số, tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng. Do đó, quy mô, sản phẩm và thị trường tiêu thụ ô tô trong nước cũng đã thay đổi so trước đây. Giai đoạn “ô tô hoá” đang tăng nhanh trên diện rộng và dự báo xu hướng tăng vẫn tiếp diễn trong thời gian tới, sẽ là động lực góp phần thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô hoạt động mạnh mẽ hơn.
Ngoài tiềm năng thị trường trong tương lai, một lợi thế khác của Việt Nam để phát triển chuỗi cung ứng trong nước là sở hữu các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp nội địa đang có doanh số bán hàng đứng đầu như Thaco, VinFast, TC Motor... Các doanh nghiệp này sẽ có nhiều động lực để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ hơn so với các hãng ngoại vốn đã có hệ sinh thái hoàn chỉnh từ trước khi đầu tư vào Việt Nam.
Đặc biệt những “ông lớn” này sẽ tạo ra lực kéo dẫn dắt các nhà cung cấp thuần Việt.
Ra đời năm 2007, Công ty CP Ứng dụng Công nghệ và CNC Việt Nam (CNC VINA) tập trung vào máy công nghiệp, cơ khí tự động, cung cấp một số thiết bị gián tiếp trong nhà máy sản xuất của Honda, Toyota Việt Nam. Nhưng thời gian dài, linh kiện, phụ tùng của CNC VINA không "chen chân" được vào chuỗi lắp ráp một chiếc ô tô.
Năm 2017, CNC VINA mới có cơ hội trở thành nhà cung cấp thiết bị gián tiếp VinFast, hãng xe thuần Việt đầu tiên. Và 5 năm sau, công ty được giao chế tạo và cung cấp càng, một bộ phận trong hệ thống treo, sau đó là gia công thêm vỏ pin và môtơ điện khi VinFast chuyển từ xe xăng sang điện.
Có thể nói cơ hội có thể chen chân vào được chuỗi cung ứng của ngành lắp ráp ô tô như CNC Vina của các doanh nghiệp Việt Nam rộng mở hơn rất nhiều nhờ doanh nghiệp dẫn đầu như VinFast, Thaco, TC Motor…
Theo như đại diện VinFast thì hãng sẽ phối hợp với đối tác có sẵn, hợp tác chuyển giao công nghệ và kêu gọi đầu tư. Theo đó hãng sẽ tận dụng mạng lưới doanh nghiệp phụ trợ sẵn có để tối ưu hóa nguồn cung trong nước, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.
VinFast cũng sẽ làm việc với các công ty có chuyên môn về thiết kế, sản xuất các linh kiện phức tạp, và đòi hỏi chất xám, công nghệ hàng đầu thế giới để hợp tác chuyển giao công nghệ cho các công ty đối tác hiện tại của VinFast tại Việt Nam. Hãng cũng đảm bảo bao tiêu đầu ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng của mình. Hiện nay, tại tổ hợp nhà máy của VinFast dành ra hơn 30% diện tích trong khuôn viên để phát triển khu công nghiệp phụ trợ.
Có thể nhìn nhận công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô đã có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng dần tỉ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trang thiết bị, linh kiện, phụ tùng và giảm dần tỉ trọng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực lắp ráp, sản xuất thân và thùng xe ô tô.
Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Công Thương, số lượng nhà sản xuất, cung ứng trong nước cho ngành công nghiệp ô tô còn khá khiêm tốn. Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng mới sản xuất, gia công chưa được 300 chi tiết (so với khoảng 30.000 chi tiết linh kiện cấu thành 1 chiếc xe). Bên cạnh đó, hàm lượng công nghệ và giá trị các chi tiết linh kiện, phụ tùng này cũng chưa cao khi mới chỉ là những linh kiện cồng kềnh, cần nhiều nhân công. Những chi tiết quan trọng về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn, hệ thống điện tử trên xe, đặc biệt là chip bán dẫn, doanh nghiệp nội địa chưa sản xuất được và phải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu.
Vì vậy ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp, ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng cần sớm có giải pháp, chính sách hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, công nghiệp cơ khí và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô trong nước phát triển.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp ô tô cũng cần những chính sách đủ mạnh để giải quyết các vấn đề như chi phí đầu tư lớn trong khi sản lượng nhỏ và chưa có công nghiệp vật liệu chất lượng cao… để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách chi phí, mở rộng được mạng lưới linh kiện nội địa, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ trong tương lai.
Bà Phạm Chi Lan- Chuyên gia kinh tế: Năm 1995, có 11 hãng ô tô trên thế giới vào Việt Nam để đầu tư phát triển sản xuất ô tô. Lúc đó chúng ta có một niềm tin, một mong muốn rất lớn các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam ban đầu chỉ lắp ráp, nhưng từ nền tảng đó, ngành công nghiệp phụ trợ sẽ phát triển, tỷ lệ NĐH sẽ tăng lên, người lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài sẽ học hỏi được về kỹ năng lao động, kỹ năng quản lý, có sự chuyển giao công nghệ để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hình thành. Các doanh nghiệp FDI đều có các cam kết tạo việc; tỉ lệ NĐH (phần lớn cam kết khoảng 30% sau 10-15 năm); chuyển giao công nghệ; xuất khẩu… Trên cơ sở những cam kết đó, Chính phủ Việt Nam đã cung cấp những ưu đãi rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên vào Việt Nam làm ô tô, và coi như đấy là một trong những cú huých đầu tiên để đặt nền móng cho quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam. Nhưng trên thực tế phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dùng các doanh nghiệp phụ trợ do họ mang từ bên ngoài vào Việt Nam, và được hưởng ưu đãi như họ. Với ưu đãi như vậy, thì các ngành phụ trợ ở Việt Nam không thể có cơ hội phát triển được khi chúng ta vẫn chịu mức thuế cao hơn. Năm 2018 khi thấy Vingroup quyết định làm ô tô, tôi thực sự lo ngại vì sự cạnh tranh quá lớn, không chỉ đến từ các nước tiến tiến, công nghiệp hóa cao trên thế giới mà cả nguồn cạnh tranh đến trực tiếp từ ASEAN, những nơi rất gần Việt Nam. Nhưng được đi thăm nhà máy giai đoạn đầu (năm 2019), rồi theo dõi mấy năm nay, đặc biệt là năm 2024, khi VinFast dẫn đầu về thị phần ô tô tại Việt Nam, tôi có niềm tin hơn nhiều. Được thấy tận mắt rất nhiều bộ phận quan trọng của ô tô được sản xuất ngay tại Hải Phòng; các thiết bị để sản xuất linh kiện đến từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến nhất, hiện đại nhất thì thấy tỷ lệ hơn 60% NĐH của VinFast thực sự thuyết phục. Mục tiêu 2 năm nữa, 2026, VinFast sẽ đạt tỷ lệ NĐH 84%, tôi tin sẽ làm được. GS-TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Tôi rất ấn tượng về sự chuyên nghiệp, công nghệ quy trình sản xuất tinh gọn, bài bản của một số doanh nghiệp Việt Nam như VinFast. Đặc biệt với công nghiệp ô tô, những phân xưởng nhà máy được đánh giá quan trọng như: dập khuôn, động cơ điện, pin... Các doanh nghiệp đã đi thẳng vào những chi tiết quan trọng để làm chủ, không chỉ sản xuất mà còn xây dựng chuỗi cung ứng nội địa. Sự có mặt càng ngày nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước cho thấy lộ trình NĐH là bước tiến chiến lược cho ngành ô tô Việt Nam. Nên tôi kỳ vọng sự tiên phong của các doanh nghiệp trong nước tạo ra hệ sinh thái công nghiệp ô tô với tỉ lệ DN nội địa cao. Những doanh nghiệp Việt Nam như Thaco, VinFast đi đầu nhưng dẫn đàn chứ không đi một mình, đã giúp Việt Nam bước nhanh, thậm chí bỏ qua một số giai đoạn tuần tự. Đây là điều phù hợp trong bối cảnh Việt Nam đang quyết tâm đổi mới mô hình tăng trưởng, dựa vào KHCN, đổi mới sáng tạo, và xanh hóa, phát triển bền vững. Các DN đi đầu trong ngành công nghiệp chế tạo phải theo hướng giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh, tăng cường năng lực công nghệ, tăng cường tiềm lực, giúp nước ta đi nhanh hơn vào cuộc cách mạng lần thứ 4. Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch của công ty CNC VINA: Từ năm 2017, khi qui mô còn nhỏ, CNC VINA đã tham gia cùng VinFast trong một số công đoạn trong sản xuất xe máy ô tô, sản xuất động cơ giai đầu đầu… Trong quá trình đó CNC học được nhiều thứ, vì đối tác của chúng tôi đã có tốc độ và cách phát triển nhanh, đòi hỏi cao, buộc mình cũng phải nỗ lực thích ứng để cùng đồng hành. Đồng hành và tiếp cận tư duy lớn, sau 8 năm CNC VINA đã tăng trưởng gấp 12 lần; quy mô tài sản hiện là 500 triệu USD so với trước là 30 triệu USD. Giai đoạn tới chúng tôi xác định sẽ là cơ hội lớn, khi đối tác của chúng tôi có sản lượng ngày một tăng, các doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng của Việt Nam có nhiều cơ hội đồng hành cùng mang sản phẩm ra khắp thế giới. Ông Lê Ngọc Anh - Giám đốc nhà máy VinFast Việt Nam: Để nâng cao tỉ lệ NĐH ô tô, VinFast sẽ đi theo 3 chiến lược chính Đầu tiên là hợp tác cùng các đối tác hiện có, bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam có kinh nghiệm trong sản xuất phụ tùng, linh kiện, logistics, lắp ráp, gia công, cùng các đối tác FDI đang hoạt động trong ngành công nghiệp phụ trợ và sản xuất linh kiện. Thứ hai, VinFast sẽ tiến hành hợp tác chuyển giao công nghệ bằng cách cộng tác với những công ty hàng đầu thế giới chuyên về thiết kế, sản xuất các bộ phận phức tạp và công nghệ cao, nhằm chuyển giao công nghệ cho các công ty đối tác hiện tại của VinFast tại Việt Nam. Thứ ba, thúc đẩy các khoản đầu tư FDI mới, tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài thiết lập nhà máy và cơ sở sản xuất phụ tùng tại khu tổ hợp nhà máy VinFast. Nguyễn Hà (ghi) |
Tin liên quan
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng hoàn toàn dịch vụ taxi bằng xe Vinfast VF 8
15:17 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
MINI Countryman hoàn toàn mới ra mắt tại Việt Nam
08:03 | 17/12/2024 Xe - Công nghệ
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
16:44 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
15:55 | 21/12/2024 Xe - Công nghệ
Xe điện Trung Quốc “rẽ lối” trong chiến lược tiếp cận thị trường EU
09:05 | 20/12/2024 Xe - Công nghệ
Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
14:46 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Cục Đăng kiểm: Chưa thực hiện kiểm tra khí thải xe máy từ đầu năm 2025
07:53 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Kia tăng ưu đãi cho nhiều dòng xe trong tháng 12, cao nhất lên đến 110 triệu đồng
14:53 | 18/12/2024 Xe - Công nghệ
Subaru Crosstrek giành giải Ô tô của Năm 2024, phân khúc crossover
13:44 | 16/12/2024 Xe - Công nghệ
Quy định mới của Chính phủ về thực hiện đấu giá biển số xe
09:59 | 16/12/2024 Xe - Công nghệ
Audi A6 phiên bản mới với nhiều nâng cấp dành cho thị trường Việt Nam
00:00 | 16/12/2024 Xe - Công nghệ
Volkswagen Viloran được vinh danh Best Luxury MPV of the Year
15:22 | 13/12/2024 Xe - Công nghệ
Tháng 11, tiêu thụ ô tô đạt “đỉnh” với 44.000 xe bán ra
08:09 | 13/12/2024 Xe - Công nghệ
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics