Ngành công nghiệp ô tô không chùn bước trước nhiều thách thức
Các diễn giả trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Quang Hùng |
Thách thức cạnh tranh
Tọa đàm: “Công nghiệp ô tô Việt Nam thực hiện Hiệp định thương mại tự do: Phát triển theo hướng nào?”, do Tạp chí Hải quan tổ chức ngày 24/5.
Đánh giá khái quát thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay, TS Lê Huy Khôi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) cho rằng, thời gian qua ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có sự phát triển nhất định, đặc biệt sau dịch Covid-19. Năm 2022 đã ghi nhận kết quả kinh doanh kỷ lục, tuy nhiên năm 2023 và bước sang năm 2024, thị trường ô tô gặp khó với đà sụt giảm đang rất nhanh.
Nhận định về cơ hội thời gian tới khi thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA), ông Lê Huy Khôi cho rằng, quá trình thực thi các FTA sẽ mang lại nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
Với lộ trình giảm thuế, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận, nhập khẩu được sản phẩm dễ dàng và với chi phí thấp hơn, góp phần cắt giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên điều này tạo sức ép cạnh tranh xe nhập khẩu từ nước ngoài với thị trường trong nước.
Chia sẻ về sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô trong thời gian qua, ông Dương Bá Hải, Phó Trưởng phòng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu-Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho rằng, Việt Nam là nền kinh tế mở, đã gia nhập 17 hiệp định song phương, đa phương, trong đó có những FTA thế hệ mới như CPTTP, EVFTA,… là những hiệp định quan trọng, giúp doanh nghiệp mở cửa thị trường, đa dạng hoá thị trường, trong đó có các doanh nghiệp ngành công nghiệp ô tô.
Tuy vậy, theo ông Dương Bá Hải, độ mở của thị trường rất lớn nhưng công nghiệp ô tô của Việt Nam đa phần còn non trẻ, chịu nhiều cạnh tranh của các doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp nước ngoài... đồng thời vẫn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn cao về lao động, môi trường.
Trong bối cảnh có nhiều thử thách đối với ngành công nghiệp non trẻ, Bộ Tài chính đã đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.
Để thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, bảo hộ ngành công nghiệp ô tô trong nước trước bối cảnh các hàng rào thuế quan của xe ô tô nhập khẩu đang dần được cắt giảm theo các cam kết quốc tế của Việt Nam tại các FTA, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017, trong đó ban hành Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô để sản xuất, lắp ráp xe ô tô áp dụng trong 5 năm (từ năm 2018 đến hết năm 2022). Chương trình này tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đảm bảo bám sát Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô.
Đến nay đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất ô tô có quy mô lớn và đủ năng lực sản xuất đã tham gia Chương trình ưu đãi thuế và ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trí đối với thị trường ô tô trong nước và đã có bước phát triển nhanh, bền vững hơn.
Song song với chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ đã ban hành Chương trình ưu đãi thuế đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô để thực hiện cho giai đoạn 5 năm từ năm 2020 đến năm 2024 (quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP). Theo đó, nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm nằm trong Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ để cung ứng linh kiện, phụ tùng cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô sẽ được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.
“Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đã mang lại hiệu quả thông qua việc hoàn thuế nhập khẩu, góp phần làm giảm chi phí vật tư đầu vào giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường’, ông Dương Bá Hải thông tin và cho biết, riêng về thuế nhập khẩu, Bộ Tài chính luôn nắm bắt tình hình thị trường để từng bước đưa chính sách ưu đãi vào cuộc sống, đảm bảo tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp hỗ trợ ô tô phát triển.
Bên cạnh đó, những chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ, các chính sách ưu đãi về thuế khác đối với dự án sản xuất ô tô… đã có tác động tích cực đến nền kinh tế nói chung và với ngành công nghiệp ô tô nói riêng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước; thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tư mở rộng sản xuất, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Ánh Tuyết, Trưởng tiểu ban Hải quan thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, trong các FTA Viêt Nam đã tham gia và ký kết có nhiều FTA đã cam kết về ô tô nguyên chiếc và có lộ trình giảm thuế nhập khẩu của xe ô tô nguyên chiếc về 0%, điển hình là Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) 0% từ năm 2018; Hiệp định thương mại giữa Việt Nam với Vương quốc Anh và EU (UK/EVFTA) 0% từ năm 2028; Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 0% từ 2027…
“Đây là một cơ hội rất lớn cho thị trường ô tô để có thể đa dạng hóa sản phẩm và mang lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng Việt Nam. Trong thực tế, ngay sau khi cam kết bỏ thuế xuất nhập khẩu từ các nước ASEAN, nhiều sản phẩm sản xuất trong nước đã không cạnh tranh nổi với sản phẩm đến từ các quốc gia ASEAN như Thái Lan, Indonesia và đã được thay thế bởi sản phẩm nhập khẩu”, bà Tuyết nêu.
Với việc thực hiện các cam kết của EVFTA, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ EU về Việt Nam sẽ giảm khoảng 6,4%/năm, liên tục trong vòng 10 năm. Năm 2024, thuế nhập khẩu được áp dụng là 38,1%. Dự kiến đến năm 2030, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ EU xuống còn 0%.
Điều này cũng làm các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam ngày càng gặp nhiều áp lực để duy trì sản xuất và duy trì được thị phần trong các phân khúc đang có hiện diện.
Cách nào đón cơ hội, vượt thách thức?
Theo ông Lê Huy Khôi, với các cam kết khá mạnh trong lĩnh vực sản phẩm ô tô, linh kiện, phụ tùng, đặc biệt là cam kết về thuế quan, EVFTA được cho là sẽ tác động mạnh tới ngành ô tô Việt Nam khi thực thi các cam kết. Ngành ô tô có cơ hội nhập khẩu sản phẩm ô tô, phụ tùng, linh kiện chất lượng, công nghệ cao từ EU với giá thấp hơn, góp phần cắt giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; cơ hội tận dụng khoảng thời gian lộ trình dài (bảo hộ) để tiếp tục phát triển ngành sản xuất, lắp ráp trong nước trước khi phải cạnh tranh trực tiếp và sòng phẳng với các đối thủ EU khi hết lộ trình. Cơ hội xuất khẩu đối với các phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy mà Việt Nam có thế mạnh, và có thể trở thành đối tác đầu tư liên doanh, hoặc nhà cung cấp cho các nhà đầu tư EU sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội khai thác thị trường trong nước và khu vực,…
Tuy nhiên, từ góc độ xuất khẩu, thị trường EU là thị trường có tiêu chuẩn cao, khoảng cách địa lý khá xa Việt Nam, vì vậy cơ hội xuất khẩu sẽ khó thành hiện thực nếu doanh nghiệp không đủ năng lực tham gia mạng lưới cung ứng trong lĩnh vực ô tô, xe máy, và khả năng cạnh tranh cao.
Bên cạnh đó, thời gian bảo hộ 7-10 năm mặc dù là tương đối dài nhưng nếu ngành ô tô, xe máy Việt Nam tiếp tục trì trệ, thiếu chủ động trong cải thiện năng lực cạnh tranh thì nguy cơ bị thua trên sân nhà vẫn rất cao. Do đó, các doanh nghiệp ngành ô tô Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các cam kết EVFTA, chuẩn bị các điều kiện để tận dụng các cơ hội từ Hiệp định cũng như sẵn sàng cho tương lai cạnh tranh khi hết lộ trình bảo hộ thuế quan.
Chung tay hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô, cơ quan Hải quan cũng triển khai nhiều giải pháp để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong đó có doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lắp ráp ô tô.
Chia sae tại tọa đàm, bà Trương Bình An, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng cho biết, đối với các doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện, nguyên liệu, vật tư để sản xuất, lắp ráp xe ô tô và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô thuộc Chương trình ưu đãi thuế và Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đóng trên địa bàn quản lý, lãnh đạo đơn vị luôn quan tâm chỉ đạo xử lý nhanh chóng các thủ tục liên quan như thủ tục đăng ký tham gia Chương trình, thủ tục kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, thủ tục khai hải quan, thủ tục hoàn thuế. Điều này góp phần quan trọng trong việc giảm thời gian các thủ tục, hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nói trên.
Ông Dương Bá Hải cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia nhiều FTA, bên cạnh những cơ hội thuận lợi, ngành công nghiệp ô tô trong nước cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau (tỷ lệ sản xuất trong nước thấp, quy mô thị trường còn nhỏ, giá thành sản xuất, lắp ráp ô tô cao, hạ tầng giao thông còn nhiều điểm nghẽn...), việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô nói chung, xe ô tô điện hóa nói riêng trong thời gian tới cần được nghiên cứu thận trọng và kỹ lưỡng, đảm bảo bám sát định hướng chủ trương của Đảng và Nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam đang gia nhập các FTA.
Ông Lê Huy Khôi cũng cho biết, định hướng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định, đến năm 2030: Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trên cơ sở bảo đảm về mục tiêu, hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội; hướng mục tiêu tới việc tiếp cận và chủ động về công nghệ sản xuất các chi tiết máy; đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn về môi trường và xu hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm và năng lượng xanh, tăng cường khả năng cung ứng cho nhu cầu tiêu dung trong nước và tham gia vào chuỗi giá trị ô tô toàn cầu, có giá trị xuất khẩu lớn.
Đến năm 2045, phát triển ngành công nghiệp ô tô không chỉ đảm bảo mục tiêu đóng góp, nâng cao hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội mà còn đáp ứng các yêu cầu mới, đi tiên phong trong vấn đề bảo vệ môi trường và chuyển hoàn toàn sang sản xuất, cung ứng các sản phẩm ô tô sử dụng điện và năng lượng xanh, năng lượng mới; tiến tới chủ động hoàn toàn về công sản xuất động cơ cho hầu hết các chủng loại xe; đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu tiêu dung trong nước và tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp tô tô toàn cầu; mở rộng, nâng cao kim ngạch và giá trị gia tăng trong xuất khẩu.
Tin liên quan
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
18:05 | 26/12/2024 Thông báo
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
16:24 | 26/12/2024 Kinh tế
Cổng bình chọn "Xe của năm 2025" đã chính thức mở
09:09 | 26/12/2024 Xe - Công nghệ
Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu
10:05 | 24/12/2024 Xe - Công nghệ
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
15:55 | 21/12/2024 Xe - Công nghệ
Nội địa hóa công nghiệp ô tô: Bước phát triển thần tốc từ nội lực
13:20 | 20/12/2024 Xe - Công nghệ
Xe điện Trung Quốc “rẽ lối” trong chiến lược tiếp cận thị trường EU
09:05 | 20/12/2024 Xe - Công nghệ
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng hoàn toàn dịch vụ taxi bằng xe Vinfast VF 8
15:17 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
14:46 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Cục Đăng kiểm: Chưa thực hiện kiểm tra khí thải xe máy từ đầu năm 2025
07:53 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Kia tăng ưu đãi cho nhiều dòng xe trong tháng 12, cao nhất lên đến 110 triệu đồng
14:53 | 18/12/2024 Xe - Công nghệ
MINI Countryman hoàn toàn mới ra mắt tại Việt Nam
08:03 | 17/12/2024 Xe - Công nghệ
Subaru Crosstrek giành giải Ô tô của Năm 2024, phân khúc crossover
13:44 | 16/12/2024 Xe - Công nghệ
Quy định mới của Chính phủ về thực hiện đấu giá biển số xe
09:59 | 16/12/2024 Xe - Công nghệ
Audi A6 phiên bản mới với nhiều nâng cấp dành cho thị trường Việt Nam
00:00 | 16/12/2024 Xe - Công nghệ
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics