Facebook Twitter youtube Tiktok

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

Việt Nam đang khẳng định vị thế là cường quốc xuất khẩu sắn thứ ba thế giới, với những con số tăng trưởng ấn tượng về khối lượng trong nửa đầu năm 2025. Tuy nhiên, đằng sau bức tranh tươi sáng của kim ngạch tỷ đô là thách thức về canh tác bền vững, đòi hỏi ngành sắn phải chuyển mình mạnh mẽ theo hướng xanh và tuần hoàn.
Việt Nam trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới Sự phục hồi của ngành rau quả Việt Nam đến từ đâu? Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Chìa khóa để ngành gạo Việt Nam bứt phá
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn
Thu hoạch sắn tại vùng nguyên liệu trọng điểm – nền tảng quan trọng cho tăng trưởng xuất khẩu bền vững.

Vị thế và những con số ấn tượng từ xuất khẩu

Sắn và các sản phẩm từ sắn không chỉ là một trong 13 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam mà còn đưa Việt Nam lên vị trí thứ ba toàn cầu về xuất khẩu sắn. Bước sang nửa đầu năm 2025, ngành sắn Việt Nam đã ghi nhận những kết quả hết sức tích cực. Cụ thể, tổng khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm đã đạt mốc 2,3 triệu tấn, mang về 711,5 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2024, đây là mức tăng trưởng ấn tượng với 68,6% về khối lượng và 12,8% về giá trị.

Dù vậy, một điểm đáng chú ý là giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm đã giảm đáng kể, chỉ còn 304,1 USD/tấn trong 6 tháng đầu năm 2025, tức giảm 33,1% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy dù tổng sản lượng và giá trị tăng, nhưng giá trị đơn vị sản phẩm lại đang chịu áp lực lớn trên thị trường quốc tế.

Trung Quốc tiếp tục là "thỏi nam châm" hút sắn Việt, khi chiếm tới 93,4% tổng thị phần xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu năm nay. Riêng với sắn lát, Trung Quốc đã nhập khẩu từ Việt Nam 585.918 tấn trong 5 tháng đầu năm 2025, trị giá 114,4 triệu USD, tăng vọt 115% về lượng và 61% về giá trị so với cùng kỳ. Tương tự, Việt Nam cũng là nhà cung cấp tinh bột sắn lớn nhất cho thị trường tỷ dân này, với hơn 1,14 triệu tấn được xuất đi trong 5 tháng đầu năm 2025, chiếm gần một nửa (48,84%) tổng lượng nhập khẩu tinh bột sắn của Trung Quốc. Lượng tinh bột sắn xuất sang Trung Quốc từ Việt Nam tăng tới 99% về lượng và 36,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Hướng đi bền vững cho ngành sắn tỷ USD

Mặc dù mang lại giá trị xuất khẩu lớn, xấp xỉ 1 – 1,2 tỷ USD/năm và đóng góp vào 517,8 nghìn ha diện tích sắn toàn quốc với sản lượng 10,5 triệu tấn củ tươi/năm, song ngành sắn Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức về môi trường. Việc canh tác sắn ồ ạt và không bền vững đang gây ra tình trạng đất đai bị kiệt quệ nghiêm trọng, bởi sắn là loại cây hút nhiều dinh dưỡng và dễ gây xói mòn do độ che phủ không cao.

Trước thực trạng đó, một bước đi chiến lược đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phê duyệt cuối năm 2024: Dự án chuyển đổi hệ thống sản xuất sắn ở Việt Nam thông qua canh tác tuần hoàn và quản lý chuỗi giá trị tinh bột sắn thông minh. Dự án này được triển khai với sự hợp tác chặt chẽ từ các đối tác quốc tế uy tín như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST) và Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT).

Dự án đặt mục tiêu xây dựng một nền tảng kỹ thuật vững chắc cho Việt Nam, hướng tới sản xuất sắn theo hướng phát thải thấp. Với bốn hợp phần chính, bao gồm lựa chọn nguồn carbon tăng hấp thụ trong đất, thiết lập kỹ thuật đo carbon tại đồng ruộng, tổng hợp biện pháp nông nghiệp tái sinh và xây dựng chiến lược cung cấp tinh bột bền vững, dự án hứa hẹn sẽ thay đổi diện mạo ngành sắn.

Đặc biệt, điểm nhấn của dự án là việc tích hợp phương pháp đo đếm hàm lượng carbon (MRV), cùng với việc giám sát và quản lý chuỗi giá trị một cách thông minh, sử dụng các công nghệ cao như cảm biến, dữ liệu vệ tinh và máy bay không người lái để theo dõi các thông số đất - cây trồng.

Mô hình này dự kiến sẽ được triển khai thí điểm tại Tây Ninh từ tháng 9/2025, một khu vực được đánh giá có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng nhân rộng lớn.

Đây không chỉ là một dự án đơn thuần mà còn là hướng đi cụ thể, trực tiếp hỗ trợ Đề án Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, với kỳ vọng gia tăng giá trị và đảm bảo tương lai xanh cho cây sắn Việt Nam.

HOA BÙI

Tin liên quan

Nhân dân tệ mất giá, Trung Quốc giảm mua sắn Việt

Nhân dân tệ mất giá, Trung Quốc giảm mua sắn Việt

(HQ Online) - Do đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng như đồng Baht của Thái Lan mất giá hơn so với VNĐ và USD nên Trung Quốc nhập khẩu nhiều của Thái Lan hơn, giảm mua sản phẩm sắn của Việt Nam.
Trung Quốc nhận hàng chậm, chủ hàng Việt giảm giá tinh bột sắn

Trung Quốc nhận hàng chậm, chủ hàng Việt giảm giá tinh bột sắn

(HQ Online) - Các nhà máy tinh bột sắn phía Bắc đang đưa hàng lên cửa khẩu để giải phóng hàng tồn kho trước khi vụ mới bắt đầu từ tháng 9 tới. Trong khi đó, phía Trung Quốc nhận hàng vẫn khá chậm, nhu cầu tiêu thụ yếu hơn do đang trong mùa nắng nóng.
Sắn Việt cạnh tranh gay gắt với sắn Thái Lan tại thị trường Trung Quốc

Sắn Việt cạnh tranh gay gắt với sắn Thái Lan tại thị trường Trung Quốc

(HQ Online) - 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,58 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 687,82 triệu USD. Sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của Thái Lan tại thị trường Trung Quốc.
VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Dù đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, thủy sản Việt vẫn gặp nhiều trở ngại khi tiêu thụ trong nước. VASEP vừa có công văn gửi Bộ Tư pháp, đề nghị phối hợp các bộ ngành rà soát, điều chỉnh những quy định còn chưa thống nhất, đồng thời sẵn sàng cung cấp thông tin thực tiễn để góp phần hoàn thiện chính sách, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành.
Đề xuất bổ sung quy hoạch cảng cạn tại cửa khẩu Đồng Đăng

Đề xuất bổ sung quy hoạch cảng cạn tại cửa khẩu Đồng Đăng

Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến của cử tri tỉnh Lạng Sơn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc bổ sung quy hoạch cảng cạn tại khu trung chuyển hàng hóa thuộc KKT cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.
Ngành gỗ Việt đang định vị lại mình trên bản đồ xuất khẩu

Ngành gỗ Việt đang định vị lại mình trên bản đồ xuất khẩu

Giữa những biến động khó lường của thương mại toàn cầu, ngành gỗ Việt Nam không chỉ giữ vững ngôi đầu trong nhóm nông sản xuất siêu mà còn từng bước tái định vị mình trên bản đồ xuất khẩu. Đặc biệt, với gần 6,7 tỷ USD thặng dư trong 6 tháng đầu năm, ngành đang cho thấy khả năng thích ứng mạnh mẽ và chiến lược phát triển vượt khỏi "công xưởng gia công" đơn thuần.
Sức ép lớn đặt doanh nghiệp xuất khẩu sữa sang Trung Quốc vào thế khó

Sức ép lớn đặt doanh nghiệp xuất khẩu sữa sang Trung Quốc vào thế khó

Trung Quốc sẽ chỉ công nhận sữa tiệt trùng được sản xuất hoàn toàn từ sữa tươi nguyên liệu. Quy định mới này khiến nhiều doanh nghiệp Việt – vốn sử dụng sữa hoàn nguyên làm nguyên liệu, buộc phải điều chỉnh công nghệ, thay đổi ghi nhãn và mã HS nếu không muốn bị loại khỏi thị trường gần 1,5 tỷ dân.
10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất trong tháng 6/2025

10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất trong tháng 6/2025

Trong 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 6, có 4 nhóm đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Xuất khẩu hóa chất của Việt Nam sang Lào đã tăng trưởng đột phá trong nửa đầu năm 2025, đạt hơn 309 triệu USD – cao nhất trong các mặt hàng và vượt xa con số 3,8 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên nhóm hàng này vươn lên dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu, trở thành điểm sáng nổi bật trong quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần, đạt gần 150 tỷ USD vào năm 2024 – minh chứng cho mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng.
Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng

Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng

Tại Quyết định số 977/QĐ-BXD, Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã tạo cơ sở quản lý, thu hút, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế Hà Tĩnh. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Hà Tĩnh sẽ có 13 bến cảng gồm 36 - 44 cầu cảng.
Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới

Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới

Văn hóa đang dịch chuyển từ bản sắc sang kinh tế, với mục tiêu xuất khẩu rõ nét. Việc thành lập Hiệp hội Công nghiệp Văn hóa Việt Nam mở đường cho chiến lược thương mại hóa sáng tạo.
Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản

Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản

Với mức đầu tư khoảng 2 tỷ đồng mỗi hecta, nhưng có thể tạo ra doanh thu tới 3 tỷ đồng, mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên mặt đất đang trở thành điểm sáng của ngành Thủy sản Việt Nam. Không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, mô hình này còn mở ra hướng đi bền vững và đột phá cho mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn tới.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Tìm lời giải "kích hoạt" nguồn cung, giảm đà tăng giá bất động sản

Tìm lời giải "kích hoạt" nguồn cung, giảm đà tăng giá bất động sản

Nhiều chính sách đặc thù đã và đang tái định hình một chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản, giúp “kích hoạt” nguồn cung trên thị trường.
6 tháng đầu năm 2025: Việt Nam đã chi hơn 659 triệu USD để nhập khẩu sữa

6 tháng đầu năm 2025: Việt Nam đã chi hơn 659 triệu USD để nhập khẩu sữa

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã chi hơn 659 triệu USD để nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng thống nhất chủ trương đầu tư 2 KCN hơn 6.700 tỷ đồng

Hải Phòng thống nhất chủ trương đầu tư 2 KCN hơn 6.700 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thủy Nguyên (giai đoạn 1) do Công ty CP Khu công nghiệp Taseco Hải Phòng làm chủ đầu tư.
Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là nông sản

Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là nông sản

Cục Hải quan vừa có công văn trả lời vướng mắc liên quan đến việc xác định thuế GTGT mặt hàng sản phẩm mè tách vỏ qua sơ chế, chưa chế biến thành sản phẩm khác.
Xác lập chuyên án đấu tranh quyết liệt với tội phạm buôn lậu

Xác lập chuyên án đấu tranh quyết liệt với tội phạm buôn lậu

Bộ Công an tập trung chỉ đạo lực lượng nghiệp vụ, công an các địa phương xác lập chuyên án, đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm các hành vi phạm tội, buôn lậu.
(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

Từ ngày 1/3/2025, Tổng cục Hải quan được tổ chức lại thành Cục Hải quan, trong đó khối cơ quan Cục có 12 ban và tương đương.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
Phiên bản di động