Facebook Twitter youtube Tiktok

Truy quét hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Luật hóa và áp dụng công nghệ

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT), các hành vi vi phạm ngày càng khó phát hiện do lợi dụng đặc tính ẩn danh, khó truy vết và tốc độ lan truyền nhanh trên không gian mạng. Bối cảnh này buộc cơ quan chức năng phải thay đổi phương thức tiếp cận, kết hợp nghiệp vụ truyền thống và công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu giám sát, kiểm soát hành vi vi phạm.
Mở “mặt trận” chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng trên truyền hình Chống hàng giả trên môi trường số: Minh bạch sản phẩm để tăng niềm tin
Truy quét hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Luật hóa và áp dụng công nghệ
Các hành vi vi phạm ngày càng khó phát hiện do lợi dụng đặc tính ẩn danh và tốc độ lan truyền nhanh trên không gian mạng. Đồ họa: TT

Kinh doanh bất hợp pháp trên nền tảng số ngày càng tinh vi, liều lĩnh

Mỗi năm, lực lượng chức năng xử lý hàng chục nghìn vụ việc liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Với sự bùng nổ của TMĐT, các hành vi vi phạm ngày càng khó phát hiện do lợi dụng đặc tính ẩn danh, khó truy vết và tốc độ lan truyền nhanh trên không gian mạng.

Các mặt hàng vi phạm rất đa dạng, bao gồm đồng hồ, túi xách hàng hiệu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ điện tử, sách vở, đồ gia dụng, sữa bột, dầu ăn giả… Một số sản phẩm được làm giả tinh vi đến mức người tiêu dùng rất khó nhận biết nếu không có nghiệp vụ chuyên môn.

Theo thống kê của lực lượng Quản lý thị trường cả nước, riêng trong 6 tháng đầu năm 2025, đã có 161 vụ vi phạm liên quan đến TMĐT bị phát hiện và xử lý. Tổng số tiền phạt hành chính gần 3 tỷ đồng, giá trị hàng hóa vi phạm lên tới hơn 1 tỷ đồng.

Đáng chú ý, các sàn TMĐT và nền tảng mạng xã hội, như: Shopee, Lazada, Tiki, Facebook, TikTok, Zalo, xuất hiện nhiều quảng cáo và gian hàng có dấu hiệu xâm phạm các thương hiệu lớn như: Adidas, Gucci, Louis Vuitton, Hermes, Chanel, Boss…

Ngoài các thương hiệu quốc tế, nhiều thương hiệu nội địa cũng bị làm giả như: gạo, tương ớt, tôn lợp mái, thậm chí cả pháo hoa… làm ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến doanh nghiệp trong nước.

Riêng tại Hà Nội, tình hình vi phạm trong TMĐT tiếp tục phức tạp. Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng xử lý 72 vụ vi phạm, riêng tháng 6 ghi nhận tới 33 vụ.

Các hành vi phổ biến nhất bao gồm: kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm và phụ kiện không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đáng lo ngại, 7 vụ buôn bán khí N2O (bóng cười) với tổng cộng 206 bình bị thu giữ tại Hà Nội tiếp tục cho thấy sự tinh vi và liều lĩnh của các đối tượng kinh doanh bất hợp pháp trên nền tảng số.

Những con số trên cho thấy rằng, đã đến lúc cơ quan chức năng cần thiết phải thay đổi cách tiếp cận, kết hợp nghiệp vụ truyền thống và công nghệ hiện đại để giám sát và kiểm soát thị trường.

Xây dựng môi trường lành mạnh, tạo động lực cho doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Thanh Vân, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT toàn cầu, hàng giả trên không gian mạng không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp chân chính mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

“Bên cạnh siết quản lý, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức người tiêu dùng để tự trang bị kỹ năng nhận diện và phòng tránh”, ông Nguyễn Thanh Vân chia sẻ.

Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, mục tiêu cao nhất là xây dựng môi trường TMĐT lành mạnh, tạo động lực cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, bảo vệ người tiêu dùng khỏi rủi ro hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hiện nay, lực lượng quản lý thị trường cả nước đang triển khai Đề án 319 về chống hàng giả trên TMĐT đến năm 2025; làm việc với các sàn TMĐT lớn như Shopee, Lazada để ký cam kết phối hợp kiểm soát chất lượng hàng hóa.

Theo đó, các sàn có trách nhiệm xác minh người bán, gỡ bỏ sản phẩm vi phạm và chia sẻ thông tin khi cơ quan chức năng yêu cầu. Ngoài ra, lực lượng chức năng đang áp dụng phần mềm chuyên dụng để quét dữ liệu, giúp sớm phát hiện sản phẩm có dấu hiệu giả mạo.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước tích cực phối hợp với các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp chính thống nhằm nâng cao hiệu quả giám sát và xử lý. Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất chính hãng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin nhận diện sản phẩm thật, cảnh báo sớm hành vi làm giả.

Một số giải pháp trọng tâm sẽ được cơ quan chức năng tập trung triển khai trong thời gian tới, cụ thể như tăng cường kiểm tra định kỳ, kiểm tra theo chuyên đề tại các sàn TMĐT và mạng xã hội; áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và phần mềm phát hiện vi phạm.

Bên cạnh đó là nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành giữa quản lý thị trường, công an, hải quan và các nền tảng công nghệ. Yêu cầu các sàn TMĐT minh bạch chính sách kiểm duyệt, công bố tiêu chí kiểm soát sản phẩm…

Ngô Kiến

Tin liên quan

Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Kỳ vọng lập lại trật tự kinh doanh trên nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Kỳ vọng lập lại trật tự kinh doanh trên nền tảng số

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa đồng ý đưa dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) vào Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) theo quy trình rút gọn. Với 6 nhóm chính sách và 4 mô hình kinh doanh, dự luật này được kỳ vọng sẽ lập lại kỷ cương, trật tự kinh doanh trên không gian số.
Thanh Hóa: Điều tra, khởi tố 170 vụ buôn lậu, hàng giả

Thanh Hóa: Điều tra, khởi tố 170 vụ buôn lậu, hàng giả

Lực lượng chức năng ở Thanh Hóa đã đấu tranh triệt phá nhiều vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại…; thu nộp ngân sách 93 tỷ đồng.
Đừng bắt doanh nghiệp chân chính chịu trận trước hàng giả

Đừng bắt doanh nghiệp chân chính chịu trận trước hàng giả

“Đôi khi một sản phẩm chính hãng nhưng chất lượng quá thấp so với công bố thì chính sản phẩm đó cũng là giả”. Một lần nữa định nghĩa về hàng giả lại được mở rộng.
Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch

Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch

Theo quy định, từ ngày 1/7/2025, các sàn thương mại điện tử, nền tảng số (sàn TMĐT) phải thực hiện khấu trừ và nộp thuế thay cho các hộ, cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Kế toán thuế Keytas, nghĩa vụ về xuất hóa đơn và trách nhiệm với các giao dịch quá khứ vẫn do người bán tự thực hiện.
Hơn 752.000 cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử nộp thuế 1,5 nghìn tỷ đồng

Hơn 752.000 cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử nộp thuế 1,5 nghìn tỷ đồng

Cục Thuế cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay đã có 752.176 trường hợp là cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) đã nộp gần 1,5 nghìn tỷ đồng tiền thuế.
Người tiêu dùng cá nhân loay hoay khi giao dịch qua sàn xuyên biên giới

Người tiêu dùng cá nhân loay hoay khi giao dịch qua sàn xuyên biên giới

Trong giao dịch xuyên biên giới, trách nhiệm khai báo hải quan và sử dụng mã HS thuộc về chuyển phát nhanh hoặc đơn vị logistics. Người mua cá nhân, không có nghiệp vụ, có thể đề nghị cơ quan Hải quan xác định trước mã HS bằng cách cung cấp thông tin hàng hóa, hồ sơ.
Tăng cơ hội hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới

Tăng cơ hội hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới

Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử (TMĐT) và Công nghệ số Việt Nam dự kiến diễn ra từ 4-6/9/2025 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh.
Chống hàng giả trên môi trường số: Minh bạch sản phẩm để tăng niềm tin

Chống hàng giả trên môi trường số: Minh bạch sản phẩm để tăng niềm tin

Khi hàng giả, hàng nhái tràn lan và người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin với việc mua sắm online, công nghệ đang được kỳ vọng là “lá chắn thép” giúp xác thực, truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Với blockchain, mã QR và định danh số sẽ giúp minh bạch hóa sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng.
Hàng Việt lên sàn: Cần kết nối, cần chuẩn hóa

Hàng Việt lên sàn: Cần kết nối, cần chuẩn hóa

Nhằm mở rộng kênh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu qua môi trường trực tuyến, Bộ Công Thương giao Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Kinh tế số chủ trì triển khai loạt chương trình kết nối TMĐT, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, làng nghề tiếp cận thị trường số và tham gia TMĐT xuyên biên giới.
Thương mại điện tử Đông Nam Á giảm tốc để bứt phá

Thương mại điện tử Đông Nam Á giảm tốc để bứt phá

Thương mại điện tử (TMĐT) Đông Nam Á đang chứng kiến sự thay đổi chiến lược toàn diện. Năm 2024, giá trị giao dịch trên các nền tảng tăng chậm lại nhưng cho thấy chuyển biến tích cực hơn, thị phần tập trung vào nhóm “ông lớn”.
Khởi động khóa đào tạo thương mại điện tử cho người khuyết tật

Khởi động khóa đào tạo thương mại điện tử cho người khuyết tật

Một chương trình đào tạo thương mại điện tử (TMĐT) dành riêng cho người khuyết tật vừa được khởi động tại Hà Nội, với sự phối hợp của SYS Việt Nam, eComDX (Bộ Công Thương) và Hội Thanh niên Khuyết tật Việt Nam. Thông qua các nền tảng TikTok Shop, người khuyết tật sẽ được trang bị kỹ năng số (livestream bán hàng và affiliate marketing) để tự chủ sinh kế và tham gia vào nền kinh tế số.
Thương mại điện tử đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam

Hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam, trở thành kênh dẫn dắt quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số

Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, kỳ vọng tạo lập môi trường TMĐT minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn.
Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

Thay vì “đưa người học đi xa”, Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ Khoa học Việt Nam (VISTEC) mang công nghệ về địa phương, thiết kế chương trình sát nhu cầu thực tiễn, chuẩn hóa kỹ năng số và thúc đẩy mô hình đào tạo “gắn với doanh nghiệp, hội nhập quốc tế”. Phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính đã có cuộc trao đổi với ông Steve Bùi, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt - Trung (VCBC) cơ quan chủ quản của VISTEC xoay quanh chủ đề này.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Tìm lời giải "kích hoạt" nguồn cung, giảm đà tăng giá bất động sản

Tìm lời giải "kích hoạt" nguồn cung, giảm đà tăng giá bất động sản

Nhiều chính sách đặc thù đã và đang tái định hình một chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản, giúp “kích hoạt” nguồn cung trên thị trường.
6 tháng đầu năm 2025: Việt Nam đã chi hơn 659 triệu USD để nhập khẩu sữa

6 tháng đầu năm 2025: Việt Nam đã chi hơn 659 triệu USD để nhập khẩu sữa

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã chi hơn 659 triệu USD để nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng thống nhất chủ trương đầu tư 2 KCN hơn 6.700 tỷ đồng

Hải Phòng thống nhất chủ trương đầu tư 2 KCN hơn 6.700 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thủy Nguyên (giai đoạn 1) do Công ty CP Khu công nghiệp Taseco Hải Phòng làm chủ đầu tư.
Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là nông sản

Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là nông sản

Cục Hải quan vừa có công văn trả lời vướng mắc liên quan đến việc xác định thuế GTGT mặt hàng sản phẩm mè tách vỏ qua sơ chế, chưa chế biến thành sản phẩm khác.
Xác lập chuyên án đấu tranh quyết liệt với tội phạm buôn lậu

Xác lập chuyên án đấu tranh quyết liệt với tội phạm buôn lậu

Bộ Công an tập trung chỉ đạo lực lượng nghiệp vụ, công an các địa phương xác lập chuyên án, đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm các hành vi phạm tội, buôn lậu.
(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

Từ ngày 1/3/2025, Tổng cục Hải quan được tổ chức lại thành Cục Hải quan, trong đó khối cơ quan Cục có 12 ban và tương đương.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
Phiên bản di động