Facebook Twitter youtube Tiktok

Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Kỳ vọng lập lại trật tự kinh doanh trên nền tảng số

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa đồng ý đưa dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) vào Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) theo quy trình rút gọn. Với 6 nhóm chính sách và 4 mô hình kinh doanh, dự luật này được kỳ vọng sẽ lập lại kỷ cương, trật tự kinh doanh trên không gian số.
Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử Thương mại điện tử đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam
Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Kỳ vọng lập lại trật tự kinh doanh trên nền tảng số
Dự thảo Luật TMĐT thiết lập chế tài mạnh tay với hành vi: Kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng. Đồ họa: TT

Hạn chế thuật toán, đưa livestream, tiếp thị liên kết vào diện quản lý

Bộ Công Thương cho biết, quy mô TMĐT bán lẻ B2C của Việt Nam đã tăng từ 2,97 tỷ USD (2014) lên 25 tỷ USD (2024), chiếm 10% tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.

Việt Nam hiện đứng thứ 3 Đông Nam Á về quy mô và thứ 5 toàn cầu về tốc độ tăng trưởng. Nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn lớn, doanh nghiệp nhỏ từng bước khẳng định trên thị trường số hóa.

Tuy nhiên, các quy định điều chỉnh hiện nay chỉ ở cấp Nghị định, không đủ để quản lý các mô hình mới, đa ngành và xuyên biên giới, nên phát sinh nhiều “lỗ hổng” trong pháp lý.

Bộ Công Thương cho biết, quy mô TMĐT bán lẻ B2C của Việt Nam đã tăng từ 2,97 tỷ USD (2014) lên 25 tỷ USD (2024), chiếm 10% tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Việt Nam hiện đứng thứ 3 Đông Nam Á về quy mô và thứ 5 toàn cầu về tốc độ tăng trưởng. Nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn lớn, doanh nghiệp nhỏ từng bước khẳng định trên thị trường số hóa.

Các vấn đề nổi cộm hiện nay bao gồm: hệ thống pháp luật thiếu tính thống nhất, mô hình mới như livestream, affiliate (tiếp thị liên kết) chưa được điều chỉnh, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn tràn lan, và hoạt động TMĐT xuyên biên giới chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Theo Bộ Công Thương, dự thảo Luật TMĐT được thiết kế toàn diện với 6 nhóm chính sách, gồm: Phân loại và trách nhiệm của chủ thể TMĐT (sàn, cá nhân, doanh nghiệp); quy định dành cho mạng xã hội, nền tảng số có giao dịch TMĐT; điều chỉnh TMĐT xuyên biên giới, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài; các dịch vụ hỗ trợ TMĐT (logistics, thanh toán, dữ liệu…); hoàn thiện quy định về giao kết hợp đồng điện tử; khuyến khích TMĐT “xanh, bền vững”.

Ngoài ra, việc đưa livestream, affiliate marketing vào dự luật thể hiện quyết tâm đi sâu xử lý các hoạt động đang bị “bất cập”, từ thiếu rõ ràng trong thông tin hàng hóa, xuất xứ, chất lượng đến tính minh bạch của chính sách quảng cáo.

Dự thảo Luật TMĐT cũng xác định 4 mô hình TMĐT như: Nền tảng TMĐT kinh doanh trực tiếp; nền tảng TMĐT trung gian (nơi kết nối người mua – người bán); mạng xã hội hoạt động TMĐT (nơi còn tồn tại livestream bán hàng); nền tảng tích hợp đa dịch vụ (như: giao hàng, thanh toán, nội dung số...).

Riêng đối với mô hình livestream, dự thảo Luật TMĐT quy định: Bắt buộc xác thực danh tính người bán; giám sát theo thời gian thực nội dung kinh doanh. Người livestream phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và tuân thủ đúng nội dung quảng cáo đã được cơ quan cấp phép. Đặc biệt là cấm phát ngôn gây hiểu nhầm về công dụng, xuất xứ, khuyến mại, chính sách hậu mãi…

“Việc bổ sung quy định quản lý hoạt động livestream là cần thiết và cấp bách, bởi hình thức này hiện là “mảnh đất vàng” cho cả người bán lẫn hành vi gian lận”, Luật sư Bùi Văn Đức (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh.

Dự thảo Luật TMĐT thiết lập chế tài mạnh tay với hành vi: Kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng. Cấm sử dụng thuật toán để ưu tiên/giấu mặt hàng mà không công bố tiêu chí lựa chọn, nhằm ràng buộc tính công bằng và minh bạch trên các nền tảng.

“Việc kiểm soát tiêu chí hiển thị sẽ buộc các nền tảng phải minh bạch thuật toán và tránh thao túng thị trường, đồng thời bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…”, ông Nguyễn Văn Thái (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) cho hay.

Dự liệu những thách thức trong thực thi

Luật sư Bùi Văn Đức cho rằng, luật không chỉ để siết mà để tháo gỡ rào cản, tạo điều kiện phát triển thị trường TMĐT có trật tự, có trách nhiệm và bền vững. Do vậy, Dự thảo Luật TMĐT cần đạt mục tiêu quan trọng là tăng hiệu lực quản lý nhà nước về TMĐT trong bối cảnh số hóa toàn diện, qua đó khuyến khích doanh nghiệp sáng tạo, cạnh tranh lành mạnh; bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng; tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, đồng bộ.

Dự thảo Luật TMĐT xác định 4 mô hình TMĐT: Nền tảng TMĐT kinh doanh trực tiếp; nền tảng TMĐT trung gian (nơi kết nối người mua – người bán); mạng xã hội hoạt động TMĐT (nơi còn tồn tại livestream bán hàng); nền tảng tích hợp đa dịch vụ (như giao hàng, thanh toán, nội dung số...).

“Nhiều influencer hiện nay hành xử như doanh nghiệp nhưng lại thiếu trách nhiệm thông tin như một nhà kinh doanh thực thụ. Đây là lỗ hổng cần sớm được kiểm soát”, Luật sư Bùi Văn Đức nhấn mạnh.

Như vậy, để Luật TMĐT đạt hiệu quả thực sự, cần thêm hướng dẫn kỹ thuật và thực thi quyết liệt, chứ không chỉ dừng ở khung pháp lý.

Tại Phiên họp 47 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất đưa dự Luật TMĐT vào Chương trình lập pháp năm 2025 cùng các luật như: An ninh mạng, tiết kiệm chống lãng phí.

Đánh giá cao tinh thần chủ động, tích cực của Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đưa dự luật này vào Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) theo quy trình rút gọn.

Theo đánh giá, khung quy định đã rõ ràng và chặt chẽ hơn nhưng thực tế cho thấy, vẫn còn đặt ra những thách thức, lực cản khi thực thi, cụ thể:

Năng lực kiểm tra của cơ quan quản lý: Có thực hiện được giám sát “thời gian thực” với hàng trăm ngàn livestream mỗi ngày?

Liên kết giữa các bên: Mạng xã hội, sàn TMĐT, livestreamers, nhà phân phối phải phối hợp thế nào để chịu trách nhiệm cụ thể?

Kiểm soát thuật toán đòi hỏi công nghệ minh bạch cao, cùng quy chuẩn đánh giá và giám giám sát độc lập trong mẫu định dạng kỹ thuật.

Quy định “bắt buộc” là cần nhưng việc thiết lập bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ chế giám sát và áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, Blockchain để tự động minh bạch hiển thị và quảng cáo mới thực sự hoạt động.

Thái Hằng

Tin liên quan

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Chính phủ vừa đề xuất bổ sung dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) vào Chương trình lập pháp năm 2025 cùng ba dự án luật khác và dự kiến trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).
Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Trao đổi với Tạp chí Kinh tế - Tài chính, ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam nhấn mạnh, trong phòng, chống kinh doanh hàng giả, vai trò của sàn là đơn vị hỗ trợ, cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình kiểm tra và điều tra. Để ngăn chặn việc kinh doanh hàng giả qua sàn TMĐT, cần kiểm soát chặt chẽ các giao dịch trên sàn bằng công nghệ.
Doanh nghiệp góp ý xây dựng Luật Thương mại điện tử

Doanh nghiệp góp ý xây dựng Luật Thương mại điện tử

Ngày 28/6/2025, Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam (VECOM) tổ chức Tọa đàm góp ý dự thảo Luật TMĐT tại Hà Nội. Trong hơn 4 giờ thảo luận sôi nổi, các “ông lớn” như Shopee, Lazada, Grab, Sapo, Haravan và Metric… đã chủ động lên tiếng yêu cầu làm rõ trách nhiệm pháp lý của nền tảng, quản lý chặt TMĐT xuyên biên giới và minh bạch hóa dữ liệu.
Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch

Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch

Theo quy định, từ ngày 1/7/2025, các sàn thương mại điện tử, nền tảng số (sàn TMĐT) phải thực hiện khấu trừ và nộp thuế thay cho các hộ, cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Kế toán thuế Keytas, nghĩa vụ về xuất hóa đơn và trách nhiệm với các giao dịch quá khứ vẫn do người bán tự thực hiện.
Hơn 752.000 cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử nộp thuế 1,5 nghìn tỷ đồng

Hơn 752.000 cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử nộp thuế 1,5 nghìn tỷ đồng

Cục Thuế cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay đã có 752.176 trường hợp là cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) đã nộp gần 1,5 nghìn tỷ đồng tiền thuế.
Người tiêu dùng cá nhân loay hoay khi giao dịch qua sàn xuyên biên giới

Người tiêu dùng cá nhân loay hoay khi giao dịch qua sàn xuyên biên giới

Trong giao dịch xuyên biên giới, trách nhiệm khai báo hải quan và sử dụng mã HS thuộc về chuyển phát nhanh hoặc đơn vị logistics. Người mua cá nhân, không có nghiệp vụ, có thể đề nghị cơ quan Hải quan xác định trước mã HS bằng cách cung cấp thông tin hàng hóa, hồ sơ.
Tăng cơ hội hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới

Tăng cơ hội hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới

Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử (TMĐT) và Công nghệ số Việt Nam dự kiến diễn ra từ 4-6/9/2025 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh.
Chống hàng giả trên môi trường số: Minh bạch sản phẩm để tăng niềm tin

Chống hàng giả trên môi trường số: Minh bạch sản phẩm để tăng niềm tin

Khi hàng giả, hàng nhái tràn lan và người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin với việc mua sắm online, công nghệ đang được kỳ vọng là “lá chắn thép” giúp xác thực, truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Với blockchain, mã QR và định danh số sẽ giúp minh bạch hóa sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng.
Hàng Việt lên sàn: Cần kết nối, cần chuẩn hóa

Hàng Việt lên sàn: Cần kết nối, cần chuẩn hóa

Nhằm mở rộng kênh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu qua môi trường trực tuyến, Bộ Công Thương giao Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Kinh tế số chủ trì triển khai loạt chương trình kết nối TMĐT, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, làng nghề tiếp cận thị trường số và tham gia TMĐT xuyên biên giới.
Thương mại điện tử Đông Nam Á giảm tốc để bứt phá

Thương mại điện tử Đông Nam Á giảm tốc để bứt phá

Thương mại điện tử (TMĐT) Đông Nam Á đang chứng kiến sự thay đổi chiến lược toàn diện. Năm 2024, giá trị giao dịch trên các nền tảng tăng chậm lại nhưng cho thấy chuyển biến tích cực hơn, thị phần tập trung vào nhóm “ông lớn”.
Khởi động khóa đào tạo thương mại điện tử cho người khuyết tật

Khởi động khóa đào tạo thương mại điện tử cho người khuyết tật

Một chương trình đào tạo thương mại điện tử (TMĐT) dành riêng cho người khuyết tật vừa được khởi động tại Hà Nội, với sự phối hợp của SYS Việt Nam, eComDX (Bộ Công Thương) và Hội Thanh niên Khuyết tật Việt Nam. Thông qua các nền tảng TikTok Shop, người khuyết tật sẽ được trang bị kỹ năng số (livestream bán hàng và affiliate marketing) để tự chủ sinh kế và tham gia vào nền kinh tế số.
Thương mại điện tử đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam

Hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam, trở thành kênh dẫn dắt quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số

Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, kỳ vọng tạo lập môi trường TMĐT minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn.
Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

Thay vì “đưa người học đi xa”, Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ Khoa học Việt Nam (VISTEC) mang công nghệ về địa phương, thiết kế chương trình sát nhu cầu thực tiễn, chuẩn hóa kỹ năng số và thúc đẩy mô hình đào tạo “gắn với doanh nghiệp, hội nhập quốc tế”. Phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính đã có cuộc trao đổi với ông Steve Bùi, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt - Trung (VCBC) cơ quan chủ quản của VISTEC xoay quanh chủ đề này.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ cán đích nửa triệu tỷ đồng

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ cán đích nửa triệu tỷ đồng

Trong tháng 6/2025 quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh, đạt 105,5 nghìn tỷ đồng.
VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Dù đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, thủy sản Việt vẫn gặp nhiều trở ngại khi tiêu thụ trong nước.
Triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ thuế: giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp

Triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ thuế: giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp

Việc triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ thuế đã góp phần giảm chi phí sản xuất – kinh doanh, và thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân.
Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Trong nửa đầu năm nay, ngành Bảo hiểm nhân thọ đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực khẳng định vai trò trong bảo vệ tài chính cho người dân.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

Nghị định 189/2025/NĐ-CP đã quy định chi tiết thẩm quyền xử phạt VPHC của cơ quan Hải quan.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
Phiên bản di động