Facebook Twitter youtube Tiktok

Nhập khẩu nửa tỷ USD gỗ châu Phi vẫn mù mờ thông tin về tính hợp pháp

(HQ Online) - Gỗ nhập khẩu từ châu Phi ngày càng được nhân rộng, song tại Việt Nam, thông tin liên quan tới các yêu cầu về tính hợp pháp tại các quốc gia khai thác gỗ ở châu Phi còn khan hiếm.
Hướng dẫn nhập khẩu gỗ, đảm bảo gỗ hợp pháp
Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu cao “ngất” vì khan nguồn cung
Kiểm soát rủi ro nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc
Nhập khẩu nửa tỷ USD gỗ châu Phi vẫn mù mờ thông tin về tính hợp pháp
Toàn cảnh hội thảo

Tại hội thảo “Tìm hiểu các yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu từ một số nước châu Phi tại Việt Nam” diễn ra ngày 8/11, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends cho biết: gỗ nhập khẩu, đặc biệt là gỗ tròn (HS 4403) và gỗ xẻ (HS 4407) đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của ngành.

Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 5-6 triệu m3 gỗ quy tròn (RWE) từ hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Phi trở thành nguồn cung cấp gỗ nhiệt đới quan trọng nhất của Việt Nam, khoảng 1,3 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ, trị giá hơn nửa tỷ USD mỗi năm.

Nhập khẩu gỗ của châu Phi vào Việt Nam ngày càng mở rộng. Những mặt hàng nhập khẩu đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Cameroon, Gabon, Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hoà Congo là những quốc gia có nguồn cung cấp chính.

Số lượng các loài nhập khẩu từ châu Phi cũng rất lớn. Ví dụ, vào năm 2020, 122 loài gỗ được nhập khẩu vào Việt Nam từ châu Phi.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi Luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA FLEGT) với Liên minh châu Âu vào năm 2018.

Trong Nghị định số 102/2020/ND-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) đã nêu rõ các yêu cầu được thống nhất trong Hiệp định VPA FLEGT nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước đều hợp pháp.

“Kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu, bao gồm cả gỗ nhập khẩu từ châu Phi là một yếu tố trọng tâm của VNTLAS. Hiểu biết các yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu từ châu Phi là chìa khóa để thực thi VNTLAS”, ông Hoài nhấn mạnh.

Trên thực tế, gỗ nhập khẩu từ châu Phi ngày càng được nhân rộng, song tại Việt Nam, thông tin liên quan tới các yêu cầu về tính hợp pháp tại các quốc gia khai thác gỗ ở châu Phi còn khan hiếm.

Thông tin ít ỏi có thể cản trở sự tuân thủ của người tham gia, từ đó tạo ra những rủi ro về tính hợp pháp của các sản phẩm nhập khẩu. Điều này cho thấy nhiều thách thức đối với việc triển khai VNTLAS tại Việt Nam trong tương lai.

Nhập khẩu nửa tỷ USD gỗ châu Phi vẫn mù mờ thông tin về tính hợp pháp
Châu Phi trở thành nguồn cung cấp gỗ nhiệt đới quan trọng nhất của Việt Nam, khoảng 1,3 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ, trị giá hơn nửa tỷ USD mỗi năm. Ảnh: Internet

Ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Phòng Điều tra, xử lý vi phạm về lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) thông tin thêm: để đảm bảo gỗ nhập khẩu vào Việt Nam là hợp pháp, Nghị định số 102/2020/NĐ-CP đã tăng thêm thủ tục hành chính và thời gian thông quan cho các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ.

Doanh nghiệp phải thực hiện bản kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu, nộp bổ sung tài liệu nếu gỗ nhập khẩu từ loài rủi ro hoặc từ vùng địa lý không tích cực; đồng thời, tăng trách nhiệm, công việc cho cán bộ hải quan cửa khẩu khi làm thủ tục thông quan.

Nhằm giảm bớt gánh nặng hành chính cho cơ cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT quy định phân loại doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ.

Thông tư nhằm đánh giá mức độ rủi ro của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong việc tuân thủ các yêu cầu của Hệ thống VNTLAS để thực hiện các biện pháp xác minh phù hợp, hiệu quả và kịp thời; tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.

Tuy nhiên, ông Tiến thừa nhận, việc phân loại doanh nghiệp gặp khó khăn trong xác minh kết quả kê khai của doanh nghiệp vì thiếu cơ chế phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm với các ban, ngành liên quan trong tỉnh, thiếu kết nối thông tin giữa các cơ quan liên quan.

Vị này cũng đề cập tới khó khăn trong việc xác định tiêu chí tuân thủ quy định về phòng chống cháy rừng do ngành cảnh sát phòng chống cháy rừng ở mỗi địa phương có hướng dẫn khác nhau hoặc chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể; chưa có phần mềm đồng bộ và Hệ thống thông tin phân loại điện tử của Cục Kiểm lâm (đang xây dựng) để thực hiện phân loại doanh nghiệp trực tuyến.

“Trước những khó khăn, vướng mắc trong thực thi Nghị định 102/2020/NĐ-CP, Bộ NN&PTNT sẽ đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung vào năm 2023”, ông Nguyễn Văn Tiến nói.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đòi hỏi một khối lượng lớn và ngày càng tăng của nguyên liệu gỗ đầu vào nhằm cung cấp cho ngành. Hiện tại, tại Việt Nam cấm khai thác rừng tự nhiên, vì vậy không có gỗ khai thác từ nguồn này.

Nguồn cung gỗ rừng trồng trong nước (chủ yếu là gỗ keo) rất lớn và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, vượt 30 triệu m3/năm. Tuy nhiên, khoảng 80% gỗ rừng trồng có quy mô nhỏ, đang được sử dụng để sản xuất dăm gỗ và viên nén; 20% còn lại dùng để sản xuất đồ nội thất. Mặc dù sản lượng cây phân tán và cao su khai thác trong nước lớn, tương ứng khoảng 2-3 triệu m3 và 4 triệu m3 mỗi năm, nguồn cung gỗ trong nước trong bối cảnh cấm khai thác rừng tự nhiên không đủ cung cấp cho ngành đang mở rộng.

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Nghệ An: Đề xuất nhập khẩu lô hàng gỗ do yếu tố bất ngờ, bất khả kháng

Nghệ An: Đề xuất nhập khẩu lô hàng gỗ do yếu tố bất ngờ, bất khả kháng

(HQ Online) - Trước vướng mắc liên quan đến xử lý lô gỗ trôi dạt từ Lào về Việt Nam xảy ra năm 2018 tại địa bàn tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An đã nhận được chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và ý kiến các bộ, ngành, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được. Để tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho DN, UBND tỉnh Nghệ An đề xuất các bộ, ngành tạo điều kiện giải quyết thủ tục NK lô hàng trên do yếu tố bất ngờ, bất khả kháng.
Hướng dẫn nhập khẩu gỗ, đảm bảo gỗ hợp pháp

Hướng dẫn nhập khẩu gỗ, đảm bảo gỗ hợp pháp

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất một số nội dung quản lý, làm thủ tục gỗ nhập khẩu.
Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu cao “ngất” vì khan nguồn cung

Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu cao “ngất” vì khan nguồn cung

(HQ Online) - Gỗ nguyên liệu từ các nguồn cung rủi ro thấp như Mỹ và các nước châu Âu khan hiếm, đẩy giá tăng cao. Hiện nay, nhiều nhà cung đang chào gỗ cho các doanh nghiệp Việt Nam với mức giá cao hơn rất nhiều so với trước đó.
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD

(HQ Online) - Tính chung 10 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 647,78 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ 2023.
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD

Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD

(HQ Online) - Dệt may tiếp tục duy trì là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng

Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng

(HQ Online) - Lần đầu tiên sau 27 tháng, xuất khẩu (XK) thủy sản tính theo tháng đã trở lại đạt mức 1 tỷ USD.
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến 15/10, cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu

Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến 15/10, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,3 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1 đến 15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE

(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 9/2024, thương mại song phương Việt Nam và Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đạt gần 5 tỷ USD, tăng hơn 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô

Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 9/2024, thương mại song phương Việt Nam và Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đạt gần 5 tỷ USD, tăng hơn 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa

Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa

(HQ Online) - Từ đầu năm đến trung tuần tháng 10, bình quân mỗi ngày Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD (tương đương hơn 25.000 tỷ đồng) nhập khẩu hàng hóa.
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD

Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến hết 15/10/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 315,91 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 41,89 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan

Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan

(HQ Online) - Kết quả xuất khẩu (XK) cá tra sang nhiều thị trường tăng trưởng khả quan, các doanh nghiệp dự báo XK những tháng cuối năm sẽ khả quan hơn.
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày

Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày

(HQ Online) - Bình quân mỗi ngày Việt Nam chi gần 300 triệu USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD

Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD

(HQ Online) - Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 10/2024 (1-15/10) đạt 31,93 tỷ USD.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn

Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn

Từ việc Chính phủ đang trình Quốc hội quyết định chủ trương bổ sung vốn cho Vietcombank, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần mở thủ tục cho các DN nhà nước.
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường

FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường

Đoàn công tác của FTSE Russell và Morgan Stanley đã có buổi làm việc và trao đổi thông tin với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc nâng hạng thị trường chứng khoán.
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024

Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024

Tạp chí Hải quan số 89 (3426) có nhiều tin bài hấp dẫn, trân trọng mời độc giả tìm đọc…
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc

Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc

Đại biểu Châu Quỳnh Giao (đoàn Kiên Giang) phản ánh một số chính sách về thuỷ sản chưa sát với thực tế, khiến doanh nghiệp chế biến cá ngừ xuất khẩu bế tắc.
Cuộc đua sít sao chưa từng có

Cuộc đua sít sao chưa từng có

Ngày bầu cử tổng thống Mỹ (5/11) sắp đến và cuộc đua giành chức tổng thống đang diễn ra rất gay cấn và không ứng cử viên nào có lợi thế rõ ràng.
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức UAE của Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp được tổ chức thành công dưới sự điều hành của bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan Việt Nam, Chủ tịch PTC.
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại  Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Khởi tố vụ án “Buôn lậu” mặt hàng N2O (thường được gọi là “khí cười”) xảy ra tại Công ty CP Thương mại hoá chất Hoa Việt (Hà Nội).
Phiên bản di động