Kiểm soát rủi ro nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc
Nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có vi phạm | |
Nâng cao năng lực kiểm soát gỗ nhập khẩu cho Kiểm lâm và Hải quan | |
Nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc lấn át xuất khẩu |
Ván bóc/ván lạng, gỗ dán và sản phẩm gỗ là các nhóm mặt hàng chủ đạo Việt Nam NK từ Trung Quốc trong thời gian gần đây. Ảnh minh họa: N.Thanh |
Nhập khẩu gỗ dán tăng đột biến
Theo Bản tin cập nhật tình hình thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2018 đến hết tháng 9/2021 do nhóm nghiên cứu các Hiệp hội gỗ và Tổ chức Forest Trends thực hiện mới đây, các mặt hàng gỗ Việt Nam NK từ Trung Quốc đa dạng hơn các mặt hàng mà Việt Nam XK sang quốc gia này. Trong đó đáng chú ý là 3 mặt hàng có lượng nhập tăng nhanh nhất là gỗ dán, ván bóc/lạng và ván sợi. Đơn cử như, lượng gỗ dán NK tăng từ gần 409.000 m3 năm 2018 lên tới gần 558.000 m3 năm 2020. Lượng nhập 9 tháng năm 2021 cao hơn cả lượng nhập năm 2018. Đối với mặt hàng ván sợi, lượng nhập 9 tháng năm 2021 đạt gần 344.000 m3, tăng 4,2 lần so với lượng nhập năm 2018.
Gỗ là một trong những mặt hàng đưa vào diện kiểm tra theo chuyên đề. Qua quá trình thanh, kiểm tra phát hiện 2 địa phương việc gian lận xảy ra nhiều là Bình Dương, Đồng Nai. |
Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends phân tích: Ván bóc/ván lạng NK từ Trung Quốc chủ yếu được làm từ các loài gỗ như bạch dương, gỗ okoume và bintangor. Các loại mặt hàng này NK vào Việt Nam được sử dụng làm lớp mặt cho các loại ván, sau đó được đưa vào sản xuất gỗ dán để XK sang các thị trường như Hàn Quốc, Ấn Độ,… hoặc chế biến tạo sản phẩm như tủ, bàn ghế XK sang các thị trường Mỹ, EU và để sản xuất sản phẩm phục vụ thị trường trong nước. “Các mặt hàng chủ lực Việt Nam NK từ Trung Quốc cũng chính là nhóm mặt hàng tiềm ẩn rủi ro về tính pháp lý và nguồn gốc xuất xứ”, ông Tô Xuân Phúc nhấn mạnh.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thông tin thêm, NK gỗ dán từ Trung Quốc tăng đột biến 2 năm qua. Sản phẩm này được nhập về Việt Nam nằm nhiều ở dạng bộ phận của tủ bếp, khai NK mã HS 4412 chứ không phải mã HS 9403400 là nội thất tủ bếp. “Dòng sản phẩm gỗ NK từ Trung Quốc dưới dạng gỗ dán khai mã HS 4412 đang là sản phẩm bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá với Trung Quốc. NK là nhu cầu khách quan, bình thường của DN, song nếu tạo ra nền tảng lẩn tránh xuất xứ sẽ gây tác động rất lớn đến sự phát triển bền vững ngành gỗ Việt trong tương lai khi XK gỗ sang Mỹ chiếm gần 2/3 XK gỗ của cả nước”, ông Đỗ Xuân Lập nói.
Hải quan “mạnh tay” chống gian lận
Từ phía cơ quan Hải quan, bà Nguyễn Phạm Như Hà, Phó phòng Giám sát, quản lý xuất xứ hàng hóa và sở hữu trí tuệ (Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan) cho biết, cơ quan Hải quan đã nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn từ gia tăng kim ngạch NK gỗ từ Trung Quốc, đồng thời gia tăng XK gỗ đi Mỹ từ năm 2018. Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc bắt đầu, Tổng cục Hải quan không chỉ đánh giá với mặt hàng gỗ mà còn đánh giá với các mặt hàng khác nhưng gỗ là mặt hàng rất đáng lo ngại. Rủi ro hiện hữu, gần đây đã chứng kiến nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá với mặt hàng gỗ. Tình trạng này thể hiện cụ thể trên các mặt hàng gồm nguyên liệu gỗ, trong đó gỗ dán và gỗ ván bóc.
“Có 2 hình thức gian lận chính mà các DN có vốn đầu tư Trung Quốc đang lợi dụng để lấy xuất xứ Việt Nam XK sang một số thị trường lớn, cụ thể là Mỹ. Thứ nhất là NK gỗ ván bóc, ván dán nhưng sau đó lấy xuất xứ Việt Nam để xuất đi. DN hầu như không làm gì nhiều trên công đoạn từ nguyên liệu thành sản phẩm xuất đi. Như vậy là không đáp ứng xuất xứ Việt Nam. Thủ đoạn thứ hai hay gặp là rất nhiều DN mua nguyên liệu từ nhà cung cấp là DN có vốn đầu tư Trung Quốc nhưng mỗi DN chỉ mua một vài sản phẩm, sau đó lắp ráp lại. Hình thức mua bán lòng vòng khiến cơ quan Hải quan khi điều tra, thu thập thông tin rất mất thời gian”, bà Hà nói.
Bà Hà thông tin thêm, thời gian qua cơ quan Hải quan có rất nhiều biện pháp “mạnh tay” như ban hành nhiều kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Gỗ là một trong những mặt hàng đưa vào diện kiểm tra theo chuyên đề. Qua quá trình thanh, kiểm tra phát hiện 2 địa phương việc gian lận xảy ra nhiều là Bình Dương, Đồng Nai. “Trong quá trình triển khai, cơ quan Hải quan còn có sự phối hợp chặt chẽ của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Cơ quan Hải quan đã xây dựng mối quan hệ hợp tác với các DN, hiệp hội từ rất lâu. Với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ngay từ năm 2018 khi vấn đề rủi ro gian lận thương mại với sản phẩm gỗ nổi lên, Hiệp hội đã rất tích cực cung cấp các thông tin nghi ngờ liên quan đến gian lận, vi phạm, từ đó chúng tôi có thể đưa ra biện pháp quản lý tương ứng với mặt hàng, DN. Mong rằng trong thời gian tới đây, cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các DN, hiệp hội liên quan”, bà Hà nói.
Nhận định giảm rủi ro về gian lận thương mại trong các mặt hàng gỗ NK từ Trung Quốc có vai trò quan trọng nhằm duy trì và phát triển ngành gỗ XK của Việt Nam, ông Tô Xuân Phúc cũng cho rằng, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tích cực phối hợp với các hiệp hội gỗ và các bên liên quan trong việc xác định rủi ro, đưa ra các chế tài xử phạt đối với các công ty vi phạm. Các biện pháp và chế tài này cần được ưu tiên, tăng cường nhằm hạn chế các rủi ro trong luồng gỗ NK. Điều này đòi hỏi sự quan tâm sát sao từ các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật, đặc biệt là các cơ quan kiểm soát cửa khẩu.
Ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh: “Gian lận thương mại trong các mặt hàng NK là vấn đề rất lớn. Ngành gỗ đang đối mặt với rủi ro lớn. Các cơ quan quản lý, bao gồm cơ quan Hải quan, Công Thương, Nông nghiệp đã và đang có những biện pháp tích cực trong việc giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vẫn cần có những hợp tác chặt chẽ hơn trong tương lai”.
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics