Năng suất lao động cần được cải cách mạnh mẽ
Trong bối cảnh nhiều ngành kinh tế, trong đó có cả những ngành kinh tế mũi nhọn nhưng lại có NSLĐ thấp, nhiều ý kiến cho rằng để không thụt lùi so với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam cần có những cải cách mạnh mẽ hơn để cải thiện NSLĐ của các ngành kinh tế.
9 nhóm ngành đều thấp nhất trong khu vực
Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2018 với chủ đề “Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất” vừa được công bố cho thấy, NSLĐ bình quân của Việt Nam tăng từ 38,64 triệu đồng/lao động năm 2006 lên mức 60,73 triệu đồng/lao động năm 2017. Trong giai đoạn 2006-2012, tốc độ tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam giảm từ 4,05% (2006) xuống còn 3,06% (2012), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 3,29%/năm. Tuy nhiên, giai đoạn 2012-2017, NSLĐ bình quân của toàn nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ bình quân 5,3%/năm và tăng trưởng cao nhất vào năm 2015 với tốc độ 6,49%. Tính trung bình trong giai đoạn 2008-2016, các ngành kinh tế có NSLĐ ở mức cao là các ngành khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, khí, hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm, hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ, hoạt động kinh doanh bất động sản, cung cấp nước. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo có NSLĐ chưa cao và ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn nằm trong số các ngành có mức NSLĐ thấp nhất nền kinh tế.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), trên phương diện so sánh quốc tế, NSLĐ của Việt Nam được đặt trong mối tương quan với các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và ASEAN (Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Campuchia). Kết quả cho thấy, tới 2015, NSLĐ của 9 nhóm ngành của Việt Nam đều ở mức gần hoặc thấp nhất trong các nước kể trên. Đáng lo ngại là NSLĐ của Việt Nam thấp nhất trong các nước so sánh, kể cả Campuchia ở ba nhóm ngành gồm công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và ngành vận tải, kho bãi, truyền thông, là những nhóm ngành quan trọng, trụ cột của nền kinh tế. NSLĐ của Việt Nam xếp gần cuối, chỉ cao hơn Campuchia ở các nhóm ngành: Nông nghiệp, điện, nước, khí đốt, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa. Ngược lại, Việt Nam có NSLĐ cao hơn một số nước trong ba nhóm ngành: Khai mỏ và khai khoáng; tài chính, bất động sản và dịch vụ văn phòng; dịch vụ cộng đồng, xã hội, cá nhân. Theo Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2018, hiện NSLĐ của Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực, chỉ bằng khoảng 1/14 so với Singapore, 1/6 so với Malaysia và 1/3 so với Thái Lan.
Dưới góc độ NSLĐ khu vực DN, tại một hội thảo gần đây về NSLĐ, TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, khu vực DN có vai trò rất quan trọng trong nâng cao NSLĐ của toàn nền kinh tế nhưng chưa thực sự là động lực quyết định tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế. Qua tính toán từ kết quả Điều tra DN cho thấy, NSLĐ bình quân toàn bộ khu vực DN năm 2015 theo giá hiện hành đạt 254,6 triệu đồng/lao động, cao gấp 3,2 lần NSLĐ của toàn nền kinh tế nhưng tăng trưởng thấp hơn so với mức tăng NSLĐ chung.
Trong bối cảnh động lực tăng trưởng kinh tế vẫn chưa đến từ việc tăng NSLĐ, theo VEPR, nếu không có những biện pháp tổng thể giúp nâng cao NSLĐ trong tương lai gần, trong bối cảnh cơ cấu dân số vàng sắp đi qua, lợi thế về lao động giá rẻ cũng ngày càng mất đi do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam sẽ khó có thể duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay.
Năng suất lao động tăng không kịp lương
Không chỉ NSLĐ thấp ảnh hưởng tới chất lượng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, một bất cập khác được đề cập tới đó là tốc độ tăng lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng NSLĐ. VEPR khẳng định, điều này dẫn tới làm giảm mức tăng trưởng việc làm và giảm tỷ suất lợi nhuận của DN. Nói chung DN tư nhân có khuynh hướng cắt giảm lao động chính thức (có đóng bảo hiểm) để đối phó khi lương tối thiểu tăng. Đồng thời, có bằng chứng về hiện tượng cơ giới hóa ở các DN hoạt động trong các ngành chế tác thâm dụng lao động dưới sức ép tăng lương. Kết quả cho thấy, mặc dù các DN Việt Nam đạt được tăng trưởng năng suất tương đối cao trong nửa cuối những năm 2000, tốc độ tăng trưởng lương trung bình (6,7%) nhìn chung vượt quá tốc độ tăng năng suất lao động (5%) trong giai đoạn 2004-2015, đặc biệt sau năm 2009.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, nếu không có sự cải thiện vững chắc của năng suất thì nỗ lực tăng lương tối thiểu sẽ dần thủ tiêu sức cạnh tranh của nền kinh tế, dẫn tới thất nghiệp nhiều hơn. Do vậy, điều chỉnh lương tối thiểu cần được thực hiện phù hợp với tăng trưởng NSLĐ. TS. Nguyễn Bích Lâm cũng nhấn mạnh, tăng tiền lương chưa phản ánh tăng NSLĐ. Tiền lương tăng nhanh và cao hơn so với tăng NSLĐ chủ yếu do tác động của chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu.
Nhấn mạnh NSLĐ và việc làm là các yếu tố tác động đến tăng trưởng GDP và tăng trưởng GDP dựa trên tăng việc làm thường không cao, thiếu bền vững, trong khi tăng trưởng GDP theo hướng tăng NSLĐ tuy là một thách thức nhưng có tiềm năng để tạo ra tăng trưởng cao, bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, TS. Nguyễn Bích Lâm cho rằng: Chính phủ và các bộ, ngành cần xác định việc tạo lập và thực thi chính sách nhằm nâng cao NSLĐ là giải pháp quan trọng hàng đầu trong nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, đồng thời đề xuất Chính phủ sớm thành lập Ủy ban Năng suất Quốc gia, trong đó thiết lập một cơ quan thường trực, chuyên sâu về NSLĐ có nhiệm vụ phối hợp các động lực tăng năng suất quốc gia của Việt Nam. Đồng thời xây dựng và thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về nâng cao NSLĐ của Việt Nam với mục tiêu chung và cụ thể trong từng giai đoạn để NSLĐ của Việt Nam bắt kịp các nước trong khu vực.
Các chuyên gia cho rằng, để nâng cao NSLĐ, trước hết cần có chính sách đào tạo nâng cao tri thức, kỹ năng cho người lao động, đặc biệt là lao động trong nhóm ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo. Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích đổi mới, sáng tạo về cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, áp dụng công nghệ để nâng cao NSLĐ trong các ngành. “Nếu không muốn bị vượt qua bởi các quốc gia láng giềng như Campuchia về NSLĐ nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung, Việt Nam cần có những hành động mạnh mẽ hơn nhằm cải thiện NSLĐ của các ngành kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự dịch chuyển lao động diễn ra theo hướng có lợi cho tăng hiệu ứng dịch chuyển và hiệu ứng tương tác như tăng cường thu hút lao động vào ngành có NSLĐ cao và đang tăng trưởng. Bên cạnh đó, NSLĐ trong các nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ cần được chú trọng nâng cao, tạo động lực lâu dài cho sự phát triển của nền kinh tế”, PGS. TS Nguyễn Đức Thành nói.
Tin liên quan
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics