Một số quy định của Việt Nam đã vượt chuẩn cam kết trong CPTPP
Sửa đổi biểu thuế XNK ưu đãi thực hiện CPTPP | |
Sửa Luật Sở hữu trí tuệ phải bảo đảm phù hợp cam kết trong EVFTA, CPTPP | |
Xuất khẩu sang Mexico tăng trưởng hàng đầu trong khối CPTPP |
Hội thảo “Hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP – Đánh giá hiệu quả thực hiện và hàm ý chính sách”. |
Trong khuôn khổ Chương trình Australia Hỗ trợ Cải cách Kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, ngày 10/11, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM) đã tổ chức Hội thảo “Hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP – Đánh giá hiệu quả thực hiện và hàm ý chính sách”.
Tính đến nay, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực với Việt Nam được gần 3 năm. CPTPP là FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao đầu tiên mà Việt Nam từng tham gia, CPTPP có tác động trực tiếp tới nhiều chế định pháp luật nội địa của Việt Nam.
Do đó, theo các chuyên gia, khác với nhiều FTA trước đây, việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các quy định pháp luật nội địa nhằm bảo đảm tương thích với cam kết là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình thực thi hiệp định này.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI), qua rà soát, hiện có tổng cộng 11 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để thực thi các cam kết CPTPP có hiệu lực ngay và 4 văn bản đang được soạn thảo để chuẩn bị thực thi các cam kết CPTPP có hiệu lực theo lộ trình trong giai đoạn 2019-2021.
Đánh giá của VCCI cho rằng, 11 văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành để thực thi các cam kết CPTPP có hiệu lực ngay gồm 2 Luật, 2 Nghị định và 7 Thông tư, thực thi 63 nhóm cam kết CPTPP về thương mại hàng hóa, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, lao động... đều đảm bảo phù hợp với Hiến pháp Việt Nam, đúng thẩm quyền, trình tự, thể thức và cơ bản hài hòa, không mâu thuẫn với các quy định khác trong hệ thống pháp luật liên quan.
Cụ thể, bà Nguyễn Thị Thu Trang nhận định, xét về tính tương thích, phần lớn các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đều tương thích với cam kết CPTPP mà đã được “nội luật hóa”. Thậm chí một số quy định có nội dung vượt chuẩn cam kết, thực hiện ở mức cao hơn so với yêu cầu hoặc với lộ trình sớm hơn, chủ yếu liên quan tới quy trình đấu thầu gói thầu CPTPP. Chỉ có một trường hợp quy định chưa đủ để bảo đảm thực thi các cam kết CPTPP trên thực tế, do đó cần được điều chỉnh để đảm bảo tuân thủ.
Về thời điểm ban hành và có hiệu lực, tất cả các văn bản này đều bảo đảm hiệu lực thực thi từ 14/1/2019 theo đúng cam kết CPTPP. Hơn nữa, các văn bản đều được công khai dự thảo để lấy ý kiến của công chúng, nhưng đa số không kèm theo bất kỳ tài liệu giải thích hoặc giải trình nào nên gây khó khăn nhất định cho việc tìm hiểu và góp ý của các chủ thể liên quan.
Về tính khả thi, theo đại diện VCCI, mặc dù hầu như tất cả các văn bản đều được thiết kế hợp lý, rõ ràng, chặt chẽ, bảo đảm khả thi trên thực tế, nhưng vẫn gây ra một số vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai, nhất là liên quan tới các quy định về quy tắc xuất xứ, xác minh xuất xứ, đấu thầu quyền nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng.
Từ những nhận định như trên, các chuyên gia đều khuyến nghị cần phải nâng cao hiệu quả xây dựng pháp luật để tiếp tục thực thi CPTPP cũng như các FTA mới ký kết hoặc đã có hiệu lực của Việt Nam. Việc này cần được thực hiện một cách bao trùm hơn, có tính liên ngành, minh bạch và tham vấn đầy đủ với các đối tượng liên quan.
Đặc biệt, nhằm "nội luật hóa" cam kết, để bảo đảm quy định không chỉ tuân thủ đúng cam kết mà còn phù hợp nhất có thể với các lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan soạn thảo cần đặc biệt chú trọng hoạt động tham vấn doanh nghiệp và các đối tượng chịu tác động… Thông tin cung cấp cho doanh nghiệp nên bao gồm không chỉ dự thảo văn bản mà còn các tài liệu thuyết minh và giải trình, từ đó tăng hiệu quả thực chất của các ý kiến tham vấn.
Tin liên quan
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
23:44 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Đầu tư tác động đối mặt thách thức về pháp lý và nguồn vốn
20:19 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất cơ quan Thuế được linh hoạt áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
07:50 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics