Sửa Luật Sở hữu trí tuệ phải bảo đảm phù hợp cam kết trong EVFTA, CPTPP
Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ đảm bảo tương thích với cam kết quốc tế | |
Tiếp nhận 158 đơn đề nghị bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ | |
Rất ít doanh nghiệp hiểu đúng về sở hữu trí tuệ |
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ |
Rà soát thời điểm có hiệu lực một số quy định
Chiều nay, 21/10/2021, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo đó, Uỷ ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi Luật. Về cơ bản, nội dung của dự thảo Luật đã đáp ứng cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Tuy nhiên, Uỷ ban Pháp luật đề nghị rà soát quy định của dự thảo Luật về chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu được bảo hộ đã trở thành tên gọi thông thường; thực hiện cơ chế đầy đủ và hiệu quả để đền bù cho chủ sở hữu sáng chế vì việc giảm thời hạn bảo hộ hữu hiệu của bằng sáng chế do sự chậm trễ bất hợp lý trong việc cấp phép lưu hành để tương thích với Hiệp định EVFTA.
Đồng thời, Uỷ ban Pháp luật đề nghị rà soát, chỉnh lý về thời điểm có hiệu lực của một số quy định trong dự thảo Luật để phù hợp hơn với cam kết trong EVFTA và CPTPP.
Về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, Uỷ ban Pháp luật cơ bản nhất trí với phương án quy định về việc giao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn.
Tổ chức chủ trì có quyền sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí khi được cấp văn bằng bảo hộ, trừ các đối tượng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh vẫn do các cơ quan nhà nước thực hiện đăng ký.
Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật đề nghị cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương án này theo hướng bổ sung, làm rõ “cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả” để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Chỉnh lý lại quy định về kiểm soát an ninh
Về các nội dung cụ thể, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, nội dung sửa đổi về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại các điều 72, 73 và 74 chưa bảo đảm tính cụ thể, đồng bộ và khả thi.
Uỷ ban Pháp luật đề nghị dự thảo Luật cần có các quy định đặc thù để điều chỉnh loại nhãn hiệu này nhằm bảo đảm hiệu lực thực thi trên thực tế. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng của dự thảo Luật còn mang tính chất tùy nghi, chưa bảo đảm rõ ràng, đề nghị biên tập lại nội dung này trong dự thảo Luật.
“Việc dự thảo Luật chỉ kiểm soát an ninh đối với sáng chế “tạo ra toàn bộ ở Việt Nam” mà không áp dụng với sáng chế “được tạo ra một phần tại Việt Nam” là chưa bảo đảm chặt chẽ, dễ bị lợi dụng để tránh việc kiểm soát an ninh, vì vậy, đề nghị chỉnh lý lại quy định này”, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Uỷ ban Pháp luật cũng đánh giá, quy định về văn bằng bảo hộ còn chung chung, chưa thể hiện rõ thông tin về tình trạng kỹ thuật của đối tượng được bảo hộ (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp).
Do đó, Uỷ ban Pháp luật đề nghị sửa đổi theo hướng văn bằng bảo hộ ghi nhận thông tin cơ bản về tình trạng kỹ thuật của đối tượng được bảo hộ, bảo đảm tính minh bạch, đầy đủ về thông tin sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân xác định phạm vi bảo hộ khi xảy ra tranh chấp, xung đột quyền sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, Uỷ ban Pháp luật cũng đề nghị có đánh giá tác động kỹ lưỡng hơn, giải trình làm rõ sự cần thiết và tính hợp lý, khả thi của việc dự thảo Luật đã bỏ quy định của luật hiện hành về việc đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp và các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp, với lý do có sự chồng chéo với chức năng tư vấn của luật sư, mâu thuẫn với Luật Luật sư.
Theo Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tại phiên họp Quốc hội chiều nay, 21/10/2021, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 92 điều (trong đó bổ sung 12 điều, sửa đổi 80 điều) và bãi bỏ 2 điều, nâng tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi lên 232 điều, thuộc 7 nhóm chính sách đã được thông qua. Điển hình như chính sách bảo đảm quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan; chính sách khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra từ ngân sách nhà nước… |
Tin liên quan
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội làm việc với Cục Hải quan TPHCM
21:12 | 05/12/2024 Hải quan
Phê chuẩn đề nghị của Chánh án Toà án Nhân dân tối cao về cục, vụ, cơ quan báo chí
14:48 | 05/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics