Mối liên quan giữa El Nino và tình trạng khói mù
“Cuộc chiến” chống khói mù của ASEAN Tạo động lực mới cho quan hệ ASEAN và Liên minh châu Âu El Nino và biến đổi khí hậu dẫn tới thời tiết cực đoan Hơn 25.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả do El Nino |
Khói mù ô nhiễm dày đặc tại Chiang Mai, Thái Lan |
Tính đến năm 2015, hiện tượng El Nino đã xảy ra ở Malaysia trong 12 lần, đợt đầu tiên vào khoảng năm 1951-1952 và đợt gây ra tác hại nghiêm trọng nhất xảy ra vào năm 1997-1998, với nhiệt độ cao nhất được ghi nhận lên tới 40,1 độ C vào ngày 9/4/1998. Đến nay, chất lượng không khí tại Malaysia giảm xuống tới mức cảnh báo là không tốt cho sức khỏe ở một số khu vực, đồng thời thông tin về tình trạng khói mù xuyên biên giới đã xảy ra ở nhiều nơi khác nhau như Myanmar, Thái Lan và Lào.
Nhiều khả năng hiện tượng El Nino sẽ quay trở lại vào cuối mùa Hè này ở khu vực Bắc Bán cầu và phát triển mạnh nhất vào cuối năm 2023. Những thay đổi về khí hậu và sự quay trở lại của hiện tượng El Nino có thể tạo ra một “kỷ lục” về nhiệt độ trung bình mới vào năm 2023 hoặc 2024.
Giảng viên cao cấp Khoa Khoa học Trái Đất và Môi trường của Đại học Kebangsaan Malaysia Mohd Shahrul Mohd Nadzir cho biết hiện tượng El Nino khiến tốc độ gió thay đổi, di chuyển về phía Tây dọc theo đường xích đạo, gây ra hiện tượng nhiệt độ nước biển tăng lên. El Nino cũng khiến lượng mưa ở một số khu vực Đông Nam Á suy giảm. Tình trạng khô hạn gia tăng tạo điều kiện thích hợp cho sự bùng phát của các đám cháy, từ đó giải phóng một số lượng lớn khói và chất ô nhiễm vào bầu khí quyền, gây ra tình trạng khói mù.
Ông Shahrul cho hay những thay đổi trong hoàn lưu khí quyển có thể dẫn tới thay đổi về gió, khiến khói và các chất ô nhiễm có thể di chuyển ra xa. Ông nhấn mạnh: “Sự kết hợp giữa điều kiện khí hậu khô hạn, cháy rừng và việc giải phóng các chất ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau có thể dẫn đến tăng mật độ các hạt vật chất trong không khí, như bụi mịn. Những hạt này góp phần tạo ra khói mù, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, dẫn đến vấn đề hô hấp và gây ra những tác động xấu đến sức khỏe khác”. Mặc dù El Nino có thể gây ra tình trạng khói mù, song các yếu tố khác như việc sử dụng đất, canh tác nông nghiệp, đốt rừng bất hợp pháp cũng đóng vai trò quan trọng gây ra tình trạng khói mù.
Để giải quyết tình trạng khói mù xuyên biên giới, các quốc gia thành viên ASEAN đã ký Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (AATHP) vào ngày 10/6/2002 tại Kuala Lumpur, sau khi xảy ra các vụ cháy rừng nghiêm trọng từ năm 1997-1998. Thỏa thuận nhằm ngăn ngừa, giám sát và giảm thiểu các vụ cháy rừng, đồng thời kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới thông qua nỗ lực phối hợp giữa tất cả các quốc gia ở trong và ngoài khu vực.
Đạo luật ngăn chặn ô nhiễm khói mù xuyên biên giới của Singapore có hiệu lực từ ngày 25/9/2014, nhằm ngăn chặn các công ty hoặc tổ chức bên ngoài lãnh thổ thực hiện các hoạt động góp phần gây ra tình trạng khói mù xuyên biên giới. Vào năm 2019, Chính phủ Malaysia đã soạn thảo và trình Quốc hội đạo luật tương tự, song đã bị hủy bỏ sau khi thay đổi Chính phủ.
Ông Shahrul cho biết thêm để khắc phục tình trạng khói mù, không chỉ cần tăng cường thực thi pháp luật, quy định về môi trường mà còn nỗ lực nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với vấn đề ô nhiễm không khí. Ngoài ra, cần tăng cường mạng lưới cảm biến chất lượng không khí mới, thay cho các hệ thống cũ nhằm cung cấp thông tin mang tính toàn diện, cụ thể hơn về mức độ ô nhiễm không khí, từ đó góp phần thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động giảm ô nhiễm không khí. Những cảm biến này thường nhỏ, dễ cài đặt và có thể di động, giúp tăng cường khả năng triển khai tại các khu vực mà có cơ sở hạ tầng theo dõi chất lượng không khí còn hạn chế.
Tin liên quan
ASEAN thúc đẩy kết nối và tự cường
15:20 | 13/10/2024 Nhìn ra thế giới
RCEP - Cơ hội vàng để nâng cao vị thế ASEAN
08:00 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
Những cách tiếp cận độc đáo để giám sát tiền điện tử tại Đông Nam Á
15:25 | 07/08/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK