“Cuộc chiến” chống khói mù của ASEAN
Khói mù khiến các nước Đông Nam Á bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng |
Sau vài năm bầu trời tương đối quang đãng, các vụ cháy đất và cháy rừng gần đây đã khiến khói mù quay trở lại, đúng thời kỳ đại dịch Covid-19 được kiểm soát. Tháng 4 vừa qua, Chiang Mai (Thái Lan) đã trở thành thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới trong nhiều ngày, làm giảm nguồn thu trong mùa du lịch lễ hội. Du lịch tại các di sản thế giới như Bagan ở Myanmar và Luang Prabang ở Lào cũng bị ảnh hưởng.
Đốt rừng sau khi khai thác để trồng trọt là một tập quán truyền thống ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mô hình sử dụng đất đã thay đổi. Việc tăng cường sử dụng đất canh tác nông nghiệp để trồng cây công nghiệp và đồn điền đã tạo ra ô nhiễm khói mù độc hại trên diện rộng, thậm chí là xuyên biên giới. Ở khu vực phía Bắc của Đông Nam Á, thiệt hại cả về kinh tế, xã hội và môi trường do khói mù và hỏa hoạn xuyên biên giới ước tính vượt hơn 9 tỷ USD, đồng thời thải ra khoảng 1-2 tỷ tấn carbon vào môi trường, khiến khí quyển càng trở nên nóng hơn. Các đợt khói mù gần nhất đã khiến Singapore thiệt hại tổng cộng 1,3 tỷ USD, trong khi ở Indonesia là khoảng 16,1 tỷ USD.
Để chống khói mù, ASEAN có các cơ chế hợp tác như Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (AATHP), được ký kết hồi tháng 6/2002 và có hiệu lực vào tháng 11/2003. Tuy nhiên, đến nay, Trung tâm Điều phối ASEAN về Kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (ACC-THPC) - sẽ đóng vai trò là người hỗ trợ và điều phối cho các bên của AATHP- vẫn chưa được thành lập và Ban Thư ký ASEAN do đó đã đóng vai trò là ACC-THPC tạm thời trong hai thập kỷ qua.
Bên cạnh đó, ASEAN đã giao trách nhiệm giải quyết các vấn đề khói mù cho các Bộ trưởng Môi trường của các quốc gia thành viên, trong khi khói mù thực sự biểu hiện như một vấn đề môi trường, nguồn gốc của các đám cháy là ở các vùng đất nông nghiệp và rừng. Điều này đòi hỏi sự tham gia nhiều hơn của các Bộ trưởng Nông/Lâm nghiệp, những cơ quan thuộc trụ cột Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Việc thực thi nghiêm ngặt hơn các quy định cũng sẽ mang lại nhiều thành công hơn trong việc ngăn chặn hỏa hoạn - điều này liên quan các Bộ trưởng Tư pháp và/hoặc Luật pháp, thuộc trụ cột Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN. Do đó, cần có sự phối hợp giữa các trụ cột để xử lý khói mù nhằm phù hợp với tính chất liên ngành của vấn đề.
Khói mù là thảm họa, khi có nhiều bằng chứng cho thấy tác hại từ chất lượng không khí xấu đối với sức khỏe và hạnh phúc của con người. Đây là một yếu tố gây các bệnh truyền nhiễm liên quan virus và đại dịch làm tê liệt xã hội và ngành công nghiệp của khu vực trong thời gian gần đây. Xử lý đám cháy và khói mù là một nhiệm vụ khó khăn. Các chuyên gia cho rằng ASEAN phải thể hiện sự khéo léo và linh hoạt để tạo ra sự khác biệt thực sự nhằm đảm bảo phúc lợi của người dân. ASEAN gần đây đã thành lập Nhóm công tác về quyền môi trường với mục đích “phát triển một khuôn khổ khu vực về quyền môi trường”. Bên cạnh đó, ít nhất 10 đối tác bên ngoài của ASEAN và Liên hợp quốc gần đây đã xác định khói mù xuyên biên giới là lĩnh vực hợp tác ưu tiên, giờ đây là thời điểm then chốt để giải quyết thách thức này.
Tin liên quan
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics