Lo tiêu cực, Bộ Tài chính kiến nghị không hồi tố khi sửa Nghị định 20
![]() |
Bộ Tài chính cho rằng, việc thực hiện hồi tố có thể sẽ tạo cơ chế xin cho, gây khó khăn cho công tác quản lý. ảnh TL. |
Tiếp thu ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp sau gần 3 năm áp dụng Nghị định 20/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định theo hướng tăng khống chế chi phí lãi vay lên 30% thay vì mức 20% như hiện nay. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay của doanh nghiệp được tính theo lãi vay thuần (là chi phí lãi vay trừ doanh thu từ lãi vay).
Nội dung sửa đổi tại dự thảo sẽ áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2019 trở đi và sẽ không được áp dụng từ kỳ tính thuế 2017 đến nay (thời điểm Nghị định 20 có hiệu lực).
Báo cáo với Chính phủ về việc chính sách hồi tố năm 2017 và 2018, Bộ Tài chính cho rằng, việc thực hiện hồi tố có thể sẽ tạo cơ chế xin cho, gây khó khăn cho công tác quản lý.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, theo quy định tại khoản 1 Điều 152 Luật ban hành văn bản pháp luật được quy định như sau: “Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước”.
Bộ Tài chính cho rằng dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 3 Điều 8 chỉ điều chỉnh đối với một nhóm đối tượng có chi phí lãi vay vượt quá mức khống chế, không phải là lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, việc áp dụng hồi tố cần được cân nhắc.
Cũng theo Bộ Tài chính, về mặt bằng chính sách quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 hiện hành có khác so với mặt bằng dự thảo Nghị định, không chỉ có nội dung điều chỉnh mức khống chế từ 20% lên 30% mà còn cho phép tính lãi thuần (chi phí lãi trừ đi lãi liền gửi, lãi cho vay), đồng thời lại cho chuyển chi phí lãi vay sang kỳ tính thuế tiếp theo trong 5 năm liên tục. Vì thế, nếu tính lại theo mặt bằng dự thảo Nghị định thì phải bồi hoàn cho người nộp thuế. Có trường hợp số thu ngân sách nhà nước thấp hơn số bồi hoàn.
Một lý do khác mà Bộ Tài chính đưa ra đó là các khoản thu năm 2017, 2019 đã được đưa vào quyết toán ngân sách nhà nước, Kiểm toán Nhà nước đã xác nhận, nay nếu tính lại thì phải sử dụng ngân sách nhà nước để hoàn thuế.
Trong khi đó, dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 mà Quốc hội phê duyệt không có khoản này.
Theo đánh giá sơ bộ của Tổng cục Thuế, đối với các doanh nghiệp đã tuân thủ kê khai, năm 2017 số chi phí lãi vay được trừ tăng 10.336 tỷ đồng (tương đương số thuế thu nhập doanh nghiệp phải hoàn là 2.067 tỷ đồng). Tương tự, năm 2018 số chi phí lãi vay được trừ tăng lên 14.041 tỷ đồng (tương đương số thuế thu nhập doanh nghiệp phải hoàn là 2.808 tỷ đồng). Số liệu này chưa bao gồm số tiền lãi tương ứng tiền chậm nộp từng kỳ quyết toán đến nay và không bao gồm các doanh nghiệp cố tình không tuân thủ kê khai chi phí lãi vay và số thuế phải nộp chỉ được phát hiện, truy thu qua thanh tra kiểm tra trong thời gian tới.
Bộ Tài chính khẳng định, với tổng số kinh phí phải hoàn trả hơn 4.875 tỷ đồng, hiện chưa có nguồn để thanh toán.
Hiện nay, có ý kiến cho rằng đây là số thuế nộp thừa nên có thể hoàn trả doanh nghiệp bằng cách khấu trừ vào tiền thuế nộp năm tiếp theo. Tuy nhiên, chiếu theo quy định tại Điều 37, 40, 47 của Luật Quản lý thuế, số thuế nộp thừa là số thuế cơ quan Thuế ấn định thừa hoặc số thuế doanh nghiệp bị tính thừa chứ không phải số thuế tăng do thay đổi chính sách. Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng không vận dụng được quy định hoàn thừa trong trường hợp này nếu có áp dụng hồi tố và sẽ tạo cơ chế không minh bạch, rõ ràng và gây khó khăn cho công tác quản lý thuế, quản lý cán bộ của ngành Thuế.
Ngoài ra, theo Bộ Tài chính, công tác quản lý thuế đối với giao dịch liên kết được thực hiện trong tất cả các đơn vị trong ngành Thuế (từ Tổng cục Thuế đến các Cục, Chi cục thuế). Trường hợp hồi tố đối tượng được hoàn thuế lên đến hàng nghìn doanh nghiệp bởi theo số liệu thống kê các doanh nghiệp đã kê khai, năm 2017 là 1.034 doanh nghiệp và năm 2018 là 1.093 doanh nghiệp). Do đó Bộ Tài chính cho rằng có thể sẽ tạo cơ chế phức tạp trong quy trình quản lý và không lọai trừ khả năng sẽ phát sinh tiêu cực trong quá trình thực hiện.
Qua rà soát Luật Thanh tra, Bộ Tài chính thấy rằng đối với các doanh nghiệp ngành Thuế đã xử lý truy thu qua thanh tra, kiểm tra nếu cho điều chỉnh kê khai xác định kê khai chi phí lãi vay được trừ theo phương án hồi tố thì việc kiểm soát số liệu kê khai lại số thuế sẽ chủ yếu phụ thuộc vào tính tự giác tuân thủ của doanh nghiệp.
Cùng với đó, việc kiểm soát chính xác số liệu kê khai lại sẽ gặp nhiều khó khăn vì nếu muốn xác định chính xác số thuế thì cần phải tổ chức kiểm tra nội dung điều chỉnh kê khai tại trụ sở doanh nghiệp nhưng cơ quan Thuế chỉ được tiến hành thanh tra lại khi người ký kết luận thanh tra phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật cụ thể trong tiến hành hoạt động thanh tra hoặc cơ quan, người có thẩm quyền khác phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng làm sai lệch bản chất vụ việc.
Hơn nữa, Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2020 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu không thanh tra, kiểm tra quá 1 lần/năm đối với doanh nghiệp.
Mặt khác, Bộ Tài chính cho rằng việc hồi tố sẽ dẫn đến thủ tục phải hoàn thuế cho hàng nghìn doanh nghiệp, nếu không xác định được số thuế phải nộp, số thuế phải hoàn qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán sẽ dẫn đến tiêu cực.
Vì những lý do đã nêu trên, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định không cho hồi tố.
Tin liên quan

Đề xuất gộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm trùng lặp thủ tục
15:57 | 07/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí
21:12 | 03/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp
16:12 | 02/07/2025 Diễn đàn

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan
13:59 | 08/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19
09:15 | 08/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe
08:54 | 08/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Công bố một số thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh
08:15 | 08/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá
19:46 | 07/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hải quan triển khai nội dung về thực hiện điều chỉnh tổ chức bộ máy từ ngày 1/7/2025
07:52 | 07/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
07:47 | 07/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai
09:24 | 04/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu
08:31 | 04/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan
08:26 | 04/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất
08:00 | 04/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới
20:00 | 03/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Khô dầu hạt cải là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện
15:09 | 03/07/2025 Chính sách thuế, hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Địa chỉ, trụ sở và số điện thoại của Thuế Hà Nội và 25 Thuế cơ sở trực thuộc

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng

Du lịch Việt Nam trước thời cơ vàng để cán mốc doanh thu "triệu tỷ đồng"

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Bột ngọt nhập khẩu: tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá đến 2030

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Điều hành thị trường tiền tệ chủ động, linh hoạt
